Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

BỆNH HỌC TẠNG TÂM - TIỂU TRƯỜNG TÂM BÀO - TAM TIÊU (Kỳ 3) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.74 KB, 5 trang )

BỆNH HỌC TẠNG TÂM - TIỂU TRƯỜNG -
TÂM BÀO - TAM TIÊU
(Kỳ 3)

B. CHỨC NĂNG SINH LÝ TẠNG TÂM BÀO
Cơ thể có ngũ Tạng nhưng lại có đến lục Phủ. Trong mối quan hệ biểu lý
giữa tạng và phủ thì do Tâm có chức năng quân chủ, là vị vua (tối quan trọng) nên
cần phải có sự bao bọc, bảo vệ bên ngoài Tâm. Vai trò này được thực hiện bởi
Tâm bào. Tâm bào lạc thuộc tướng hỏa, vì Tâm bào là thần sứ của Tâm. Tâm bào
là màng bao của Tâm, còn gọi là Thủ Tâm chủ, vì được ví như tay của Tâm, thay
mặt Tâm mà hành sự. Tâm quan hệ biểu lý với Phủ Tam tiêu.
Chức năng sinh lý của Tâm bào.
1. Tâm bào là tổ chức ngoại vệ của Tâm.
Bao bọc tạng Tâm để bảo vệ cho Tâm, ngăn cản tà khí xâm nhập vào Tâm.
Tà khí xâm nhập vào cơ thể, nói chung từ ngoài vào trong, từ biểu vào lý. Nên
chức năng chính của Tâm bào là bảo vệ cho Tâm.
2. Những vùng có thể có liên quan đến Tâm bào.
Do đường kinh của Tâm bào có đi qua những vùng ngực, sườn, hõm nách,
dọc bờ trong cánh tay giữa 2 kinh Tâm, Phế và xuống cơ hoành và bụng liên lạc 3
tầng Thượng, Trung, Hạ của Tam tiêu, nên trong bệnh lý Tâm bào có xuất hiện
những triệu chứng có liên quan đến mối quan hệ nêu trên.
Tâm bào lạc và Tam tiêu có liên quan biểu lý về Tạng phủ và trên đường
kinh.
Tâm chủ quân hỏa mà Tâm bào lại là Tướng Hỏa, trên lâm sàng các triệu
chứng bệnh hay cùng xuất hiện và hay được phối hợp để chữa bệnh.

C. CHỨC NĂNG SINH LÝ PHỦ TIỂU TRƯỜNG

Phủ Tiểu trường và Tạng Tâm có mối quan hệ biểu lý với nhau. Đó là mối
quan hệ giữa cái sáng rực rỡ và cái nóng, thuộc dương. Do đó, Tâm và Tiểu
trường rất sợ nhiệt. Mối quan hệ này biểu hiện như Tâm nhiệt ảnh hưởng Tiểu


trường gây tiểu đỏ…
Thiên Bản thần sách Linh khu viết: “Tâm hợp với Tiểu trường”. Hợp tức là
quan hệ lẫn nhau, ảnh hưởng lên nhau giữa 2 Tạng Phủ, như nguyên nhân của lưỡi
đỏ và nứt đều là do Tâm hỏa vượng thịnh (Tâm khai khiếu ra lưỡi) nhưng chứng
lưỡi đỏ mà nứt thường có cả những chứng tiểu tiện đỏ và ít, thậm chí tiểu tiện ra
huyết, đó chính là phù hợp với câu trong sách Sào thị bệnh nguyên “Tâm chủ
huyết hợp với Tiểu Trường, nếu Tâm nhiệt huyết kết lại ở Tiểu trường thì tiểu tiện
ra huyết”.
1. Phủ Tiểu trường giữ chức phận phân biệt thanh trọc:
Tiểu Trường tiếp thụ đồ ăn uống đã được làm chín nhừ ở Vị. Chất tinh vi
của thức ăn chín nhừ này được Tỳ khí hóa thành chất tinh để đưa đến ngũ tạng lục
phủ giúp tạng phủ hoạt động. Còn lại chất thủy dịch của cặn bã đưa đến Bàng
quang. Chất trọc của cặn bã đưa đến Đại trường và bài tiết ra ngoài để hoàn thành
chức năng “hóa vật”. Điều đó nói rõ, Tiểu trường có công năng phân biệt thanh
trọc làm cho thủy dịch và cặn bã được phân chia ra rành rọt. Vì thế nếu công năng
Tiểu Trường không được kiện toàn thì sẽ ảnh hưởng đến đại tiểu tiện. Thế nên
chứng đi lỏng mà thủy cốc không phân biệt được và tiểu tiện ra nhiều hay ít, đậm
hay nhạt đều có quan hệ với Tiểu trường.
2. Tiểu trường giúp dẫn dắt hỏa của Tâm giao xuống đến Thận và
bàng quang:
Tiểu trường ngoài nhiệm vụ đưa trọc dịch xuống Bàng quang, còn nhiệm
vụ đưa Hỏa của Tâm xuống Thận và Bàng quang, giúp khí hòa lẫn nửa trọc dịch
chứa ở Bàng quang trước khi tiểu tiện ra ngoài.
Phần khí được hóa này:
- Một là sẽ bốc theo con đường của Tam tiêu lên đến hung cách yết hầu…
Đây là con đường hô hấp, thở ra ngoài.
- Hai là thâm nhập ra ngoài cơ biểu tứ chi xuất ra ở bì mao. Đó cũng chính
là vệ khí bảo vệ mặt ngoài của thân thể (Thái dương chủ về lớp ngoài cùng của cơ
thể con người). Đây là con đường mà Bàng quang và Tiểu trường đóng vai hóa khí
để bảo vệ bên ngoài được gọi chung là Thái dương kinh.

3. Vùng cơ thể do kinh Thái dương Tiểu trường chi phối.
- Vùng bờ ngoài ngón út bàn tay, cẳng tay, cánh tay, vai, quanh bả vai.
- Tâm.
- Phủ Tiểu trường.
- Cổ, góc hàm, đuôi mắt.
- Trong tai.
- Mũi, đầu mắt.
Do khu vực chi phối và quan hệ này mà khi có bệnh ở Thái dương Tiểu
trường sẽ có các triệu chứng như đau họng, sưng dưới góc hàm, cứng cổ, ù tai, mắt
vừng, đau nhức cằm, vai, cánh tay…

×