Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Rối nhiễu tâm lý sau mùa thi: Hãy là bạn tâm tình của con ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.85 KB, 5 trang )

Rối nhiễu tâm lý sau mùa thi:
Hãy là bạn tâm tình của con

Sau mỗi kì thi đại học, có
không ít thí sinh tự tử vì không
làm được bài. Vì vậy những
biểu hiện tâm lý sau kỳ thi của
thí sinh phải được cha mẹ đặc
biệt lưu tâm.
Để giúp các bậc phụ huynh tiện
theo những biểu hiện tâm lý này, PV báo GĐ&XH đã có
cuộc trao đổi với ông Ngô Hùng Lâm, Phó Giám đốc Bệnh
viện Tâm thần Hà Nội về vấn đề này.
Xin ông cho biết, những thất bại trong kỳ thi có thể dẫn đến
việc thí sinh nghĩ đến chuyện tự tử?
- Biểu hiện này không nhiều nhưng rất khó lường trước,
chẳng hạn thí sinh tỏ ra buồn bã ghê gớm, cơm không ăn,

Sau kì thi, trẻ thường rất
căng thằng.
không nói chuyện, không muốn tiếp xúc với ai, tự nhốt
mình trong nhà, không nghe điện thoại
Khi thí sinh có những biểu hiện này, cha mẹ nên theo sát
các em, động viên chia sẻ, tuyệt đối không được chê bai,
chì chiết. Thậm chí, chỉ cần một lời hỏi thăm không đúng
cách vào lúc này cũng tạo ra sự nguy hiểm đối với tâm lý
của các em.
Để tránh tình trạng tự tử có thể xảy ra, theo ông các bậc
phụ huynh cần phải làm gì?
- Cần căn cứ vào từng giai đoạn để cha mẹ vừa có thể
khuyến khích con cái học hành, vừa giúp con không nghĩ


đến chuyện tự tử. Khi con học năm cuối cấp, cần khích lệ
con là học để có thể công thành danh toại. Nhưng đến thời
điểm gần thi thì nên khuyên con học hành điều độ, năm nay
không đỗ thì còn năm sau, tuổi còn trẻ cơ hội còn dài.
Sau kỳ thi cũng không nên quá sốt sắng đến kết quả, tốt
nhất là thưởng cho con một kỳ nghỉ hoặc cho con thời gian
được xả hơi trong thời gian dài. Nhưng cả ba thời điểm
trên, phụ huynh vừa phải giữ vai trò là cha mẹ, vừa giữ vai
trò là người bạn tâm tình của con, biết rõ con muốn gì, nghĩ
gì để đưa ra lời khuyên hợp lý.
Tại bệnh viện đã tiếp nhận thí sinh nào bị rối nhiễu tâm lý
chưa, thưa ông?
- Có nhưng không nhiều, trường hợp cha mẹ nghĩ đến
chuyện đưa đến bệnh viện của tôi thường là cùng đường vì
con bị nặng, gây đảo lộn cuộc sống gia đình. Những trường
hợp biểu hiện chưa nghiêm trọng, họ thường đưa con đến
bác sĩ đa khoa khám. Vì theo tâm lý người Việt Nam, đến
viện tâm thần rất nặng nề, sợ mang tiếng
Vậy có trường hợp đáng tiếc nào xảy ra, khi cha mẹ sợ
mang tiếng không đưa con đến bệnh viện?
+ Trước đây thì có, vì bác sĩ đa khoa rất hay bỏ qua những
biểu hiện về tâm thần và thiên về việc khám chữa bệnh lý.
Nhưng hiện nay, bệnh lý này đã được đưa vào chương trình
giảng dạy cho đào tạo nghề y nói chung.
Sau kỳ thi đã có không ít những cái chết đau lòng xảy ra
đối với thí sinh. Ông có thể chỉ ra những sai lầm nào của
cha mẹ, người thân có thể dẫn đến việc thí sinh nghĩ quẩn?
- Các cha mẹ thường nghĩ rằng con mình con nhỏ, la mắng
một chút cũng không sao, con buồn một tí nhưng rồi sẽ
quên. Nhưng trong lúc này, các em sẽ nghĩ là cha mẹ không

thương nên mới la mắng. Suy nghĩ sai lệch này sẽ dẫn đến
việc các em sinh ra chán nản, không muốn sống nữa.
Ngay cả trường hợp nhiều cha mẹ biết con không làm được
bài, sợ con tổn thương đã tuyệt nhiên không nhắc đến cũng
vô tình gây áp lực cho con. Không trò chuyện, khiến con
cảm thấy mình bị bỏ mặc dẫn đến tủi thân cực độ. Tình
trạng chán nản có thể kéo dài sau kỳ thi, vì vậy cách xử sự
hàng ngày của cha mẹ với con cái phải hết sức thận trọng.
Cha mẹ cần dành nhiều thời gian ở bên con, trò chuyện tâm
tình với con, yêu thương con vô điều kiện. có như thế, khi
gặp chuyện khó giải quyết hoặc khi buồn chán các em mới
dám xin cha mẹ giúp đỡ.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần phải quan tâm đến sinh hoạt
hàng ngày, chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi cho con cái. Dinh
dưỡng kém cũng khiến tăng thêm sự căng thẳng. Và điều
cần hơn hết trong những lúc khó khăn này là, cha mẹ hãy
giúp con thoát khỏi sự tuyệt vọng không nghĩ đến chuyện
phải đi tìm cái chết.
Xin cảm ơn ông!

×