Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Sinh học 6 - QUANG HỢP ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.06 KB, 4 trang )


§21. QUANG HỢP
I. Mục tiêu :

- HS hiểu và phân tích thí nghiệm tự rút ra kết luận, khi có ánh sáng lá
có thể tạo ra tinh bột và nhả ra khí ôxi.
- HS có thể giải thích được hiện tượng thực tế như vì sao phải trồng
cây ở những nơi có đủ ánh sáng.
- Vì sao phải thả thêm rong vào bể nuôi cá cảnh ?

II. Phương pháp :
Trực quan, đàm thoại, nêu vấn đề,
III. Chuẩn bị :
GV : - Dung dịch Iốt, ruột bánh mì, dao nhỏ.
- Lá có kẹp băng đèn và đã được chiếu sáng mang từ nhà đến.
- Tranh H21.1, 21.2a, 21.2b, 21.2c SGK.
HS: Ôn kiến thức lớp năm về: Chức năng chính của lá; Chất khí duy trì sự
cháy.
IV. Tiến hành bài giảng :
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sỉ số, phân nhóm học tập
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp khi giảng bài mới.
3. Bài mới : Cây xanh có thể tự chế tạo chất hữu cơ, lá cây đã chế tạo được
chất gì và trong điều kiện nào ? Ta hãy tìm hiểu qua các thí ngiệm.
TG

Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh
Hoạt Động 1 : Tìm hiểu thí nghiệm để xác định lá cây chế tạo được chất gì và
trong điều kiện nào ?
- HS đọc phần mô tả thí ngiệm quan
sát hình 21.1 SGK, nhóm thảo luận.
- Việc bịt lá thí nghiệm bằng băng


giấy đen nhằm mục đích gì ?
- Chỉ có phần nào của lá thí nghiệm
chế tạo được tinh bột ? Vì sao em biết
?
- Qua thí nghiệm ta rút ra kết luận gì
- Đại diện nhóm trả lời trước lớp.
- GV sửa chữa, bổ sung, nêu đáp án
đúng.
- GV cho HS kết quả thí nghiệm do
GV làm để khẳng định kết luận thí
ngiệm.
I. Xác định chất mà lá cây chế tạo
được khi có ánh sáng :
1. Thí nghiệm : Xem SGK.











- Phần lá bị bịt bằng băng giấy đen
không nhận được ánh sáng (mục đích
để so sánh phần lá đối chứng vẫn
được chiếu sáng).
- Chỉ có phần lá không bị bịt đã chế

tạo được tinh bột (chuyển thành màu
xanh tím với thuốc thử tinh bột).





2. Kết luận : Lá cây chỉ có thể chế tạo
được tinh bột khi có ánh sáng.
Hoạt Động 2 : Xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột.
- HS tự đọc thông tin mô tả thí
nghiệm, quan sát H 21.2a,b,c.
- Nhóm thảo luận ghi vào vở bài tập.
- Cành rong trong cốc nào chế tạo
được tinh bột ? Vì sao ?
- Những hiện tượng nào chứng tỏ
cành rong trong cốc đó đã thải ra chất
khí ? đó là khí gì ?
- Qua thí nghiệm em rút ra được kết
luận gì ?
- Đại diện nhóm phát biểu.
- Lớp thảo luận chung.
II. Xác định chất khí thải ra trong quá
trình lá chế tạo tinh bột :
Thí ngiệm : SGK.










- Chỉ có cành rong ở cốc B chế tạo
được tinh bột vì đã được chiếu sáng.
- Hiện tượng này chứng tỏ cành rong
trong cốc B đã thoát ra chất khí đó là
bọt khí.
- Thoát ra từ cành rong đó là khí ôxi
vì làm que đóm bùng cháy.
- HS rút ra kết luận ghi vào vở.





Kết luận : Trong quá trình chế tạo tinh
bột, lá nhả khí ôxi ra môi trường ngoài.

4. Củng cố :
- HS kết luận trong SGK.
- Làm thế nào để biết được lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng.
- Tại sao khi nuôi cá cảnh người ta thường thả rong vào bể ?
- Vì sao phải trồng cây ở nơi có đầy đủ ánh sáng ?
5. Hướng dẫn học ở nhà :
- Trả lời câu hỏi ở SGK.
- Ôn kiến thức về sự hút nước của rễ, sự vận chuyển các chất trong thân,
cấu tạo trong của lá.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×