Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ĐIỀU TRỊ ĐAU THẦN KINH TỌA (Kỳ 1) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.58 KB, 5 trang )

ĐIỀU TRỊ ĐAU THẦN KINH TỌA
(Kỳ 1)

I- ĐẠI CƯƠNG
Đau dây thần kinh tọa được định nghĩa là một hội chứng thần kinh có đặc
điểm chủ yếu là đau dọc theo lộ trình của dây thần kinh tọa và các nhánh của nó,
nguyên nhân thường do bệnh lý đĩa đệm ở phần thấp của cột sống.
Đau dây thần kinh tọa có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do những
tổn thương ở cột sống thắt lưng. Năm 1928, một nguyên nhân mới đã được phát
hiện đã làm thay đổi hẳn khái niệm về nguyên nhân gây bệnh, đó là thoát vị đĩa
đệm vùng thắt lưng.
- Sigwald và Deroux là những người đầu tiên mô tả hội chứng đau dây thần
kinh tọa (1764).
- Lasègue. C.E., Brissaud.E., Déjeurine J. J. đã chứng minh đây là bệnh đau
rễ chứ không phải đau dây (1914).
- Wirchow mô tả đĩa đệm, tuy chưa phải rõ ràng (1857), sau đó Goldnwait
J.E., Middleton và Teacher tách đau dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm thành
một thể riêng (1911).
- Schomorld G. (1925 - 51) là người mô tả rất kỹ về cấu trúc giải phẫu của
đĩa đệm (qua 10.000 cột sống).
- Alajouanine, Petit Dutaillis (1928 - 30), Mauric (1933) và Mixter và Barr
(1934) đã mô tả kỹ về lâm sàng và giải phẫu bệnh của thoát vị đĩa đệm.
- Từ 1937, đã có hàng loạt công trình nghiên cứu về đau dây thần kinh tọa
của Glorieux (1937), Bergouignan và Caillon (1939). Trong số này, trường phái
của De Sèze đã có những đóng góp rất lớn.
II- DỊCH TỄ HỌC
- Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 30 - 60.
- Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ gấp 3 lần.
- Đau thần kinh tọa có nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến nhất là thoát vị
đĩa đệm (chiếm 60 - 90% theo nhiều tác giả, 75% theo Castaigne. P).
III- NGUYÊN NHÂN


A. THEO YHHĐ:
Có nhiều nguyên nhân gây đau thần kinh tọa. Để dễ vận dụng trong thực
hành, người ta sắp xếp:
1. Thoát vị đĩa đệm: Đây là nhóm nguyên nhân thường gặp nhất, chiếm tỷ
lệ cao nhất trong các loại nguyên nhân khác.
2. Các bất thường cột sống thắt lưng cùng (mắc phải hoặc bẩm sinh).
- Mắc phải: viêm nhiễm tại chỗ (do bị lạnh, nhiễm khuẩn, nhiễm độc như
chì, tiểu đường …), di căn cột sống (K tiền liệt tuyến, K vú, u vùng chậu nhỏ, u
buồng trứng …).
- Bẩm sinh: Nhiều tác giả cho rằng trước khi chẩn đoán nguyên nhân đau
dây thần kinh tọa do các dị tật bẩm sinh, cần phải loại trừ thoát vị đĩa đệm và chỉ
xem các dị tật chỉ là yếu tố thuận lợi.
3. Các nguyên nhân trong ống sống: U tủy và u màng tủy, viêm màng nhện
tủy khu trú, abcès ngoài màng cứng vùng thắt lưng.
4. Một số nguyên nhân hiếm: khó chẩn đoán, thường chỉ xác định được sau
phẫu thuật như dãn tĩnh mạch quanh rễ, dãn tĩnh mạch màng cứng, phì đại dây
chằng vàng, rễ thần kinh thắt lưng L
5
hoặc cùng S
1
to hơn bình thường.
B. THEO YHCT:
Theo YHCT, hội chứng đau dây thần kinh tọa đã được mô tả trong các
bệnh danh “Tọa điến phong”, “Tọa cốt phong”, “Phong” trong hội chứng bệnh lý
này nhằm mô tả tính chất thay đổi và di chuyển của đau.
Một cách tổng quát, do triệu chứng quan trọng nhất của bệnh là đau nên
hội chứng đau dây thần kinh tọacó thể được tìm hiểu thêm trong phạm trù của
chứng “Tý” hoặc “Thống” (tùy theo nguyên nhân gây bệnh).
Nguyên nhân gây bệnh:
- Ngoại nhân: Thường là phong hàn, phong nhiệt, hoặc thấp nhiệt thừa lúc

tấu lý sơ hở xâm nhập vào các kinh Bàng quang và Đởm.
- Bất nội ngoại nhân: Những chấn thương (vi chấn thương) ở cột sống (đĩa
đệm) làm huyết ứ lại ở 2 kinh trên.
Những nguyên nhân này làm cho khí huyết của 2 kinh Bàng quang và
Đởm bị cản trở hoặc bị tắc lại, gây nên đau (không thông thì đau). Tùy theo bản
chất của nguyên nhân gây bệnh mà biểu hiện của đau sẽ khác nhau.
Nếu bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của Can và
Thận.
Sơ đồ nguyên nhân và cơ chế bệnh đau dây thần kinh tọa



×