Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hành vi tự gây tổn thương ở trẻ vị thành niên pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.95 KB, 5 trang )

Hành vi tự gây tổn thương ở
trẻ vị thành niên

Vài tình huống lâm
sàng

- Một trẻ gái 13 tuổi,
tự cắt da cánh tay bằng
kéo vì buồn bực gia đình
không để trẻ tự do chơi
với bạn và ganh tị với
anh vì cho rằng mẹ thương anh hơn. Khi được hỏi trẻ
có cảm thấy đau khi tự cắt như vậy, thì trẻ trả lời:
”Không, con cảm thấy thích thú và giảm được nỗi
buồn”. Trẻ này đã tự cắt da 20 lần trước khi đến Đơn
vị Tâm lý, Bệnh viện Nhi Đồng 1 với những vết sẹo
trên cánh tay. Trẻ có một người bạn tự cắt da mông
để không ai thấy vết sẹo.

Hãy giúp cho trẻ có một cuộc
sống tươi vui hài hòa

- Một trẻ gái 12 tuổi bắt đầu có kinh nguyệt , cảm
thấy lo lắng và giận dữ. Vài tháng sau, trẻ âm thầm
cào xước da đùi và ngực bằng móng tay hoặc đầu
bút đến chảy máu mỗi khi gia đình bình luận về sự
phát triển thể chất của trẻ hoặc khi trẻ có kinh nguyệt.

- Một trẻ trai 17 tuổi phải theo gia đình đổi nhà và
đổi trường khi cha được thăng quan tiến chức. Trẻ
gọi cha mẹ là những người “nghiện làm việc” giống


như người nghiện rượu và thường để trẻ ở nhà một
mình trong căn nhà mới. Để “cảm thấy dễ chịu hơn và
giảm căng thẳng thần kinh”, trẻ dùng dao cạo râu để
cắt cánh tay cho đến khi cánh tay bị nhiễm trùng.

Tại sao trẻ vị thành niên tự gây tổn thương cho
mình?

Hành vi bạo lực này đang có chiều hướng gia tăng
trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Ở Hoa Kỳ, người
ta ước tính có 1-2 triệu người cố ý gây bầm tím, cắt,
đốt, cào xước nhiều phần trên cơ thể. Hành vi này
được lặp đi lặp lại nhiều lần khi trẻ bị căng thẳng, lo
âu, giận dữ. Trẻ có thể dùng dao cạo, kéo, điếu thuốc
lá, cái bật lửa, diêm quẹt, kẹp giấy, nắp viết, móng
tay, đồ bấm móng tay để tự gây tổn thương trên cơ
thể.

Khi có hành vi bạo lực như thế, trẻ vị thành niên
cho rằng đó là hành vi can đảm, kỳ dị, điên cuồng,
nhưng trẻ không thể ngưng thực hiện hành vi ấy.
Thường xảy ra ở những trẻ trầm cảm, lo âu và bị áp
đảo. Tự gây bạo lực với bản thân là một cách để trẻ
tự xoa dịu và tăng cảm giác mạnh bạo . Hành vi này
có thể kèm theo một số hành vi khác như: lái xe một
cách liều lĩnh, ăn cắp ở các cửa hàng, quan hệ tình
dục không an toàn, lạm dụng chất gây nghiện và rối
loạn ăn uống.

Hành vi này thường xảy ra ở trẻ sống trong môi

trường không an toàn cho sự phát triển của trẻ như:
cha mẹ không quan tâm chăm sóc trẻ, thiếu giao tiếp
giữa cha mẹ và con cái, cha nghiện rượu, bệnh tâm
thần không được điều trị, căng thẳng về tài chánh,
bạo lực trong gia đình. Trẻ thiếu sự hướng dẫn và
năng đỡ của cha mẹ nên tìm cách tự trấn an bằng
hành vi tự gây tổn thương. Cơ thể đáp ứng với tổn
thương bằng cách bài tiết chất endorphin (có tác
dụng giống như xì ke) làm cho trẻ cảm thấy “phê” như
khi hút xì ke.

Trẻ có thể được điều trị như thế nào?

· Điều trị bằng tâm lý: chuyên viên tâm lý tìm cách
nâng đỡ trẻ mà không phê phán, chỉ trích và tìm hiểu
nguyên nhân sâu xa của hành vi này qua cách giao
tiếp với trẻ và đề nghị những phương pháp để trẻ tự
trấn an như: viết nhật ký, vẽ, tập thể dục hoặc ngồi
thiền. Đồng thời, chuyên viên tâm lý cũng thảo luận
với cha mẹ về cách giáo dục một trẻ ở tuổi vị thành
niên: không quá bao bọc, đồng thời không bỏ rơi trẻ
một mình.

· Điều trị tâm thần: nếu trẻ có dấu hiệu trầm cảm
hoặc lo âu, thì bác sĩ tâm thần có thể điều trị cho trẻ
bằng thuốc chống trầm cảm hoặc chống lo âu.

Tuổi vị thành niên trải qua nhiều thách thức: muốn
sống tự lập, tự khẳng định nhân thân, thay đổi tâm
sinh lý của tuổi dậy thì, áp lực nặng nề của xã hội.

Môi trường lành mạnh trong gia đình, với sự quan
tâm đúng mức của cha mẹ đối với trẻ sẽ giúp trẻ vượt
qua những thách thức trên và lớn lên một cách hài
hòa, vui tươi.

×