Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

Đề tài " Chức năng của văn học " docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 24 trang )


1. Trịnh Lê Mỹ Hạnh
2. Phạm Thị Kiều Giang
3. Nguyễn Thị Bích Trâm
4. Nguyễn Ngọc Phương Thảo -90
5. Tạ Thị Lan Anh
6. Đoàn Thị Ánh Nhu
7. Đinh Thị Kiều Trang
8. Võ Ngọc Thảo
Trường Đại học Sài Gòn
Lớp DGT 1082
Nhóm 1

CHỨC
CHỨC
NĂNG
NĂNG
CỦA
CỦA
VĂN
VĂN
HỌC
HỌC

Giới thiệu khái niệm
Văn Học

Văn học (nghĩa rộng): là tên gọi
chung mọi tác phẩm bằng ngôn
ngữ nói hay viết.


Văn học (nghĩa hẹp): là văn học
nghệ thuật, tức các sáng tác ngôn
từ hư cấu, tưởng tượng, biểu hiện
tình cảm con người như thơ, tiểu
thuyết, tản văn, kịch…

Chức năng của Văn học

I. Chức năng nhận thức

II. Chức năng giáo dục

III. Chức năng thẩm mỹ

IV. Chức năng giao tiếp

I. Chức năng nhận thức của văn
học
1. Văn học cung cấp tri thức bách khoa về hiện
thực đời sống:
-
Văn học cung cấp tri thức, mang đến sự hiểu
biết cho con người. Nhưng văn học không như
các môn khoa học khác, nhận thức hiện thực
theo kiểu phân môn mà phản ánh cuộc sống
trong toàn bộ tính toàn vẹn của nó.

Ví dụ: Khi đọc tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký” của nhà
văn Tô Hoài, người đọc tìm hiểu thêm nhiều chi tiết lí thú
từ hình dáng đến tập tính sống của loài dế mèn, dế trũi,

hay bọ ngựa… Thế giới loài vật trở nên sống động và gần
gũi hơn trong mắt người đọc.
Đọc bộ “Thần thoại Hy Lạp”, người đọc còn khám
phá thêm những cách giải thích các hiện tượng tự nhiên,
đời sống tinh thần của người xưa theo cái nhìn mới mẻ và
đầy logic thú vị, văn học chính là cuốn bách khoa toàn thư
phản ánh hiện thực đời sống.
Hay như “Chí Phèo”, “Trẻ con không thể ăn thịt
chó”, “Lão Hạc”, “Một bữa no”… của nhà văn Nam Cao,
nhà văn đã dựng lên cả một thời lầm than, khổ cực và túng
quẫn của người nông dân trong dưới ách đô hộ “một cổ hai
tròng”.

- Văn học là cái kho chứa khổng lồ
những tri thức về đời sống xã hội.
Văn học dễ dàng tái hiện lại quá
khứ, chứa đựng cả những sự kiện
lịch sử, cung cấp những tri thức
có giá trị về lịch sử, kinh tế, quân
sự, văn hóa…

Thực vậy, các tiểu thuyết lịch sử như “Tam Quốc
Diễn Nghĩa” của La Quán Trung hay “Hoàng Lê Nhất
Thống Chí” của Ngô gia văn phái đã đưa ta về với lịch
sử, với quá khứ xa xăm của dân tộc.
“Chí Phèo” của Nam Cao, “Tắt đèn” của Ngô Tất
Tố hay “Bỉ vỏ” của Nguyên Hồng… phản ánh quá trình
phá sản, bần cùng hóa của người nông dân đang diễn
ra một cách khốc liệt.
Không chỉ những người viết văn, thưởng thức văn

học mới nhận thấy chức năng phản ánh hiện thực này
của văn học. Chính các nhà kinh điển của chủ nghĩa
Marx cũng đánh giá cao khả năng cung cấp tri thức của
văn học.

