Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Một số công cụ marketing để tiếp cận khách hàng quốc tế ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.89 KB, 9 trang )

Một số công cụ marketing để tiếp cận
khách hàng quốc tế thành công
Hiện có rất nhiều các công cụ marketing giúp bạn có thể tiếp cận
các khách mua quốc tế như: tham gia hội chợ triển lãm, thương
mại điện tử, tới thăm khách hàng hoặc gửi bản chào hàng qua
email và nhắc nhở các khách hàng hiện tại về thương vụ mới.
Tuy nhiên, thành công chỉ đến khi bạn kiên trì hành động.

1 Hội chợ thương mại
Tham gia hội chợ thương mại là một trong những công cụ
marketing truyền thống nhằm tiếp cận tới các khách mua quốc tế.
Vấn đề quan trọng nhất khi tham gia hội chợ thương mại là cần
kết hợp thu thập thông tin, kiến thức về xu hướng thời trang, thị
hiếu của khách hàng và các đối thủ cạnh tranh ngay tại hội chợ.
Việc tham gia hội chợ thương mại có thể được chia thành 3 giai
đoạn: trước, trong và sau hội chợ.

Trước hội chợ:

Để tham gia hội chợ triển lãm một cách hiệu quả đòi hỏi bạn phải
có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Trong công việc chuẩn bị tham gia hội
chợ, bạn cần thực hiện những bước sau:
+ Thu thập tất cả các thông tin cần thiết về hội chợ, bao gồm sản
phẩm trưng bày, danh tiếng của hội chợ, chủ đề hội chợ và các
công ty tham gia triển lãm để nhận biết xem liệu hội chợ đó có
phù hợp với doanh nghiệp bạn hay không. Bạn có thể liên hệ với
Hiệp hội, đơn vị tổ chức hội chợ hoặc tìm kiếm thông tin trên
internet.
+ Xác định các mặt hàng mà doanh nghiệp bạn muốn trưng bày
tại hội chợ.
+ Nhận biết vị trí, kích cỡ gian hàng của doanh nghiệp bạn và


chuẩn bị cách thiết kế gian hàng và trưng bày sản phẩm tại gian
hàng. Bạn có thể thuê nhà thiết kế gian hàng chuyên nghiệp. Một
vấn đề cũng rất quan trọng nữa là bạn cần thống nhất với các
doanh nghiệp Việt Nam khác cùng tham gia hội chợ về thiết kế và
chủ đề gian hàng để tạo nên ấn tượng tổng thể cho cả khu gian
hàng chung của doanh nghiệp Việt Nam.
+ Chuẩn bị hồ sơ doanh nghiệp và catalogue giới thiệu sản
phẩm dưới dạng bản in và bản mềm. Bạn cũng cần có bản mềm
về các thông tin này trên CD.
+ Chuẩn bị danh thiếp.
+ Đảm bảo có ít nhất một người thông thạo tiếng Anh trong đội
ngũ tham gia hội chợ của doanh nghiệp bạn.
+ Mang theo máy ảnh số và/hoặc máy quay video.
Trong thời gian hội chợ:
+ Trưng bày các sản phẩm của doanh nghiệp bạn theo đúng
thiết kế đã chuẩn bị trước.
+ Luôn sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh trong gian hàng.
+ Cần trao đổi danh thiếp, giới thiệu về sản phẩm của doanh
nghiệp bạn, trao đổi với các khách hàng tiềm năng và cung cấp
cho họ hồ sơ doanh nghiệp và catalogue giới thiệu sản phẩm.
+ Đi thăm quan và chụp ảnh các gian hàng và sản phẩm của đối
thủ cạnh tranh, qua đó bạn có thể học hỏi từ các đối thủ cạnh
tranh.

