Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giáo án Sinh học 12 - TẠO GIỐNG NHỜ CÔNG NGHỆ GEN pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.13 KB, 4 trang )






Bài 20: TẠO GIỐNG NHỜ CÔNG NGHỆ GEN

1.Mục tiêu bài học:
- Giải thích được các khái niệm cơ bản như: công nghệ gen, ADN tái tổ hợp, thể
truyền, plasmit.
- Trình bày được các bước cần tiến hành trong kỹ thuật chuyển gen.
- Nêu được các ứng dụng của công nghệ gen trong việc tạo ra các giống sinh vật
biến đổi gen.
2. Phương tiện dạy học:
- Máy chiếu prôjectơ và phim về công nghệ gen ( nếu có)
- Tranh vẽ phóng hình 20.1 SGK.
3: ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sỹ số - Đồng phục học sinh - Học bài, chuẩn bị bài
4: Kiểm tra bài cũ:
- Giải thích quy trình nhân bản vô tính ở động vật và nêu ý nghĩa thực tiễn của
phương pháp này.









5. Giảng bài mới:


Bài 20: TẠO GIỐNG NHỜ CÔNG NGHỆ GEN
*Em hiểu như thế nào là sinh vật
biến đổi gen?
* Con người đã tác động như thế
nào làm cho sinh vật bị biến đổi
gen?
+Một trong các công nghệ gen là
kỹ thuật chuyển gen gồm các
bước sau:
-Tách thể truyền và gen cần
chuyển ra khỏi tế bào.
-Nhờ enzim restrictaza cắt thể
truyền và nối gen cần chuyển vào
nhờ enzim ligaza được ADN tái tổ
hợp.
+Thể truyền là plasmit nằm ngoài
hệ gen của tế bào còn thể truyền
là ADN virut thì gen cần chuyển
thường được cài xen vào hệ gen
của tế bào.
I. Công nghệ gen:
1. Khái niệm công nghệ gen:
- Công nghệ gen là quy trình tạo ra những tế bào
hoặc sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen
mới.
2. Các bước tiến hành trong kỹ thuật chuyển gen:
a) Tạo ADN tái tổ hợp:
- ADN tái tổ hợp là thể truyền có gắn đoạn gen cần
chuyển.
- Thể truyền thực chất là 1 p.tử ADN nhỏ có khả

năng nhân đôi độc lập với hệ gen của tế bào cũng
như có thể gắn vào hệ gen của tế bào. - Thể truyền
thường dùng là plasmit của vi khuẩn, ADN virút đã
được biến đổi.
b) Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận:
- Có thể dùng muối CaCl
2
hoặc xung điện để làm dãn
màng sinh chất của tế bào để ADN tái tổ hợp dễ
dàng đi qua màng.
c) Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp:





*Tại sao tế bào nhận người ta
thường dùng là VK E.coli?
+Vi khuẩn E.coli có khả năng
sinh sản rất nhanh nên trong 1
thời gian ngắn tạo ra được nhiều
E.coli chứa ADN tái tổ hợp đồng
thời hoạt động tổng hợp diễn ra
mạnh nên tạo được nhiều sản
phẩm.
* Em hãy kể tên vật nuôi cây
trồng biến đổi gen mà em biết?
+ Người ta có 3 cách làm biến
đổi hệ gen của sinh vật.



Tranh hình 20.1(phim)

* Quan sát tranh em hãy nêu các
bước tạo cừu biến đổi gen sản
sinh prôtêin người trong sữa?
- Thường phải dùng gen đánh dấu để nhận biết tế
bào có chứa ADN tái tổ hợp để phân lập các tế bào
đó rồi nhân lên.
- Tế bào nhận thường là vi khuẩn E.coli
II. Ứng dụng công nghệ gen trong tạo giống biến
đổi gen:
1. Khái niệm sinh vật biến đổi gen:
- Là sinh vật mà hệ gen của nó đã được con người
làm biến đổi cho phù hợp với lợi ích của mình.
- Một số cách làm sinh vật biến đổi gen là: Đưa thêm
1 gen lạ vào, làm biển đổi gen đã có sẵn, loại bỏ
hoặc làm bất hoạt 1 gen nào đó.
2. Một số thành tựu tạo giống biến đổi gen:
a) Tạo động vật chuyển gen:
- Lấy trứng ra khỏi con vật rồi cho thụ tinh trong ống
nghiệm.
- Tiêm gen cần chuyển vào hợp tử và nuôi hợp tử
phát triển thành phôi.
- Cấy phôi vào tử cung con cái khác để nó mang thai
và đẻ bình thường

con vật biến đổi gen.
b) Tạo giống cây trồng biến đổi gen:





+ Nhờ vào công nghệ gen người
ta tạo ra được rất nhiều dạng các
sinh vật biến đổi gen nhằm phục
vụ cho lợi ích, nhu cầu con người.



- Chuyển gen trừ sâu từ vi khuẩn vào cây bông tạo
được giống bông kháng sâu hại.
c) Tạo dòng vi sinh vật biến đổi gen:
- Chuyển gen tổng hợp hooc môn insulin của người
vào vi khuẩn

Vi khuẩn sản xuất hooc môn insulin
làm thuốc chữa bệnh tiểu đường.


6. Củng cố:
- Câu hỏi và bài tập cuối bài( câu 5): Trong tế bào người không có plasmit tồn tại
mà chỉ có 1 số loại virut. Virut có đặc điểm là có thể gắn hệ gen ( ADN ) của nó vào
hệ gen của người.
7. Rút kinh nghiệm giờ dạy:



×