Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Khi con bạn đến tuổi dậy thì potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.5 KB, 7 trang )

Khi con bạn đến tuổi dậy thì

Bạn đã từng vất vả biết bao để
nuôi con nên người, từ những
năm tháng mang nặng đẻ đau,
cho đến những ngày trẻ chập
chững đến trường. Nhưng rồi sẽ
có lúc bạn đối diện với thử thách lớn nhất: con
bạn bước vào tuổi dậy thì!
Tuổi dậy thì là một giai đoạn hết sức rắc rối, phức tạp
– không những đối với con cái mà ngay cả đối với
cha mẹ - những người đang nuôi dạy con bằng cả trái
tim và tấm lòng. Vào giai đoạn này, trẻ bỗng dưng cãi
nước đôi, không thèm nghe lời và phá vỡ những
nguyên tắc do bạn đặt ra. Xét về mặt tâm lý học, đây
là giai đoạn mà trẻ chuẩn bị trở thành những cá nhân
có suy nghĩ độc lập, phát triển những giá trị của bản
thân. Sự “nổi loạn” thường là công cụ để trẻ thực hiện
điều này. Ngoài ra, những thay đổi về nội tiết tố sẽ
dẫn đến những cảm xúc bộc phát: mau nước mắt, dễ
lên cơn cáu kỉnh và cực kỳ nhạy cảm… Nhu cầu về
một cuộc sống riêng tư khiến trẻ thích lắng nghe và
hưởng ứng với bạn bè hơn là với cha mẹ mình.

Một trong những thử thách lớn nhất để cha mẹ hoàn
thành trách nhiệm nuôi dạy con trong giai đoạn này,
là phải biết xét đoán xem hành động nào là bình
thường, hành động nào là nông nổi, sai trái. Tính tình
thay đổi, học hành sa sút, cư xử khác thường – dù có
thể là một biểu hiện logic của tuổi vị thành niên nhiều
biến động – nhưng đó cũng có thể là một “căn bệnh


tình cảm” tiềm ẩn cần phải có giải pháp chữa trị.

Sau đây là một số biểu hiện rắc rối của thời kỳ dậy
thì: những suy nghĩ rối rắm, lan man. Dễ lạc đề, phân
tán tư tưởng thiếu tập trung. Học hành sa sút hơn
bình thường, rụt rè, thụ động. Những cảm giác buồn
rầu, lo lắng liên tục và nhiều khi vô cớ. Thay đổi cách
ăn nói, phục sức, “adua” theo lời tư vấn của bạn bè.
Thay đổi về cách ăn ngủ: ăn ít đi, hay trằn trọc về
đêm. Những tư tưởng và hành động “tưng tửng”,
khác thường. Dễ lên cơn tự ái, dễ bộc phát tình cảm,
vui buồn…

Đôi khi, những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của
một căn bệnh, một phản ứng phụ khi dùng ma tuý
hay chất kích thích, nhưng có khi chỉ đơn giản là
những phản ứng trước một cuộc khủng hoảng tâm lý
trong giai đoạn dậy thì. Nếu những triệu chứng này
kéo dài quá lâu, bạn cần sự tư vấn của chuyên gia
tâm lý giáo dục. Những phương pháp chuyên môn trị
liệu ban đầu sẽ có kết quả tốt. Tuy nhiên, cha mẹ
cũng có thể tự mình giải quyết vấn đề, nếu như đây
chỉ là một đợt xúc cảm nhất thời của tuổi vị thành
niên.
Xác lập một hàng rào của những quy tắc và chuẩn
mực
Hàng rào chuẩn mực không phải là công cụ để trừng
phạt, thị uy hay “cho trẻ một bài học nhớ đời”. Nhưng
nó phải là một cột mốc nhất định để trẻ hiểu đâu là sự
lựa chọn đúng đắn cho vấn đề: giờ giấc hoạt động,