Sau hội chợ:

+ Gửi email cám ơn các khách hàng tiềm năng đã tham quan
gian hàng của doanh nghiệp bạn và nhắc nhở họ về mối quan hệ
kinh doanh tiềm năng.
+ Trao đổi với các nhà tổ chức/các doanh nghiệp tham gia triển

lãm để phân tích và rút ra được những bài học từ việc tham gia
hội chợ.

2 Website

Thương mại điện tử ngày càng trở nên quan trọng trong giao dịch
quốc tế. Cả người bán và người mua đều nhận thấy sự thuận tiện
và hiệu quả chi phí khi giao dịch qua internet. Với mặt hàng dệt
may, bạn có thể tham khảo một số trang web như:
, ,
hoặc .

3 Liên lạc trực tiếp vớI khách hàng

Liên lạc trực tiếp với các khách hàng là một công cụ marketing
tốt. Liên lạc trực tiếp có thể dưới các hình thức: gửi email hoặc
gặp mặt trực tiếp với khách hàng. Để có thể giao dịch thành công
qua email, bạn cần lưu ý:

Thứ nhất, bạn phải thực hiện nghiên cứu về từng khách hàng
mục tiêu theo cách mua hàng của họ (mua trực tiếp, qua các đại
lý hoặc các tổ chức thu mua) để đáp ứng yêu cầu của họ (về giá
cả, chất lượng, mẫu mã, tiêu chuẩn ISO, SA 8000 ). Bạn có thể
tìm hiểu thông tin về khách hàng bằng cách truy cập vào các
trang web của họ hoặc liên hệ với hiệp hội ngành hàng.

Thứ hai, email của bạn cần phải được viết và gửi tới đúng khách
mua. Cách thức liên lạc của bạn cần phải rất chuyên nghiệp.
Trong bản email ban đầu, bạn có thể giới thiệu tóm tắt về doanh
nghiệp của bạn như: lịch sử hình thành, sản phẩm, chứng nhận

chất lượng, năng lực sản xuất, năng lực thiết kế, các khách hàng
đã có và người liên hệ.
Bạn cũng có thể gửi kèm theo email một số ảnh sản phẩm của
doanh nghiệp bạn để thu hút sự quan tâm của khách hàng. Bạn
cũng nên chuẩn bị trước tài liệu giới thiệu về tiêu chuẩn chất
lượng sản phẩm của doanh nghiệp bạn hoặc cuốn sách nhỏ
(brochure) giới thiệu về doanh nghiệp, bao gồm: hồ sơ và sản
phẩm của doanh nghiệp và trong email gửi khách hàng tiềm năng
bạn có thể hỏi họ xem liệu họ có muốn nhận những tài liệu đó
không.
Bạn có thể kết hợp việc gặp gỡ trực tiếp với khách hàng khi tham
gia hội chợ thương mại. Bạn cần hẹn trước với khách hàng. Khi
tới gặp khách hàng, bạn nhớ mang theo những thứ đặc biệt cần
thiết như: danh thiếp, hồ sơ công ty, catalogue giới thiệu sản
phẩm và mẫu hàng. Sau buổi gặp gỡ, bạn hãy nhớ gửi thư cám
ơn khách hàng.

4 Nhắc nhở khách hàng hiện tại
Thay vì thụ động chờ khách hàng quay trở lại, bạn cần tích cực,
chủ động liên hệ với khách hàng hiện tại. Bạn có thể đưa ra một
số lý do tốt để nhắc nhở khách hàng, chẳng hạn như: daonh
nghiệp bạn ra mắt sản phẩm mới hoặc đạt chứng nhận tiêu
chuẩn nào đó. Bạn cũng có thể hỏi khách hàng xem họ có hài
lòng với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp bạn hay không,
bạn cần phải làm gì để thỏa mãn hơn nữa nhu cầu của họ và thể
hiện rằng bạn mong muốn được giao dịch kinh doanh với họ
nhiều hơn nữa. Bạn nên xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách
hàng và cư xử với mỗi khách hàng tận tình như một khách hàng
chính duy nhất của mình.

×