Tiết1 - Vẽ trang trí
Trang trí quạt giấy
I/ Mục tiêu bài học:
- Học sinh nắm được đặc điểm cấu tạo của quạt giấy, hiểu biết một số
kiến thức về Trang trí ứng dụng. Phát triển khả năng phân tích, suy luận và
phối hợp kiến thức trang trí, vẽ tranh minh họa
- Học sinh biết cách trang trí cái quạt giấy.
- Học sinh trang trí được quạt giấy dùng trong sing hoạt hàng ngày
hoặc dùng trong nghệ thuật biểu diễn, treo trang trí.
II/ Chuẩn bị:
1. Đồ dùng:
* Giáo viên:
- Quạt giấy thường, quạt giấy dùng trong nghệ thuật biểu diễn.
- Tranh, ảnh minh họa các quạt giấy được trang trí, minh họa buổi
biểu diễn có sử dụng quạt giấy (múa hát, sân khấu cải lương, chèo,
…)
* Học sinh:
- Sưu tầm quạt giấy, ảnh minh họa trang trí quạt. Đồ dùng học tập.
2. Phương pháp: Trực quan, giảng giải, gợi mở, vấn đáp, nhóm làm việc.
III/ Tiến trình dạy- học:
HĐ
Thời
gian
Hoạt động của giáo viên
Minh
họa
Hoạt động
của học sinh
Hoạt
động
1
(5’)
Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận
xét:
- Giáo viên đặt câu hỏi: Trong sinh
hoạt hàng ngày, quạt được dùng để
làm gì?
(gợi ý: trong nghệ thuật biểu diễn.)
- Quạt giấy có cấu tạo như thế nào?
Các
loại
Quạt
giấy
- Học sinh quan sát
quạt thực tế.
- Học sinh quan sát
minh họa Sách giáo
khoa (Trang 79)
- Nêu được công dụng
( Dáng nửa hình tròn, nan làm bằng
tre, bồi giấy 2 mặt)
- Quạt giấy được trang trí bằng hình
ảnh nào?
( Họa tiết, tranh sinh hoạt, phong
cảnh, …
- Kết luận của giáo viên: Quạt giấy
có ý nghĩa và những giá trị nhất định
trong đời sống của chúng ta.
, cấu tạo của quạt
giấy.
- Kể được các hình
thức trang trí của quạt
giấy.
Hoạt
động
2
(10’)
Hướng dẫn học sinh tạo dáng và
trang trí quạt giấy:
* Tạo dáng:
- Giáo viên gợi ý về hình dáng quạt
để học sinh tự tìm cách vẽ.
- Giáo viên vẽ minh họa trên bảng
( Vẽ 2 nửa vòng tròn đồng tâm, vẽ
nan quạt).
Quạt
giấy
Vẽ
trên
bảng
- Học sinh nêu cách
vẽ và lên bảng vẽ
phác dáng quạt.
- Học sinh quan sát
Giáo viên vẽ lại trên
bảng.
* Trang trí:
- Phác bố cục theo các hình thức
khác nhau.
( Giáo viên giải thích: Do có nhiều
hình thức thể hiện mà em đã tìm hiểu
khi quan sát: Đường diềm cần có 2
đường song song, họa tiết đối xứng
cần có trục đối xứng, tranh minh họa
cần bố cục ( mảng, hình …)
- Tìm chọn và vẽ các họa tiết, mảng,
hình phù hợp.
- Tìm chọn màu vẽ nền, vẽ màu các
họa tiết hoặc hình, mảng của tranh.
- Học sinh quan sát
các hình thức trang trí
quạt khác nhau.
- Học sinh nêu tiếp
các bước hoàn chỉnh
bài vẽ theo gợi ý của
giáo viên .
Hoạt
động
3
(25’)
Hướng dẫn học sinh thực hành:
- Giáo viên cho học sinh tập trung
làm theo nhóm để học tập, bổ sung
- Học sinh thực hành
vẽ trang trí quạt giấy
có bán kính 12 cm,
nan có bán kính 4cm.
cho nhau, có thể chọn cùng hình thức
thể hiện song không được chép
giống nhau từng đường nét, mầu
sắc.
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học
sinh trong quá trình vẽ dáng, lựa
chọn hình thức thể hiện, mầu sắc …
Hoạt
động
4
(5’)
Đánh giá kết quả học tập của học
sinh:
- Giáo viên chọn thu 3 bài của học
sinh ở các mức độ khác nhau.
- Cho học sinh khác nhận xét bài vẽ
của bạn và đánh giá.
- Nhận xét, đánh giá của giáo viên.
Bài
vẽ
của
học
sinh
Quạt
giấy
đã
hoàn
chỉnh
- Học sinh nhận xét về
dáng và sự thể hiện
hình thức ở các bài
vẽ.
- Học sinh nhận xét,
đánh giá tổng quát
phần bạn trả lời của
bạn.
- Nêu ý kiến của mình
để hoàn chỉnh các bài
vẽ trên.
* Dặn dò - Bài tập về nhà:
- Hoàn chỉnh mầu sắc trang trí quạt giấy.
- Vẽ trang trí 1 quạt giấy khác quạt em đã vẽ ở lớp.
- Đọc nội dung bài 2. Sưu tầm và xem tranh ảnh minh họa về Mĩ thuật
thời Lê (Kể cả của các thời kì khác nếu em chưa rõ). Trả lời các câu
hỏi trong SGK (Trang 86).