đối tượng giao tiếp, mốt quần áo, tóc tai, quan điểm
bạn bè, vấn đề ma túy, rượu chè,… hãy thường
xuyên giữ vững các quy tắc này, bàn thảo với trẻ,
kiên quyết nhưng không áp đặt nặng nề và trách
mắng nóng nảy.
Tăng cường sự giao tiếp giữa cha mẹ - con cái
Cha mẹ có vai trò quan trọng trong định hướng phát
triển lòng tự trọng và sự suy xét của trẻ. Trẻ có thể
“rung động” trước ý kiến của bạn bè, nhưng cha mẹ
vẫn là chỗ dựa vững chắc cho sự định hướng trước
những vấn đề nóng hổi như: quan hệ tình cảm, tình
dục, chất kích thích, HIV… Sự thực luôn cho thấy, là
trẻ sẽ nghe lời cha mẹ, nếu chúng tìm thấy ở bạn sự
thoải mái khi được giải bày tâm sự và nhận được sự
hưởng ứng nghiêm túc và đầy tình thương từ gia
đình.
Cha mẹ cần nêu những tấm gương sáng
Con cái là tấm gương phản chiếu phong cách sống
của cha mẹ. Những hành vi của người lớn sẽ in sâu
vào bộ nhớ của trẻ. Do đó, nếu bố cứ uống rượu say
xỉn, rồi đánh đập vợ con, nếu mẹ cứ to tiếng và suốt
ngày dán mắt vào những phim tình cảm ủy mị, thì trẻ
sẽ bị ảnh hưởng lớn về nhân cách do những chấn
thương về đời sống tinh thần, tình cảm. Vì vậy, các
bậc cha mẹ hãy gieo cấy những hình ảnh đẹp vào
lòng con trẻ bằng cách tự hoàn thiện mình. Đừng
giáo dục con theo kiểu tùy hứng, “trống đánh xuôi,
kèn thổi ngược”, đừng quát mắng, đánh đập ầm ĩ,
dạy trẻ một đằng, còn mình làm một nẻo.
Hy sinh thêm thời gian để dạy cho con cái

Giữa vòng quay tất bật của việc kiếm sống và thăng
tiến, bạn cần phải có những khoảnh khắc tĩnh lặng,
thanh bình để dành cho bản thân mình và chồng con.
Cùng nhau tổ chức nấu nướng cuối tuần, đi chơi dã
ngoại, câu cá, chỉ để cha mẹ, con cái gần gũi nhau và
chuyện trò thân mật, vui vẻ thôi. Đừng “cài đặt” vào
đấy những chương trình thuyết giáo dài dòng, nặng
nề hay khiển trách, dằn vặt.
Quan tâm hơn nữa đến bạn bè và những đối
tượng giao tiếp của con
Có thể mời bạn bè của con về nhà cùng học tập, liên
hoan, giải trí, tạo điều kiện cho trẻ thấy rằng gia đình
là nơi mang lại hạnh phúc, niềm vui, sự an toàn chứ
không phải là một nơi nào khác với những thú vui, trò
giải trí nguy hiểm. Nên phối hợp với các phụ huynh
khác để theo sát con cái.

Tránh lối giáo dục “dẫm chân lên nhau”
Tránh kiểu giáo dục “ông nói gà, bà nói vịt” để trẻ phải
hoang mang chạy qua chạy lại giữa cha mẹ để
tìmcâu trả lời. Giáo dục con cái là một tiến trình của
một “tổ hợp đồng hành”. Vợ chồng bạn phải là đồng
đội, đồng chí của nhau để thống nhất trong việc dạy
con cái.
Khuyến khích những hoạt động thể lực
Tạo điều kiện để trẻ tham gia những môn thể thao bổ
ích để hoàn thiện sức khỏe thể chất, tăng cường sức
khỏe tinh thần. Xem ti vi, vi tính,… cần phải được giới
hạn để trẻ không bị vắt kiệt sức lực và mất đi sự năng
động của tuổi trẻ.


×