Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đởm lạc kết thạch - đởm lạc cảm nhiễm (sỏi đường mật và viêm đường dẫn mật) (Kỳ 2) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.74 KB, 5 trang )

Đởm lạc kết thạch - đởm lạc cảm nhiễm
(sỏi đường mật và viêm đường dẫn mật)
(Kỳ 2)

2.1.1Sườn thống.
Thường là triệu chứng chủ yếu của chứng sỏi mật; can ở dưới sườn kinh
mạch của can phân bố 2 bên sườn; đởm là biểu lý của can thuộc, mạch của nó
cũng tuần hành ở bên sườn. Nếu như tình chí uất ức, can khí uất kết, hoặc là khí
uất lâu ngày, khí trệ huyết ứ, huyết ứ đình tích làm cho tỳ mất kiện vận, thấp nhiệt
nội kết, khí cơ không thông điều có thể dẫn đến sa thạch (sạn sỏi) làm trở ngại
đởm lạc kinh mạch, vì vậy mà dẫn đến đau sườn.
2.1.2Phúc thống.
Triệu chứng của sỏi mật là đau bụng, thường là khi cảm phải ngoại tà hoặc
là ăn uống không đầy đủ (thất tiết), tình chí không điều đạt. Khi ngoại cảm phải tà
khí thì thấp nhiệt xâm lấn vào trong bụng làm cho tỳ vị mất điều hoà; rối loạn về
vận hóa và chuyển hóa sinh ra uất trệ ở bên trong, khí cơ trở trệ, bất thông tắc
thống, ẩm thực bất tiết, ăn nhiều chất béo nhờn, thấp nhiệt tích trệ kết tụ ở trường
vị sẽ ảnh hưởng tới vận hóa của tỳ, khí cơ không được thông, khí ở phủ thông
giáng bất lợi, vì vậy phát sinh đau bụng; tình chí thất điều can mất sơ tiết khí uất
huyết trệ hoặc là can khí hoành nghịch phạm đến tỳ vị dẫn đến tỳ vị bất hoà khí cơ
không thông mà dẫn đến phúc thống.

2.1.3 Hoàng đản.
Hoàng đản phát sinh chủ yếu là do thấp tà, ảnh hưởng đến chức năng các
tạng: can, đởm, tỳ, vị. Tỳ chủ về vận hóa mà ghét thấp. Nếu như ẩm thực thất tiết,
ăn nhiều chất dầu, chất mỡ, uống nhiều rượu hoặc là ngoại cảm phải tà khí thấp
nhiệt đều có thể dẫn đến chức năng của tỳ vị bị tổn thương.
Tỳ không kiện vận được, thấp tà tụ trở ở trung tiêu sẽ sinh ra tỳ vị thăng
giáng thất thường. Tỳ khí bất thăng tất nhiên là can khí uất kết, bất năng sơ tiết, vị
khí bất giáng lại thêm sa thạch trở trệ đởm đạo làm cho dịch mật chuyển vận bài
tiết thất thường. Thấp tà uất trệ, dẫn đến dịch mật xâm nhập vào huyết dịch, ứ ở


cơ phu mà phát sinh ra vàng da, hạ lưu xuống bàng quang gây nên tiểu tiện vàng.

2.1.4 Nhiệt thịnh.
Hàn nhiệt vãng lai do đởm thạch trở trệ, khí cơ uất kết lâu ngày sinh ra hỏa
nhiệt; ẩm thực bất tiết thương tỳ, thấp nhiệt xâm lấn vào trong, thấp nhiệt uẩn kết
can đởm, lý nhiệt tích thịnh, đởm dịch bất thông gây nên sốt cao. Ngoại tà lũng
biểu ảnh hưởng đến chức năng vệ khí - cơ biểu bất cố nên sợ lạnh. Nếu như ngoại
tà từ biểu chuyển vào trong hoặc là lý tà chuyển ra ngoài sẽ dẫn đến chứng tà -
chính tương bác; tà thắng tất sợ lạnh, chính thắng tất phát sốt. Vì vậy, lâm sàng
biểu hiện triệu chứng của hàn nhiệt vãng lai.

