Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tắm thuốc – phương pháp chữa bệnh độc đáo của đông y pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.19 KB, 4 trang )

Tắm thuốc – phương pháp chữa bệnh độc
đáo của đông y

Tắm rửa là một nhu cầu vệ sinh tự nhiên của con người nhằm mục đích tẩy rửa các
chất bẩn trên da, làm cho cơ thể trở nên sạch sẽ. Nhưng không chỉ có vậy, trải qua
quá trình tích lũy kinh nghiệm không ngừng, con người còn thấy rằng: tắm rửa còn
có tác dụng phòng chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khỏe ở một mức độ nhất
định, đặc biệt là khi tắm rửa bằng nước nóng. Hơn thế nữa, dần dần con người còn
biết sử dụng các dược vật chế thêm vào nước dùng để tắm rửa, nhằm mục đích
nâng cao hiệu quả phòng chống bệnh tật. Ở phương Đông, phương pháp này được
cổ nhân gọi là dược dục liệu pháp (DDLP).
DDLP là gì?
Về cơ bản, có thể hiểu DDLP là phương pháp cho thêm vào nước thường hoặc trực tiếp
sử dụng dịch thuốc Y học cổ truyền làm nước để tắm rửa toàn thân hay cục bộ nhằm mục
đích phòng chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Đây là một trong những
phương pháp chữa ngoài của Y học cổ truyền (ngoại trị) được tiến hành theo lý luận của
Đông y, kết hợp tác dụng của hai liệu pháp: thủy trị liệu và dược vật trị liệu. Về danh
pháp tiếng Việt, xin tạm gọi là phương pháp tắm thuốc.
Ảnh minh họa (corbis)
DDLP có từ bao giờ?
DDLP có một lịch sử rất lâu đời. Ở Trung Quốc, sách “Lã ký” đã viết: “Đầu hữu nang tắc
mộc, thân hữu bệnh tắc dục” (đầu bị lở loét nên gội, thân mình có bệnh nên tắm). Y thư
cổ “Hoàng Đế nội kinh” cũng đã bàn đến DDLP trong nhiều chương mục. Ví như
chương “Âm dương ứng tượng đại luận” đã viết: “Kỳ hữu và giả, tứ hình dĩ vi hãn”, ý
muốn nói: nếu bị ngoại tà xâm nhập nên tắm ngâm làm cho ra mồ hôi để tà khí theo đó
mà ra ngoài. Đặc biệt, trong những y thư chuyên khảo về vấn đề này phải nói đến cuốn
“Lý thược biền văn” của y gia Ngô Sư Cơ, đại biểu lỗi lạc của DDLP. Tác phẩm này đã
đề cập một cách có hệ thống từ cơ sở, lý luận đến kinh nghiệm thực tiễn trong việc vận
dụng DDLP để điều trị khá nhiều chứng bệnh thuộc các chuyên khoa, với 79 phương
thuốc tắm ngâm độc đáo.
Ở nước ta, kinh nghiệm dân gian sử dụng DDLP cũng khá phong phú. Việc dùng nước


