Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đởm lạc kết thạch - đởm lạc cảm nhiễm (sỏi đường mật và viêm đường dẫn mật) (Kỳ 5) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.36 KB, 5 trang )

Đởm lạc kết thạch - đởm lạc cảm nhiễm
(sỏi đường mật và viêm đường dẫn mật)
(Kỳ 5)

3.6. Tham khảo chẩn liệu.
Tiêu chuẩn phân nhóm biện chứng Trung y (Hội thảo toàn quốc bệnh lý
đường mật, 1979).
* Can uất khí trệ.
Đau âm ỉ vùng sườn phải, có lúc lan lên lưng và vai phải.
Phần ngực và bụng đầy tức, miệng đắng họng khô.
Rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền.
* Thấp nhiệt nội uẩn.
Sườn phải đau tức, cự án, bụng trên chướng đầy.
Da vàng toàn thân, tiểu vàng, tiện bế.
Rêu lưỡi nhiều vàng nhờn, nếu nhiệt nặng thì rêu lưỡi vàng khô; mạch
huyền sác hoặc hoạt sác.
* Nhiệt độc phiên xí (tích thịnh).
Hàn chiến cao thiêu, đau bụng càng nặng dần; hoàng đản nặng lên, niệu ít
sắc đỏ, đại tiện bí kết.
Thần hôn loạn ngôn, đại hãn xuất, huyết áp hạ thấp.
Rêu lưỡi vàng khô hoặc vàng đen, chất lưỡi hồng giáng; mạch tế vô lực.
4.Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả điều trị (hội nghị Trung - Tây y kết hợp
toàn quốc trung quốc, 1979):
4.1.Tiêu chuẩn.
+ Hiệu quả tốt:
Hết hoàn toàn triệu chứng thực thể: đau, sốt, vàng da.
Có sỏi bài tiết theo phân.
Kiểm tra siêu âm, chụp cản quang không còn sỏi .
+ Có chuyển biến tốt:
Triệu chứng lâm sàng giảm nhiều hoặc 1 phần sỏi bài xuất, hoặc sỏi thu
nhỏ.


+ Không kết quả:
Triệu chứng lâm sàng không có chuyển biến gì.
Không thấy sỏi bài xuất qua phân.
4.2. Một số danh y chẩn liệu đặc sắc.
- Đường Sinh Thọ (Trung y dược Cát lâm , 1984) dùng bài thuốc kinh
nghiệm: kê nội kim 15g, kim tiền thảo 30g; tác dụng của bài thuốc này là bài thạch
- tán kết. Sau khi hết sỏi thì dùng “tiểu sài hồ thang” gia nội kim để duy trì kết
quả và đề phòng tái phát.
- Vương Văn chính (Tạp chí Y dược học Sơn Đông ,1986) dùng bài thuốc :
Kim tiền thảo 30g Uất kim 12g
Sài hồ 10g Nhân trần 20g
Đào nhân 8g Hồng hoa 10g
Xích thược 15g Đan sâm 20g
Thanh đại diệp 12g Điền cơ hoàng 12g
Mỗi ngày sắc một thang chia 2 lần uống.
- Trọng Kiên Hoa ( Tạp chí Y dược học Trung Quốc,1991) tác giả còn dùng
thêm: sơn tra 6g, kê nội kim 12g, quất bì 10g.
Phương thuốc cơ bản của Quan Tập (Trung y dược Hắc Long Giang, 1986).
Sài hồ 12g Chỉ thực 10g
Kê nội kim 10g Bạch thược 15g
Mộc hương 8g Uất kim 12g
Hoàng cầm 10g Huyền minh phấn 10g
Hậu phác 10g Cam thảo
8g
Chế đại hoàng 8g Sao hoàng liên 6g.
Sắc nước uống mỗi ngày một thang chia 2 lần uống, thời gian uống thuốc
kéo dài nhất 22 tuần, ngắn nhất 4 tuần, trung bình 8 tuần.
Kết quả: khỏi 18/128 (14%), hiệu quả rõ 16/128 (13%) chuyển biến tốt
81/128 (63%), không hiệu quả 13/128 (10%), tổng số hiệu quả 90% .
- Quách Vĩnh Lập (Vân Nam, 1983) dùng bài thuốc:

Kim tiền thảo 30g Uất kim 12g
Khương hoàng 9g Đại hoàng 9g
Sao hoàng cầm 9g Mang tiêu 9g
Mộc hương 9g Sao sài hồ 12g
Hương phụ 12g Nhân trần 15g.
Mỗi ngày sắc một thang chia 2 lần uống.
- Điện châm: Trong khi dùng các bài thuốc nghiệm phương tác giả kết hợp
điện châm thường qui hoặc châm để cắt cơn đau. Các huyệt thường được tác giả
sử dụng: đởm du, dương khê, kỳ môn, nhật nguyệt, phục y liệu trình châm là 7 - 8
lần , một đợt điều trị từ 2 đến 3 liệu trình. Kết quả: 40/54 (74%) là hết sỏi, chuyển
biến tốt 8/54 (15%), phải chuyển phẫu thuật 6/54 (11%), tổng số hiệu quả là 89%.
- Tiên Quang Nghiệp (Trung y Tứ Xuyên , 1986) ứng dụng bài thuốc
“hoàng kim linh” gia thêm:
Đại hoàng 5g Hoàng cầm 15g
Khương hoàng 10 -20g Kê nội kim 12g
Kim ngân hoa 15 - 30g Uất kim 20 - 60g
Kim tiền thảo 20 - 40g Uy linh tiên 20g.
Mỗi ngày sắc một thang chia 2 lần uống . Sau một liệu trình điều trị là caõ
ngày tác giả thấy kết quả: khỏi 24/34, chuyển biến 9/34, không hiệu quả 1.


×