Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chơi với con sẽ giúp trẻ tăng IQHãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày và nhiều potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.98 KB, 5 trang )

Chơi với con sẽ giúp trẻ tăng IQ

Hãy dành ít nhất 30 phút
mỗi ngày và nhiều hơn thế
để chơi cùng con, chơi thực
sự hứng thú, say sưa. Nhờ
đó, bạn có thể giúp trẻ tăng
chỉ số IQ đến 10 điểm.
Bạn sẽ học được rất nhiều thứ
về đứa con cũng như về chính
bản thân khi chơi cùng trẻ.
Khoảng thời gian đó đem lại
cho bé thông điệp: “Mẹ luôn
sẵn sàng dành thời gian cho
con vì con là người mẹ vô cùng yêu quý”. Ai cũng biết chơi
là hoạt động chủ đạo ở tuổi mầm non, trẻ em học qua trò
chơi, nhưng không phải ai cũng biết cách chơi cùng để giúp
trẻ phát triển trí tuệ.
Học cách chơi với con



Bạn luôn cảm thấy thiếu thời gian để chơi với trẻ nhưng lại
sẵn sàng ngồi hàng giờ trước TV? Bạn nghĩ mình đang lãng
phí thời gian nếu ngồi chơi xếp hình với con trong khi lẽ ra
có thể làm được nhiều việc khác? Thực ra chơi cùng con là
cách đầu tư tốt nhất cho sự phát triển trí tuệ trẻ.
Thời gian cha mẹ dành để chơi cùng con tỷ lệ thuận với sự
phát triển trí tuệ. Khi đó, bạn sẽ giúp bé cải thiện hành vi
nhờ đạt thành tích và cảm nhận được tầm quan trọng của
bản thân. Đó là cách tốt nhất hình thành sự tự tin.


Bạn không cần chơi với con suốt cả ngày và con bạn cũng
không muốn chơi với bố mẹ nhiều thế đâu. Tuy nhiên, bạn
càng sớm thể hiện cho bé biết mình thích thú khi chơi với
bé bao nhiêu thì bé cũng sẽ thích thú chơi cùng bạn bấy
nhiêu khi lớn dần lên.
Chơi với con có ích cho cả bố mẹ
Đó là khoảng thời gian bạn tách mình ra khỏi những toan
tính công việc, những lo âu, stress… và chỉ dành sự chú ý
cho một thiên thần bé bỏng - người có thể dạy cho bạn cách
thư giãn, cảm nhận tình yêu thương Thông qua các trò
chơi, bạn hiểu được tính cách của con mình và khả năng
của trẻ trong mỗi giai đoạn.
Trẻ thường bộc lộ rõ hơn bản thân cho cha mẹ thấy qua các
trò chơi. Thông qua việc chơi cùng nhau, mối quan hệ của
cha mẹ và con cái ngày càng được thắt chặt hơn. Thời gian
chơi với con giúp cha mẹ đặt mình vào vị trí của trẻ, hiểu
được cái nhìn và cách suy nghĩ của trẻ.
Hãy để trẻ khởi xướng
Một nguyên tắc tối quan trọng mà các bậc cha mẹ cần ghi
nhớ là: Bất kỳ hoạt động nào do bé khởi xướng cũng sẽ thu
hút bé lâu hơn so với hoạt động do người lớn gợi ý. Khi bé
chọn chơi gì thì bé sẽ học được nhiều điều hơn từ trò chơi
ấy. Các trò chơi do bé khởi xướng cũng góp phần nâng cao
giá trị bản thân cho bé.
Có thể bạn sẽ than thầm: "Ôi không, lại là trò xếp hình cũ
rích” hoặc “chúng ta đã đọc chuyện con mèo trong chiếc
mũ mấy chục lần rồi”. Đó chính là thử thách của việc làm
cha mẹ. Bạn sẽ cảm thấy chán câu chuyện đó từ rất lâu
trước khi con bạn chán. Đó là vì người lớn quá chú trọng
vào kết quả, vào tính mục đích. Còn bé tập trung vào chi

tiết nên luôn phát hiện ra nhiều điều mới lạ qua mỗi lần
chơi, cảm thấy hứng thú với chính quá trình chơi mà ít
quan tâm đến kết quả. Trí tuệ phát triển từ chính những
khám phá mới qua mỗi lần chơi, từ sự tương tác với người
cùng chơi, từ hứng thú với chính quá trình chơi.
Bạn có thể dựa theo sở thích của chính trẻ để gợi ý tổ chức
lại cách chơi ngầm đưa ra những tình huống, lồng vào đó
những nhiệm vụ để trẻ tập trung chú ý, học cách quan sát,
ghi nhớ, suy nghĩ, lý giải…, nhờ đó kích hoạt tư duy sáng
tạo. Chẳng hạn, nếu trẻ thích vẽ, thay vì để trẻ tự vẽ, tô màu
tuỳ hứng, bạn vẽ cho trẻ một cái thân và cái đầu con sâu,
sau đó yêu cầu bé thêm các chi tiết thành con sâu có 5 mắt,
5 chân, trên mình có các chấm tròn màu vàng rồi cùng bé
thảo luận về những đặc điểm của con sâu kỳ lạ đó.
Nếu bạn muốn trẻ chơi một trò khác thì tốt nhất không nên
nói "thôi không chơi trò này nữa" mà tìm cách thay đổi như
thể trò chơi cũ vẫn đang tiếp tục. Ví dụ, bạn có thể dừng
câu chuyện đang đọc lại và hỏi: “Con sẽ làm gì nếu chú
mèo này ra khỏi mũ và đi ra ngoài chơi?” hoặc “Chúng ta
hãy cùng nhau nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra nếu…?”.
Giúp con bạn cảm thấy bé thật đặc biệt
Trong quá trình chơi với con, hãy dành sự chú ý của mình
vào bé. Nếu bạn ngồi chơi với con mà tâm trí còn mải lo
lắng đến công việc thì bé sẽ cảm nhận được và sẽ không có
ai thu được lợi ích từ trò chơi cả. Điều tệ hơn là bé sẽ
không nhận ra giá trị của việc bạn dành thời gian cho mình
và đi tới kết luận là "con không quan trọng đối với mẹ”.
Hãy làm cho bé cảm nhận mình là người thật đặc biệt vì
được bạn chơi cùng. Bé được chơi theo ý tưởng và cách
chơi của mình nhưng dưới sự tổ chức, định hướng của

người lớn.

×