Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Khả năng ký sinh nội bào docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.9 KB, 7 trang )


Khả năng ký sinh
nội bào



Vi khuẩn gây bệnh đã tiến hóa và
phát triển nhưng cơ chế để sống sót
và nhân lên bên trong tế bào vật
chủ sau khi xâm nhập. Các tế bào
vật chủ có thể chứa đựng vi khuẩn
nội bào gồm các tế bào không có
chức năng thực bào (như các tế bào
biểu mô và tế bào nội mô) và cả
thực bào chuyên nghiệp như đại
thực bào và bạch cầu trung tính.
Khả năng sống sót và nhân lên
được bên trong các thực bào
chuyên nghiệp là điều đáng ngạc
nhiên bởi các tế bào được trang bị
các vũ khí có sức công phá mạnh
mẽ để tiêu diệt vi khuẩn bị nuốt
vào. Các cơ chế tiêu diệt mầm bệnh
này bao gồm sự sản xuất các chất
trung gian có khả năng ôxy hóa,
độ pH thấp bên trong các không
bào chứa vi khuẩn và sự hoạt hóa
các enzyme tiêu hủy protein.
Thường có ba nơi đồn trú mà vi
khuẩn sử dụng để ẩn nấp bên trong
tế bào. Các vị trí này bao gồm:


 Bên trong các không bào tiêu
thể-thực bào thể (lysophagosome)
có khả năng thủy phân và có tính
acid,
 Bên trong các không bào chưa
hòa màng với tiêu thể, và
 Bên trong dịch bào tương.
Coxiella burnetti là một ví dụ về
khả năng vi khuẩn sống bên trong
các môi trường độc của không bào
tiêu thể-thực bào thể. Chính độ pH
thấp là điều kiện cần thiết để tác
nhân này tăng sinh. Các
chủng Mycobacterium, Salmonella,
Legionella
pneumophila và Chlamydia
trachomatis thuộc nhóm cư trú bên
trong các không bào chưa hòa
màng với tiêu thể. Các không bào
bị các vi khuẩn này chiếm cứ được
xem là được "đặc biệt hóa" hoặc
được "tái cấu trúc" vì về mặt hình
thể chúng thường khác biệt với các
không bào khác trong tế bào và
chứa các marker bề mặt đặc
trưng. Shigella flexneri, L
monocytogenes và Rickettsia
rickettsii là những tác nhân gây
bệnh sống trong dịch bào tương.
Các vi khuẩn này có cùng chung

một chiến lược dùng enzyme phá
hủy các không bào lân cận và phát
tán nội bào thông qua sử dụng các
khung nâng đỡ của tế bào.
Các vi khuẩn ký sinh nội bào có thể
nhân lên và lan tràn đến các tế bào
khác trong vùng nhiễm trùng hoặc
có thể đi xa
hơn. Chlamydia và Rickettsia ly
giải màng tế bào vật chủ, phóng
thích các tế vi khuẩn gây nhiễm
trùng, các vi khuẩn này sẽ bám và
xâm nhập các tế bào lân cận. Ngoài
tác động làm ly giải tế bào vật
chủ, Shigella và Listeria còn sử
dụng một con đường lan truyền từ
tế bào đến tế bào thông qua việc
truyền trực tiếp một phần cấu trúc
tế bào nhiễm bệnh cho tế bào lành
lân cận. Các tế bào nhiễm vi khuẩn
này tạo ra các phần lồi vào tế bào
lành, sau đó phần lồi này sẽ hòa
màng với tế bào lành và tạo nên các
không bào chứa vi khuẩn bên trong
tế bào lành. Các vi khuẩn ký sinh
trong đại thực bào và bạch cầu
trung tính cũng có khả năng sử
dụng các thực bào này như là các
phương tiện chuyên chở để gây
nhiễm trùng toàn thân thông qua hệ

thống máu và bạch
huyết. Salmonella typhi, các
chủng Yersinia và Brucella được
xem là có khả năng di chuyển giữa
các tổ chức theo phương thức này.
Các vi khuẩn nội bào gây nên
những vấn đề nghiêm trọng trong
một số bệnh lý nhiễm trùng. Một số
tác nhân nhiễm trùng nội bào có thể
tồn tại hàng năm trời và cần phải sử
dụng một liệu pháp kháng sinh rất
mạnh mẽ. Nhiễm trực
khuẩn lao Mycobacterium
tuberculosis là ví dụ điển hình nhất.
Trọng tâm của các nghiên cứu hiện
tại là nhận diện và xác định đặc
trưng của các yếu tố độc lực mà vi
khuẩn ký sinh nội bào sử dụng để
chiếm lĩnh nơi ẩn nấu khó tiếp cận
này.

×