Chương IV
ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
Bài 18: CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG
DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP
1.Mục tiêu bài học:
- Giải thích được các cơ chế phát sinh biến dị tổ hợp.
- Giải thích được thế nào là ưu thế lai và cơ sở khoa học của ưu thế
lai cũng như phương pháp tạo ưu thế lai.
2. Phương tiện dạy học:
- Máy chiếu prôjectơ và phim về chọn giống vật nuôi cây trồng ( nếu
có)
- Tranh vẽ phóng hình 18.1, 18.2, 18.3 SGK
3: ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sỹ số - Đồng phục học sinh - Học bài, chuẩn bị bài
4: Kiểm tra bài cũ:
- Khái niệm, đặc điểm, điều kiện cân bằng của quần thể ngẫu phối?
5. Giảng bài mới:
Bài 18: CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG
DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP
* Thế nào là biến dị tổ hợp?
Cơ sở khoa học của các biến
dị tổ hợp?
*Muốn tạo ra các cá thể có
các tổ hợp gen tốt của nhiều
dòng phải làm như thế nào?
Tranh hình 18.1, 18.2
+ Chú ý các cá thể đem lai
phải là thuần chủng và phải
chọn lọc trong các cơ thể lai
cơ thể chứa tổ hợp gen mong
muốn chứ không phải các cơ
thể lai đều có tổ hợp gen tốt
*Em hãy nêu những đặc điểm
tốt của con lợn lai kinh tế(ngô
lai, lúa lai ) với bố mẹ?
*Tại sao con lai F1 có nhiều
đặc điểm tốt lại không dùng
làm giống?
+Con lai F1 phần lớn các
I.Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị
tổ hợp:
1. Phương pháp 1:
- Chọn những cá thể có tổ hợp gen mong
muốn cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần.
2. Phương pháp 2:
- Cho các dòng thuần có các tổ hợp gen tốt
lai với nhau rồi chọn ra tổ hợp gen mong
muốn.
II. Tạo giống lai có ưu thế lai cao:
1. Khái niệm ưu thế lai:
- Hiện tượng cơ thể lai có nhiều đặc điểm
hơn hẳn bố mẹ như khả năng sinh trưởng,
phát triển, sức chống chịu tốt, cho năng suất
cao
2. Cơ sở di truyền của ưu thế lai:
- Giả thuyết được nhiều người thừa nhận là
giả thuyết siêu trội
3. Phương pháp tạo ưu thế lai:
- Tạo ra các dòng thuần chủng khác nhau.
cặp gen ở trạng thái dị hợp tử
nếu dùng làm giống thì thế hệ
sau xảy ra sự phân
tính(năngsuất không ổn định)
* Tranh hình 18.3
* Em hãy kể các tên các
giống vật nuôi cây trồng có
ưu thế lai mà em biết?
- Lai giữa các dòng thuần với nhau.
* Chú ý: Con lai F1 có nhiều đặc điểm tốt
song không dùng làm giống.
4. Một vài thành tựu ứng dụng ưu thế lai
trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam:
-Giống ngô lai LVN10 có thời gian sinh
trưởng 125 ngày, chịu hạn, chống đổ, kháng
sâu bệnh tốt có thể đạt năng suất 8-12
tấn/ha là kết quả của lai giữa 2 dòng
thuần(lai đơn).
- Lợn lai kinh tế là kết quả của lai lợn cái
nội (ỉ, móng cái) với lợn đực ngoại(Đại
bạch )
6. Củng cố:
- Câu hỏi và bài tập cuối bài.
*Tư liệu bổ sung:
- Giống ngô lai LVN4 có khả năng thích ứng rộng có thể đạt 8-10
tấn/ha là giống lai kép.
- Giống lúa VX-83 do Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam
tạo ra là kết quả lai giữa giống lúa X1 (NN75-10) với giống lúa CN2(
IR 197446-11-33) có đặc tính tốt như ngắn ngày, năng suất cao,
kháng rầy, chống được bệnh bạc lá và gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
- Lai giữa bò vàng Thanh hoá và bò Hônsten Hà Lan
bò F1 chịu
được khí hậu nóng, cho 1000kg sữa/con/năm, tỷ lệ bơ 4-5%.
- Một số phép lai gia cầm như gà Ri- Tam Hoàng, Rốt-Ri, Plaimao-Ri,
Vịt Bầu – Cỏ
- Cá Chép trắng VN(đực) với cá Chép Hung ga ri
F1 lai với các
Chép vàng In đô nê xia
Cá chép lai 3 giống
chọn lọc được cá
chép V1 cho thịt ngon, lớn nhanh, khả năng kháng bệnh tốt và có thể
cho đẻ nhân tạo.
7. Rút kinh nghiệm giờ dạy: