Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đởm lạc kết thạch - đởm lạc cảm nhiễm (sỏi đường mật và viêm đường dẫn mật) (Kỳ 1) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.26 KB, 5 trang )

Đởm lạc kết thạch - đởm lạc cảm nhiễm
(sỏi đường mật và viêm đường dẫn mật)
(Kỳ 1)

1. Đại cương:
1.1. Theo quan điểm của YHHĐ.
- Cơ thể con người có khoảng 3 vạn tỷ tế bào gan. Mỗi tế bào gan có nhiều
chức năng, trong đó chức năng quan trọng là tổng hợp axit mật (như: acid cholic,
acid chenodesoxycholic) và tổng hợp muối mật. Khi vào ruột các chất này bị thủy
phân để thực hiện quá trình tiêu hoá; đa phần muối mật, axit mật được tái hấp thu
qua ruột và đến gan. Toàn bộ acid lithocholic được bài tiết ra theo phân.
- Sỏi mật là loại sỏi cholesterol ; là hậu quả của quá trình tổng hợp bài tiết
không đồng bộ một số chất: muối mật, lecithin và cholesterol của tế bào gan. Tình
trạng bão hoà cholesterol kéo dài hoặc cholesterol bình thường nhưng muối mật và
lecithin giảm thấp dẫn đến kết tủa cholesterol.
- Tăng bài tiết cholesterol thường do chế độ ăn giàu calo và/hoặc do dùng
một số thuốc: oetrogen, clofibrat. Một số bệnh lý ở ruột làm giảm chức năng hấp
thu muối mật cũng dẫn đến gan giảm bài tiết muối mật; cũng có thể gan sản xuất
muối mật giảm nhưng không tăng bài tiết cholesterol. Ngoài ra, bệnh lý sỏi mật
còn liên quan đến tuổi cao, liên quan đến vai trò tái hấp thu nước làm cô đặc
cholesterol và bài tiết chất mucus. Chất này cũng có tác dụng làm cholesterol và
sắc tố mật kết tủa.
- Sỏi mật là một bệnh phổ biến ở nước ta. Trong phạm vi các bệnh gan mật
thì bệnh sỏi mật đứng hàng thứ 2 sau viêm gan các loại và là nguyên nhân quan
trọng nhất của nhiễm khuẩn đường mật (90% các trường hợp). ở nước ta, sỏi
đường mật lớn chiếm (95%), sỏi ở túi mật rất ít.

1.2. Theo Y học Cổ truyền.
Y học Cổ truyền phương Đông thường mô tả chứng bệnh này trong các
phạm trù “hiếp thống, phúc thống, hoàng đản”. Đông y cho rằng, bản chất của
bệnh là do can đởm khí uất, thấp nhiệt uẩn kết, chức năng của can đởm bị trở ngại,


lưu trệ, dịch mật ứ lâu không lưu thông thì ngưng trệ mà thành sỏi.
Thực tế cho thấy, ứng dụng thuốc cổ truyền có thể khống chế được viêm
nhiễm, bài trừ được sỏi, điều tiết được công năng của đường mật. Vì vậy, cần phải
nghiêm túc chọn lọc trong chỉ định phẫu thuật và chỉ định điều trị sỏi theo phương
pháp của Đông y chính xác sẽ thu được hiệu quả tương đối cao.

1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán theo Y học hiện đại.
- Triệu chứng lâm sàng điển hình: cơn đau quặn gan, sốt, hoàng đản; hội
chứng tắc mật; tái phát nhiều lần.
- Cần phải chẩn đoán loại trừ tình trạng cấp cứu và biến chứng: viêm phúc
mạc mật, sốc nhiễm khuẩn, viêm túi mật cấp tính, chảy máu đường tiêu hoá và
viêm tuỵ cấp.
- Những trường hợp không có triệu chứng lâm sàng điển hình thì cần phải
kết hợp xét nghiệm cận lâm sàng để xác định chẩn đoán. Thông tá tràng hút dịch
mật, siêu âm và chụp cắt lớp tỉ trọng có độ tin cậy rất cao (95%); chụp đường mật
có thuốc cản quang, chụp đường mật ngược dòng, chụp đường mật trực tiếp, soi ổ
bụng Tất cả đều có thể tiến hành được khi có chỉ đinh cần thiết cho chẩn đoán và
điều trị.
- Sỏi đường mật cần được chẩn đoán phân biệt với: u đầu tuỵ, viêm tuỵ
mạn thể tắc mật, ung thư bóng Vater, viêm vi quản mật tiên phát và những trường
hợp hoàng đản không do tắc mật.

2. Trung y chẩn liệu:
Dựa vào biểu hiện của sỏi mật trên lâm sàng, y học Cổ truyền chia 3 nhóm
chứng bệnh:
- Thời kỳ phát bệnh hoặc là viêm nhiễm tương đối nặng thuộc về thấp nhiệt
nội uẩn.
- Thời kỳ cấp tính viêm mủ đường mật phần nhiều thuộc nhiệt về độc
phiên xi tích thịnh.
- Thời kỳ ổn định hoặc sau khi sỏi được bài xuất (thời kỳ hoãn giải) đa

phần thuộc về khí trệ can uất.

2.1. Nguyên nhân, cơ chế sinh bệnh.
Bản chất bệnh phần nhiều do tình chí u uất, ẩm thực thất tiết, ăn quá nhiều
chất dầu nhờn, hoặc giun đũa ngược lên (hồi trùng thượng nhiễu), chuyển hóa thất
điều làm cho can đởm khí uất, thấp nhiệt uẩn kết, chức năng can đởm trở ngại,
dịch mật ứ lâu không lưu thông sẽ ngưng kết mà thành sa thạch (sạn sỏi).
Vị trí chủ yếu là ở can đởm, nhưng thường ảnh hưởng đến tỳ vị, đặc biệt là
khi bệnh lâu ngày chuyển sang mãn tính hoặc bệnh ở giai đoạn hồi phục thì triệu
chứng của tỳ vị càng biểu hiện rõ.
Tính chất bệnh tà thực là chính, do đởm vốn cương trực thường biểu hiện
cang thịnh. Tà thực gồm có: khí uất, huyết ứ, thấp nhiệt, nhiệt độc khác nhau. Cho
nên diễn biến bệnh lý gồm 4 giai đoạn khác nhau: uất, kết, nhiệt, ứ.
Trong quá trình diễn biến bệnh lý, các nhóm triệu chứng không diễn ra độc
lập riêng lẻ, mà trong điều kiện nhất định giữa chúng có sự chuyển hóa hỗ tương,
phối hợp.
Ví dụ: can uất khí trệ có thể chuyển thành thấp nhiệt nội uẩn; hoặc nhiệt
độc phiền xí và nhóm thấp nhiệt nội uẩn cũng có thể phát triển thành nhóm nhiệt
độc tích thịnh. Trái lại, nhiệt độc tích thịnh hóa nhiệt nếu được điều trị tích cực có
thể trở thành nhóm khí trệ can uất.

×