Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phân loại thuốc Y học Cổ truyền theo biện chứng luận trị và tác dụng kháng khuẩn của thuốc thảo mộc (Kỳ 2) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.8 KB, 5 trang )

Phân loại thuốc Y học Cổ truyền theo biện chứng luận trị và
tác dụng kháng khuẩn của thuốc thảo mộc
(Kỳ 3)

2.2. Khả năng kháng khuẩn của thuốc thanh nhiệt - giáng hoả:
Nhóm thuốc này bao gồm : nhóm thanh nhiệt tả hoả và thanh nhiệt - táo
thấp. Kết quả điều trị rất khả quan cho các chứng thấp nhiệt, bao gồm 1 số bệnh lý
theo YHHĐ: viêm đường dẫn mật, viêm gan siêu vi trùng, viêm đại tràng mạn, rối
loạn chức năng đại tràng, viêm đường tiết niệu và viêm đường sinh dục. Bằng thực
nghiệm lâm sàng người ta đã chứng minh đại bộ phận trong nhóm thuốc này có
khả năng kháng khuẩn mạnh, phạm vi rộng: hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm, chi
tử, hạ khô thảo, chi mẫu. Các thuốc này đều có khả năng kháng và ức chế trực
khuẩn: bạch hầu, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ, phế cầu khuẩn, trực khuẩn
ho gà không rõ nguyên nhân. Riêng hoàng liên, tri mẫu có tác dụng kháng liên cầu
khuẩn tan huyết nhóm A; hạ khô thảo còn có tác dụng ức chế trực khuẩn mủ
xanh, các thuốc trong nhóm này có tác dụng ức chế nhiều loại khuẩn gây bệnh
ngoài da.
- Thuốc thanh nhiệt - lương huyết là nhóm thuốc điều trị khi tác nhân gây
bệnh vào huyết phận và doanh phận gây sốt cao dao động, miệng khát, tâm phiền
bất an, đêm sốt sáng rét, chất lưỡi dáng, mạch tế sác. Thường được chỉ định điều
trị chứng ôn nhiệt, phát ban hoặc nhiệt thịnh bức huyết vong hành sinh ra thổ
huyết nục huyết. Đa số các vị thuốc trong nhóm này đều có tính kháng khuẩn rất
cao: sinh địa, huyền sâm, đan bì, bạch đầu ông, địa cốt bì Riêng bạch đầu ông
(cây bướm bạc), địa cốt bì, đan bì đều có tác dụng kháng trực khuẩn thương hàn,
phó thương hàn, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn mủ xanh, phế cầu khuẩn và liên cầu
khuẩn; bạch đầu ông còn có tác dụng diệt amip, lỵ và trùng roi âm đạo.
- Thuốc thanh nhiệt - giải độc là nhóm thuốc có tác dụng điều trị nhiệt độc,
hoả độc sinh nhọt bọc đầu đinh, ban chẩn và dịch độc (bệnh do các loại siêu vi
trùng gây nên). Hầu hết các vị thuốc trong nhóm này đều có khả năng kháng các
loại khuẩn: kim ngân hoa có phạm vi kháng khuẩn rộng và mạnh với trực khuẩn
thương hàn, tụ cầu vàng, phó thương hàn, liên cầu khuẩn tan huyết, trực khuẩn lỵ


