Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đởm lạc kết thạch - đởm lạc cảm nhiễm (sỏi đường mật và viêm đường dẫn mật) (Kỳ 4) pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.66 KB, 5 trang )

Đởm lạc kết thạch - đởm lạc cảm nhiễm
(sỏi đường mật và viêm đường dẫn mật)
(Kỳ 4)

3.2.3. Thể nhiệt độc phiên xí (nhiệt độc nhiễu loạn xâm chiếm).
Tương đương với thời kỳ sỏi đường mật có viêm nhiễm đường mật hóa mủ,
cản trở đường mật cấp tính. Thể bệnh này thường do thấp nhiệt nội uẩn mà phát
triển thành; cũng có thể do can uất khí trệ phát triển tới. Vì vậy, trong pháp trị phải
chú ý tới cả hai nhóm: vừa trừ thấp nhiệt, vừa hành khí trệ. Ngoài ra, còn có thể do
hoả độc tích thịnh mà thành hao thương tân dịch, huyết bại, nhục kiệt hoặc chính
bất năng thắng tà hoặc đặc điểm của dương khí hư thoát.
- Triệu chứng: đau liên tục kịch liệt vùng bụng trên bên phải, hạ sườn nổi u
cục bĩ tức, bụng co cứng đầy, cự án; vàng da nặng; tiểu tiện ít sắc đỏ, đại tiện bí
kết; thần hôn, loạn ngôn; rêu lưỡi vàng khô hoặc vàng đen, chất lưỡi hồng giáng;
mạch huyền sác hoặc tế sác; thậm chí có thể thấy tứ chi quyết lạnh, đại hãn lâm li,
tinh thần uỷ mị, mạch vi muốn tuyệt hoặc triệu chứng nguy kịch là mạch trầm tế
vô lực.
- Phương pháp điều trị: thanh doanh lương huyết giải độc, thông hạ bài
thạch phù chính - trừ tà, hồi dương cứu thoát.
- Phương thuốc thường dùng: thanh nhiệt lương huyết thông hạ. Dùng
“đởm đạo bài thạch thang 2” hợp phương “tê giác địa hoàng thang”. Nếu cần hồi
dương cứu thoát thì dùng “sâm phụ thang” hoặc “sinh mạch tán”.
3.3. Thuốc nghiệm phương (phương thuốc kinh nghiệm).
+ Đau sườn :
Nhân trần 30 - 60g
Hương phụ 6g
Ngạnh mễ 100g
Đường trắng vừa đủ.
+ Bụng đau:
- Hoắc hương 9g, hoàng liên 6g, sinh khương 6g. Tất cả sắc nước, ngày
uống 2 lần.


- Sinh thạch cao 90 - 100g, phan tả diệp 3 - 5g, ngạnh mễ 100g. Thạch cao
sắc trước, trộn bột phan tả diệp và ngạnh mễ; ngày 1 thang chia 2 lần uống.
+ Hoàng đản (vàng da):
- ý dĩ nhân, ngạnh mễ liều bằng nhau; nấu ăn hàng ngày đến khi khỏi
bệnh.
+ Sốt cao:
Châm tả hợp cốc, khúc trì ; phối hợp huyệt: đởm du, trung quản, túc tam lý,
dương lăng tuyền; lưu châm 30’.
3.4. Phối hợp và dự phòng.
- Thời kỳ sỏi đã bài xuất, bệnh ổn định (bệnh hoãn giải): người bệnh phải
có qui tắc điều đạt tình chí, lao động thích hợp, điều tiết ẩm thực.
- Thời kỳ sỏi phát tác cản trở đường mật, viêm nhiễm đường mật thì phải
theo dõi chặt chẽ về huyết áp, mạch, nhiệt độ, tình hình bệnh chuyển biến để kịp
thời xử lý. Chú ý quan sát tính chất đau bụng, chu kỳ đau, cơn đau liên tục, đau
cục bộ hay toàn bộ để ngừng thuốc giảm đau; sau điều trị đều phải chú ý lưu phân
kiểm tra. Nếu như bệnh nặng phải chuẩn bị kết hợp phẫu thuật khi cần thiết.
- Đối với giai đoạn sỏi cản trở đường mật, viêm nhiễm đường mật nặng hóa
mủ thì phải theo dõi nghiêm ngặt, tích cực nâng đỡ chính khí toàn thân; phải kết
hợp y học hiện đại, hồi sức cấp cứu, chuẩn bị phẫu thuật kết hợp.
- Dự phòng:
Ăn uống hợp lý, hạn chế chất béo, chất ngọt, vệ sinh phòng giun đũa.
Nếu có giun chui ống mật phải điều trị giun. Sau khi bài trùng phải tích cực
uống thuốc thanh nhiệt lợi đởm 1 - 2 tuần để rửa sạch đường mật, tiêu trừ viêm
nhiễm, phòng sỏi tái phát.
Phải uống thuốc thư can lợi đởm để loại trừ nguyên nhân (rối loạn chức
năng đường mật, triệu chứng không rõ ràng, bệnh nhân không để ý), dự phòng tái
phát cấp tính.
Sau khi sỏi đã bài xuất vẫn cần phải duy trì uống thuốc sơ can lợi đởm thêm
1 thời gian để củng cố hiệu quả điều trị, dự phòng sỏi tái phát.
Điều trị phẫu thuật lấy sỏi là cần thiết để cứu sống tính mạng bệnh nhân

nhưng đặc điểm bệnh liên quan đến chuyển hoá nên tái phát là phổ biến.
3.5. Phải cấp cứu.
Đau bụng dữ dội kịch liệt, sỏi gây ứ tắc đường mật thì phải dùng pháp
thông hạ, nếu như không hoãn giải có thể dùng thuốc giảm đau dạng tiêm.
Điều trị viêm nhiễm đường mật quan trọng là phải trên cơ sở dùng thuốc
thanh nhiệt - giải độc của Trung y và phải dùng thêm kháng sinh, sinh tố thì sẽ có
hiệu quả tốt.
Nếu xuất hiện thần hôn, loạn ngôn, đại hãn lâm ly, tiểu ít, có triệu chứng
mạch vi nhiệt quyết, tâm thoát thì trên cơ sở ứng dụng pháp thanh doanh thang
giải độc, dùng thêm thuốc hồi dương cứu nghịch ; đồng thời kết hợp thuốc y học
hiện đại ( truyền dịch, bổ sung điện giải ).
Nôn khan hoặc nôn mửa rõ thì dùng chế phẩm dạng tiêm của bài thuốc cổ
phương “bình vị tán” .
* Chỉ định chuyển phẫu thuật khi:
- Điều trị các phương pháp Y học Cổ truyền không kết quả mà triệu chứng
nặng dần.
- Bệnh tái phát cấp tính có biểu hiện nhiễm độc mật.
- Hoại thư túi mật, thủng loét đường mật, chảy máu đường mật.

×