sắc cây cỏ tắm ngâm để điều trị các chứng thấp khớp, dị ứng lở ngứa, trĩ hạ… cũng đã
được lưu truyền trong dân gian từ rất sớm. Trong các tác phẩm của mình, danh y Tuệ
Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông cũng đã ghi chép lại khá nhiều các kinh nghiệm sử dụng
DDLP trong phòng chống bệnh tật và bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, chúng ta không có
những y thư chuyên bàn về vấn đề này một cách có hệ thống.
DDLP có mấy loại?
Tùy theo phần thân thể ngâm trong dịch thuốc nhiều hay ít người ta thường chia làm 3
loại: toàn thân dược dục, bán thân dược dục và cục bộ dược dục.
Toàn thân dược dục: là cách ngâm toàn bộ cơ thể trong dịch thuốc được chứa trong bồn
có dung tích 250-300 lít từ 20-30 phút, mỗi ngày 1 lần, 10 lần là 1 liệu trình. Thường
dùng cho các bệnh lý nội khoa và da liễu.
Bán thân dược dục: là cách ngâm nửa dưới cơ thể trong dịch thuốc, bệnh nhân ngồi tới
rốn. Mỗi lần ngâm trong 20 -30 phút, mỗi ngày 1 lần, 10 lần là 1 liệu trình. Loại này
thường dùng cho các bệnh lý chi dưới như: viêm khớp gối, viêm tắc động mạch chân, liệt
bại hai chân.
Cục bộ dược dục: là cách ngâm chi thể hoặc một bộ phận của cơ thể trong dịch thuốc hay
tiếp xúc với dịch thuốc nhiều lần. Tùy theo cách thức và bộ phận được ngâm khác nhau
mà phân thành nhiều loại ngâm như: tay, chân, ngâm tứ chi, ngâm đầu, rửa mắt, rửa
mặt… ví dụ ngâm chân (tức dục) là loại bình thường dùng trên lâm sàng, được chia làm 2
hình thức, ngâm chân thấp và ngâm chân cao.
Cơ chế tác dụng DDLP
DDLP tác động lên cơ thể thông qua 2 yếu tố: tác dụng của thuốc và tác dụng của nước.
Trải qua quá trình bào chế, đun nấu các loại chất có tác dụng chữa bệnh trong dược liệu
sẽ hòa tan vào nước hoặc tỏa ra theo hơi nước tác động trực tiếp lên da và niêm mạc hoặc
ngấm vào trong cơ thể phát huy tác dụng chữa bệnh. Tác động trực tiếp bên ngoài thường
được ứng dụng cho các bệnh lý ngoài da, bệnh vùng hậu môn và bộ phận sinh dục ngoài,
bệnh mắt, các thương tổn phần mềm do sang chấn… nhờ khả năng sát khuẩn, tiêu viêm,
giảm đau, chống phù nề, chống ngứa… của dịch thuốc. Hoạt chất ngấm vào trong cơ thể
thông qua 2 con đường: ngấm qua niêm mạc mũi miệng do hít hơi thuốc và thẩm thấu
qua da. Tác động bên trong chủ yếu được ứng dụng cho các bệnh lý nội khoa. Tuy nhiên,

cả 2 con đường tác động bên ngoài và tác động bên trong ít khi thực hiện riêng rẽ mà
thường hiệp đồng tương hỗ với nhau.
Nước tác động lên cơ thể nhờ 2 yếu tố: nhiệt độ và áp lực. Độ ấm của dịch thuốc có tác
dụng làm giãn mạch toàn thân và tại chỗ, thúc đẩy tuần hoàn huyết dịch, cải thiện công
năng hấp thu của da, làm giảm cơ và giảm đau. Đối với các vết thương xung huyết kỳ đầu
nếu ngâm trong dịch thuốc lạnh có khả năng làm co mạch và giảm xuất tiết. Áp lực của
nước có tác dụng xoa bóp các bộ phận được ngâm, thúc đẩy quá trình hồi lưu của máu và
dịch bạch huyết, làm giảm sưng nề và giảm đau.
Ngoài ra, theo quan niệm của Y học cổ truyền, dịch thuốc còn tác động lên các huyệt vị
châm cứu, phối hợp với các động tác xoa bóp khi ngâm sẽ giúp cho cơ thể điều chỉnh cân
bằng âm dương, phục hồi công năng của các tạng phủ và làm lưu thông huyết mạch.
Những vấn đề cần chú ý
Thực tế cho thấy, DDLP có tính an toàn cao và hầu như không có tác dụng phụ. Tuy
nhiên, trong khi thực hành cần chú ý mấy điểm sau đây:
Những người bị bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch, suy mạch vành, u mạch máu, suy
tim, tiền sử đã bị nhồi máu cơ tim, cơ địa đã xuất huyết không nên tắm, ngâm toàn thân
trong dịch thuốc có nhiệt độ trên 390C.
Phụ nữ đang hành kinh và người bị dị ứng với dịch thuốc không nên thực hành DDLP.
Trước và sau bữa ăn ít nhất 30 phút không nên tắm ngâm toàn thân. Trước khi ngủ không
nên thực hành
DDLP. Chú ý tránh tắm ngâm quá lâu, mùa đông cần đề phòng cảm lạnh.
ThS. Hoàng Khánh Toàn

×