và trực khuẩn đại tràng; liên kiều có tác dụng với bệnh truyền nhiễm cầu khuẩn
cấp tính, khả năng kháng khuẩn rộng và mạnh với trực khuẩn thương hàn, tụ cầu
vàng, phó thương hàn, liên cầu khuẩn tan huyết, trực khuẩn lỵ và trực khuẩn đại
tràng; địa du thảo có tác dụng diệt khuẩn mủ xanh. Như vậy thuốc thanh nhiệt -
giáng hoả theo Y lý Cổ truyền, đa phần chữa bệnh do nhiệt độc, hoả độc đinh sang
ung thư (nhọt bọc), dị ứng, lở ngứa, các bệnh thường hay có sốt
2.3. Khả năng kháng khuẩn của các thuốc tả hạ:
Thuốc có tác dụng chủ yếu: thông hạ đường tiêu hóa, lợi mật, lợi đởm khí,
tả thực nhiệt, phá tích trệ, hành ứ huyết. Tuy nhiên , đại hoàng, hắc sửu có khả
năng kháng khuẩn mạnh trên phạm vi rộng: cầu khuẩn, tụ cầu vàng, trực khuẩn lỵ,
trực khuẩn mủ xanh, phế cầu khuẩn.
2.4. Khả năng kháng khuẩn của các nhóm thuốc khác:
+ Nhóm thuốc trừ phong thấp : hổ trượng (cốt khí củ) và mao lương có khả
năng diệt tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn lỵ và trực khuẩn thương
hàn.
+ Nhóm thuốc phương hương hóa thấp : lạt liễu và hậu phác có hiệu lực
diệt tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn lỵ và trực khuẩn đại tràng.
+ Nhóm thuốc lợi niệu thẩm thấp : kim tiền thảo, hải kim sa, sa tiền tử,
nhân trần, biển súc và cù mạch diệt trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng, trực khuẩn
lỵ và nhiều trực khuẩn ngoài da.
+ Nhóm thuốc ôn lý : ngô thù du có hiệu lực với ký sinh trùng đường ruột.
+ Nhóm thuốc chỉ huyết : tiên cước thảo, trắc bá diệp, địa du có khả năng
kháng khuẩn mạnh nhất là tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn lỵ, địa du
có khả năng diệt trực khuẩn thương hàn và phó thương hàn.
2.5. Khả năng kháng khuẩn của nhóm thuốc bổ:
Nhìn chung, thuốc bổ phần nhiều không có khả năng diệt khuẩn thực
nghiệm. Riêng bạch thược (thuốc bổ huyết), thiên môn, mạch môn (thuốc bổ âm)
có tác dụng kháng trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn và trực khuẩn bạch hầu;
thiên môn đông có tác dụng cả với liên cầu khuẩn tan huyết, trực khuẩn hoại thư
và phế cầu khuẩn. Tuy nhiên, thuốc bổ có vai trò quan trọng trong nâng cao chính

khí, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, tăng cường kháng thể, tăng quá trình
chuyển hóa: nhân sâm, đẳng sâm làm tăng hồng cầu, huyết sắc tố và bạch cầu;
hoàng kỳ gây cường tim, lợi niệu, tăng hưng phấn thần kinh trung ương cải thiện
tuần hoàn máu ngoại vi; bạch truật làm tăng thải Na
+
tại ống lượn xa gây lợi niệu;
hoài sơn làm tăng cường quá trình tiêu hoá, kích thích tăng men amylaza; cam
thảo được sử dụng như andosteron trên động vật thực nghiệm , có tác dụng gần
giống như nội tiết tố tuyến thượng thận làm tăng hấp thu Na
+
tại ống lượn xa của
tiểu cầu thận gây phù và tăng huyết áp.
Một số vị thuốc bổ dương có tác dụng kích thích các tuyến nội tiết: tuyến
yên, thượng thận, giáp trạng và các tuyến sinh dục theo cơ chế tự điều chỉnh. Ví
dụ: tử hà sa, lộc giác và đại bộ phận thuốc bổ khí - huyết, bổ âm, bổ dương có tác
dụng tăng cường miễn dịch dịch thể, miễn dịch tế bào và điều tiết miễn dịch (như
đã nói ở bài 1).
2.6. Nhóm thuốc thu liễm khu trùng và thuốc dùng ngoài:
Khả năng kháng khuẩn trong thực nghiệm của ô mai, thạch lựu bì tương đối
mạnh với trực khuẩn lỵ, thương hàn, trực khuẩn mủ xanh và tụ cầu vàng. Đa số
các thuốc trong nhóm thuốc này đều có tác dụng khu trùng, nhất là ký sinh trùng,
thuốc làm cho giun sán tê liệt và bị tống ra ngoài.
Các thuốc dùng ngoài, tác dụng theo y lý cổ truyền: thu liễm chỉ huyết, tiêu
các thũng giải độc, hóa ứ, sinh cơ, bài nùng chỉ thống (giảm đau và làm sạch mủ ở
vết thương).

×