-
Văn học còn giúp ta tìm hiểu thân phận của con
người, khám phá các tính cách xã hội
của một giai đoạn, một xã hội, một tầng lớp, một
giai cấp…

Những ai từng say mê với kịch của Sheaspear
thì hẳn không khó nhận thấy sự cực đoan của
xã hội thời bấy giờ, những chuyện tình bi đát
chính là cục diện, là cuộc sống giàu có trong tù
túng không lối thoát

“Truyện Kiều” cũng dựng lại một xã hội nhơ bẩn,
xem đồng tiền hơn cả con người, lấy sự vạn
năng của đồng tiền để xoay chuyển cả thế gian,
vùi dập con người…

Mỗi tác phẩm văn học dù ít hay nhiều điều đề
cập một khía cạnh của xã hội đó

2. Văn học giúp con người tự nhận
thức chính mình và cuộc sống:
-
Bằng các hình tượng nghệ thuật, văn học
giúp ta nhận thức được các giá trị tinh

thần kết tinh trong thế giới đối tượng, khơi
gợi khả năng biến quá trình nhận thức thế
giới khách quan thành quá trình tự nhận
thức về bản thân
-
Văn học còn giúp con người tự nhận thức
về mình

Đọc những đoạn thơ sau đây,
bạn có cảm nghĩ gì?
“Thà một phút huy hoàng rồi chợp tối
Còn hơn le lói buồn suốt trăm năm.”
Xuân Diệu – “Giục giã”
“Hoa sen nở trong ánh mặt trời
Rồi mất đi tất cả những gì nó có
Nhưng chắc nó không muốn làm chiếc nụ
Trong sương mù vĩnh viễn của mùa Đông.”
Tago – “Người làm vườn”

Có phải sau khi đọc những dòng thơ trên, bạn bắt
đầu trăn trở suy nghĩ hay chí ít cũng tự đặt ra cho mình
những câu hỏi:mình là ai? Mình sống vì cái gì? Mục đích
sống của đời mình là gì? Nếu có, tức nhiên bạn phải nhìn
nhận thực tế rằng văn học bước đầu đã tác động đến nhận
thức của bạn

Lịch sử văn học đã từng chứng kiến không ít những thay
đổi tích cực (lẫn tiêu cực) của con người dưới ảnh
hưởng của văn học:
Đã có không ít những chí sĩ yêu nước tòng quân giữ

nước khi nghe “Hịch tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo, hay
không ít người mê muội đã quay đầu lại khi đọc những
tác phẩm của Nguyển Ái Quốc, Phan Bội Châu.
Thơ của Hồ Xuân Hương phản ánh cái khát vọng
khẳng định bản thân và khát vọng sống của người phụ
nữ

-
Văn học giúp ta hiểu được cái giá trị của mình,
thấy được vị trí của mình, biết mình phải làm gì và
có thể làm gì cho cuộc sống chung
Khi cùng hòa mình vào công tác khôi phục đất nước sau
chiến tranh, khí thế hừng hực lẫn tinh thần kiên cường,
biến chiến trường xưa thành một nông trường xanh tươi
trong “Mùa lạc” của Nguyễn Khải, bạn có băn khoăn suy
ngẫm về giá trị của cuộc đời: “Sự sống nảy sinh từ cái
chết”
Hay như tiếp cận với những dòng thơ rỉ máu của Hàn
Mặc Tử, bạn có từng nghĩ đến và khâm phục nhà thi sĩ,
dám sống, dám yêu và cả dũng cảm đón nhận cái chết
được báo trước, không nao núng, hay trốn chạy cái chết
mà vẫn sống là làm thơ đấy.
Như vậy chức năng nhận thức của văn học là vô cùng rộng
lớn, tùy theo cách diễn đạt của nhà văn, sự cảm thụ của
người đọc mà văn học tác động khác nhau.

II. Chức năng Giáo dục
1. Văn học khêu gợi tư tưởng, tình cảm,
nuôi dưỡng tâm hồn, niềm tin cho con
người

2. Văn học biến sự giáo dục thành khả
năng tự giáo dục giúp con người tự hoàn
thiện nhân cách

1. Văn học khêu gợi tư tưởng, tình cảm, nuôi
dưỡng tâm hồn, niềm tin cho con người

Văn học có khả năng hướng thiện, hướng con
người đến cái thiện thông qua hình thành quan
điểm đạo đức, khơi gợi tình cảm đạo đức cho
con người
+ Từ hình tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ
trong truyền thuyết, đến cô Tấm, Thạch Sanh
trong cổ tích, hình tượng Thúy Kiều, Nguyệt
Nga, Lục Vân Tiên trong truyện thơ Nôm cho
đến hình tượng mẹ Tơm, mẹ Suốt, anh hùng
Núp trong văn thơ hiện đại đã ít nhiều ảnh
hưởng mạnh mẽ đến quan niệm đạo đức của
lớp lớp thế hệ người Việt Nam

- Văn học là nơi nuôi
dưỡng tình cảm nhân ái:

Những tác phẩm văn học ưu tú luôn khơi
dậy trong tâm hồn ta khả năng đồng cảm,
làm cho ta biết vui, biết buồn, dạy cho ta
biết yêu, biết ghét, biết khinh bỉ sự phản
trắc,cái tẹp nhẹp, tầm thường, lười biếng.