2.2. Đặc điểm của tứ chẩn.
2.2.1. Vọng chẩn.
+ Nhìn về sắc da: gò má, củng mạc, cơ phu sắc vàng tươi là hoàng đản thấp
nhiệt. Nếu như sắc ám muội là huyết ứ, bệnh thuộc can đởm. Nếu như bì phu xuất
hiện ban điểm huyết ứ (xuất huyết) tức là nhiệt độc bức huyết vong hành.
+ Thiệt chẩn: nếu như can uất khí trệ thì thường là rêu lưỡi trắng mỏng
hoặc là vàng mỏng; chất lưỡi ám tía là huyết ứ; lưỡi nhợt rêu trắng nhuận là tỳ vị
dương hư; rêu lưỡi vàng nhờn là thấp nhiệt nội uẩn. Nếu mà nhiệt nặng thì đa phần
là rêu lưỡi vàng táo; nếu rêu lưỡi vàng ráo hoặc là vàng đen, chất lưỡi hồng giáng
là nhiệt độc tích thịnh.
2.2.2. Văn chẩn.
Sườn phúc đông thống nhiệt độc tích thịnh dẫn đến tinh thần hôn muội, có
thể loạn ngôn, hô hấp cấp xúc hoặc là âm thanh nhỏ nhẹ là thuộc hư chứng; thực
chứng là nói to, khí thô ; hư chứng là nói nhỏ, thiếu khí.
2.2.3. Vấn chẩn.
+ Về hàn nhiệt: phát bệnh cấp tính, có thể gặp hàn nhiệt vãng lai hoặc là
phát sốt sợ rét. Nếu thấp nhiệt nội uẩn thì sốt cao kéo dài; nếu hỏa độc quá thịnh,
tà chính tương tranh, chính bất thắng tà, chính hư tà hãm, dương khí hư thoát sinh
ra tứ chi quyết lạnh.

+ Về ăn uống (ẩm thực): ăn kém đa phần là tỳ vị hư nhược khí trệ; miệng
đắng, miệng khô, không khát hoặc khát mà không thích uống nhiều là thuộc về
thấp nhiệt uẩn kết; mồm khô, miệng khô mà không muốn ăn uống là huyết ứ; thấp
nhiệt, nhiệt độc đều có thể dẫn đến ứ.
+ Nhị tiện: đại tiện bí kết, khô táo khó giải là thực chứng, là nhiệt chứng;
tiểu tiện vàng đỏ đục là thấp nhiệt, tiểu tiện vàng mà ít là thực nhiệt.
+ Vấn về ngực bụng: mạng sườn phía bụng trên bên phải đau đớn là bệnh
thuộc can đởm; sườn bên phải đau cấp hoặc đau chướng có khi lan ra sau lưng ,
lan lên vai là khí trệ; ngực và bụng trên bĩ mãn (đầy tức) là thấp trở. Nếu như xuất
hiện đau nhói, đau ở vị trí cố định, đau khi kích thích (sờ nắn) là huyết ứ.
+ Vấn về quá trình điều trị: chứng sỏi mật thường diễn biến có một quá
trình dài, một số bệnh nhân ở thời kỳ phát bệnh không nặng lắm nên không điều trị
mà bệnh có thể tự ổn định. Một số bênh nhân tuy có điều trị nhưng không được
liên tục và không đúng cách nên bệnh sỏi hay tái phát từng đợt và nặng dần.
2.2.4. Thiết chẩn.
+ Mạch chẩn: thường thấy mạch huyền là biểu hiện can uất khí trệ; nếu như
thấp nhiệt nội uẩn thì mạch huyền sác hoặc hoạt sác; nếu như nhiệt độc tích thịnh
thì mạch huyền sác hoặc tế sác; nếu như hoả độc quá thịnh, chính hư tà hãm có thể
thấy mạch vi muốn tuyệt.
+ Súc chẩn: bì phu nóng là nhiệt chứng. Nếu nhiệt quyết, tân thoát sẽ thấy
tứ chi lạnh.

×