Tuần: 25 Tiết: 49
Bài 8: LẶP VỚI SỐ LẦN CHƯA BIẾT TRƯỚC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được nhu cầu có cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước trong ngôn ngữ lập trình.
- Biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước để chỉ dẫn máy tính
thực hiện lặp đi lặp lại công việc đến khi một điều kiện nào đó được thoả mãn.
- Hiểu được hoạt động của câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước while… do… trong ngôn
ngữ Pascal.
2. Kỹ năng:
- Rèn khả năng đọc chương trình, phân tích tác dụng các câu lệnh.
- Viết được câu lệnh lặp ở những bài toán đơn giản.
3. Thái độ:
- Ham thích môn học.
- Tích cực học tập.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên :
- SGK, tài liệu, giáo án.
- Đồ dùng dạy học: máy tính.
2. Học sinh :
- Đọc trước bài và học bài ở nhà
- SGK, Đồ dùng học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP:
Phương pháp thử, trực quan, thảo luận nhóm, thực hành.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp .
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG
Hoạt động 1: Giới thiệu
Gv: Ở bài trước các em đã được học về câu lệnh lặp với
số lần lặp đã biết trước. Nhưng cũng có những hoạt động
lặp mà số lần lặp chưa biết trước. Em hãy cho 1 ví dụ về
hoạt động lặp với số lần chưa biết trước đó.
Hs: Học cho đến khi thuộc bài.
Gv: Vậy thế nào là lặp với số lần chưa biết trước và trong
Pascal sử dụng câu lệnh nào để giải quyết bài tóan về số
lần lặp chưa biết trước. Cô và các em sang bài mới.
Bài 8:
LẶP VỚI SỐ LẦN
CHƯA BIẾT TRƯỚC
Hoạt động 2: Hs làm quen với hoạt động lặp với số lần chưa biết trước.
Gv: Các em qua phần 1.
Gv: Các em mở SGK trang 67 và đọc cho cô ví dụ 1.
Gv: Yêu cầu Hs đọc ví dụ 1.
Hs: Đọc bài.
Gv: Một ngày chủ nhật, Long gọi điện cho Trang
- lần 1: không có người nhấc máy.
- Long gọi thêm 2 lần nữa
Gv: Vậy Long gọi điện cho Trang mấy lần?
Hs: 3 lần.
Gv: Một ngày khác, Long quyết định cứ 10’ gọi điện cho
Trang 1 lần, cho đến khi nào có người nhấc máy.
Gv: Các em có biết Long gọi điện cho Trang bao nhiêu
lần hay không?
Hs: Không biết.
Gv: Vậy hoạt động Long gọi điện cho Trang cho đến khi
có người nhấc máy là hoạt động lặp với số lần chưa biết
trước.
Gv: Ta xét thêm ví dụ nữa.
Gv: Yêu cầu Hs đọc ví dụ 2
Hs: Đọc bài.
Gv: Đề bài yêu cầu ta làm gì?
Hs: Tính tổng Tn của n số tự nhiên đầu tiên sao cho tổng
Tn nhỏ nhất > 1000
Gv: - Đầu tiên ta có tổng Tn của 1 số tự nhiên đầu tiên
tức là Tn = 1.
- Tiếp đó ta sẽ tính tổng Tn của 2 số tự nhiên đầu tiên
tức là Tn = 1 + 2.
- Tiếp tục ta có Tn = 1 + 2 + 3 là tổng của 3 số tự
nhiên đầu tiên.
Cứ như thế ta có tổng Tn ngày càng tăng, đến lúc tổng Tn
nhỏ nhất > 1000, thì thuật tóan của ta sẽ kết thúc.
Gv: Ta cần cộng bao nhiêu số tự nhiên đầu tiên để có
tổng Tn nhỏ nhất lớn hơn 1000?
Hs: Không biết.
Gv: Trong trường hợp này, để quyết định thực hiện phép
cộng với số tiếp theo hay dừng, trong từng bước ta cần
kiểm tra điều gì?
Hs: Tổng đã lớn hơn 1000 hay chưa.
Gv: Qua ví dụ 2 này ta không biết cần cộng thêm bao
nhiêu số tự nhiên vào để tổng Tn nhỏ nhất lớn hơn 1000,
đây là 1 hoạt động lặp với số lần chưa biết trước.
Gv: Chúng ta hãy cùng tìm hiểu các bước của thuật toán
trong ví dụ này một cách cụ thể hơn.
Gv: Tương tự như bài tóan tính tổng S=1+2+3+ +n thì
1. Các hoạt động lặp lại với số lần
chưa biết trước:
a. Ví dụ 1: SGK
b. Ví dụ 2: SGK
* Thuật toán:
- B1: S ← 0, n ← 0
- B2: Nếu S <= 1000, n ← n + 1;
Điều
kiện ?
Câu lệnh
Sai
Đúng
4.Củng cố:
- Nêu những dạng câu lệnh lặp mà em đã được học?
- Trả lời câu hỏi 1, 2 trang 71 SGK.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài, trả lời câu hỏi trong SGK.
- Coi tiếp phần còn lại của bài “Lặp với số lần chưa biết trước”.