Văn học khơi dậy ở ta niềm tin vào sự tất

thắng của cái thiện, niềm tin vào cuộc
sống…

2. Văn học biến sự giáo dục thành khả
năng tự giáo dục, giúp con người tự
hoàn thiện nhân cách

Nhân cách của con người được hình thành một cách
trọn vẹn thông qua văn học
Các hình tượng văn học đã được nhà văn cẩn thận chọn
lọc và gây được xúc cảm tự nhiên trong lòng người đọc.
Ta kinh ghét Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Hồ Tôn Hiến vì
ta nhận ra được bộ mặt thật của chúng qua các động tác
thoáng qua:
“Ghế trên ngồi tót sổ sàng” hay “Rẽ song đã thấy Sở
Khanh lẻn vào”
Nhờ sự yêu, ghét hay thương cảm cho các nhân vật mà từ
đó, nhân cách dần được hình thành trong người đọc một
cách tự giác, dần biến tư tưởng, tình cảm thoáng qua ấy
thành nhận thức của người đọc

Một đặc điểm khiến văn học dễ dàng
đảm nhiệm chức năng giáo dục đó chính là
tính cuốn hút của nó.

Tác phẩm văn học hiện ra không phải như người thấy thuyết
giáo mà như người đồng hành, người đối thoại với bạn đọc,
với khán giả. Những chân lý, luân lý, đạo đức, tư tưởng, tình
cảm mà văn học mang lại không khô khan trừu tượng như
triết học hay khoa học mà rất sống động mà giàu hình ảnh,

và được người đọc cảm thụ một cách thích thú

Nếu không tin, mời bạn khảo sát ví dụ sau đây:
Nếu dạy cho đứa trẻ biết thế nào là tình
yêu quê hương đất nước, yêu thiên
nhiên,yêu thương đồng bào, đoàn kết
yêu thương nhau, biết được giá trị của
cuộc sống bằng những định nghĩa khô
khan liệu có đem lại hiệu quả và dễ gây
thiện cảm ở trẻ hơn khi đọc bài thơ
“Tiếng ru” của Tố Hữu.
Phải chăng cách đọc thơ (tác phẩm văn
học) này sẽ giúp việc nhận thức và giáo
dục có kết quả thật mỹ mãn lẫn gây
hứng thú với trẻ? Câu trả lời xin dành
cho các bạn


Tóm lại: văn học là phương
tiện hữu hiệu nhất có khả năng
làm cho những người cùng
chung nỗi đau, khát vọng,
quan niệm đạo đức và lí tưởng
thẩm mỹ xích lại gần nhau,
đoàn kết với nhau, biến tư
tưởng, tình cảm, chuyển nhận
thức của họ thành những hành
động thực tiễn.

Ngoài hai chức năng vừa được đề cập

ở trên, văn học còn hai chức năng
quan trọng khác sẽ được Nhóm 2 trình
bày trong ít phút nữa.

Để kết thúc phần trình bày của
nhóm 1, mời các bạn cùng đọc
bài thơ “Tiếng ru” của Tố Hữu (đã
giới thiệu ở trên) để cùng chiêm
nghiệm sự thu hút lạ kì của Văn
học

Tiếng Ru
Con ong làm mật yêu hoa
Con cá yêu nước, con chim yêu trời
Con người muốn sống con ơi
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em
Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một bông lúa chín chẳng nên mùa vàng.
Một người đâu phải nhân gian
Sống chăng một đốm lửa tàn mà thôi.
Núi cao bởi có đất bồi,
Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu
Trăm dòng sông đổ biển sâu
Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn
Tre già yêu lấy măng non
Chắt chiu như mẹ yêu con tháng ngày
Mai sau con lớn hơn thầy
Các con ôm cả hai tay đất tròn.
Tố
Hữu


Nhóm 1
Cảm ơn
các bạn
đã nhiệt
tình theo
dõi!

Phụ chú:
Các nguồn tham khảo:
1. Giáo trình Lí luận Văn học – NXB đại học
SP
2. Giáo trình Lí luận Văn học – TS Lê Lưu
Oanh – Phạm Đăng Dư

×