Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Viêm thận, tiểu cầu thận cấp tính (Kỳ 1) pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.8 KB, 5 trang )

Viêm thận, tiểu cầu thận cấp tính
(Kỳ 1)

1. Đại cương:
1.1. Khái quát về nguyên nhân bệnh lý:
Viêm thận, tiểu cầu thận cấp tính hay gọi tắt là viêm thận cấp tính, khởi
bệnh đột ngột, diễn biến ngắn. Tỷ lệ mắc bệnh nhiều nhất là tuổi học sinh và nhi
đồng, nam nhiều hơn nữ.
Bệnh khởi phát thường liên quan mật thiết với quá trình viêm, nhiễm trùng,
nhiễm siêu vi trùng trước đó. Thông thường chứng bệnh xuất hiện sau viêm nhiễm
từ 2- 3 tuần với các triệu chứng đặc trưng: phù thũng, cao huyết áp, đái máu và
protein niệu (albumin niệu), thậm chí đái ra cả huyết cầu tố.
Đa số các bệnh nhân sau khi điều trị 4 - 8 tuần, các triệu chứng thuyên
giảm và khỏi hoàn toàn; tuy nhiên một số trường hợp có thể phát triển thành viêm
thận mãn tính.

1.2. Theo y học hiện đại :
Hầu hết viêm thận cấp tính có liên quan đến viêm nhiễm cấp tính, quan
trọng là có ảnh hưởng đến tiểu cầu thận theo cơ chế tự miễn dịch.
+ Nguyên nhân:
- Vi sinh vật gây viêm nhiễm phần nhiều là vi khuẩn (liên cầu khuẩn là
nhiều nhất, số ít là tụ cầu, phế viêm song cầu khuẩn và trực khuẩn thương hàn).
- Nhiễm độc tố bệnh truyền nhiễm ( thủy đậu, sởi ) và nhiễm ngược
nguyên trùng (ký sinh trùng sốt rét).
- Viêm thận cấp tính không phải do các nguyên nhân viêm nhiễm trực tiếp
kể trên gây nên, mà là sau viêm nhiễm do phản ứng miễn dịch phức hợp giữa
kháng nguyên - kháng thể lắng đọng ở cầu thận dẫn đến; hay gặp nhất là viêm
nhiễm do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm B mà trước đó thường gây viêm họng,
viêm amydan, viêm da mụn mủ, viêm tai giữa, tinh hồng nhiệt.
Phức hợp kháng nguyên - kháng thể lắng đọng ở màng đáy tiểu cầu thận tạo
nên tổn thương mãn tính ở màng đáy tiểu cầu thận, màng đáy bị thâm nhiễm tan


ra, tăng sinh và xơ hóa , sau đó tổn thương nội mạc huyết quản của màng đáy tiểu
cầu thận.

2. theo Y học Cổ truyền:

Viêm thận thường được mô tả trong phạm trù “thủy thũng”, đa phần là do
ngoại tà xâm phạm, ẩm thực thất thường, lao quyện nội thương. Bệnh lâu ngày
thường ảnh hưởng đến các tạng (phế, tỳ, thận) luỵ đến bàng quang và tam tiêu; do
tiên thiên bẩm phụ bất túc hoặc do thể chất hư nhược cảm thụ ngoại tà, phong tà,
thủy thấp, nhiệt độc Sau khi cảm phải tà yếm ở trong có thể khoảng 1 - 4 tuần thì
phát bệnh. Tóm tắt nguyên nhân cơ chế bệnh lý như sau:

2.1. Phong hàn xâm lăng, phong thủy tương bác:
Nếu như do phong hàn thì phế khí uất kiệt; nếu do phong nhiệt thì phế khí
mất thanh thăng, tuyên giáng, trên không thể tuyên phát thể tân, dưới không thể
thông điều thủy đạo xuống bàng quang dẫn đến phong cát thủy trở, phong thủy
tương bác, bên trong phạm vào tạng phủ kinh lạc, bên ngoài thấm ra tứ chi cơ phu
mà phát bệnh.

2.2.Thủy thấp nội đình, tỳ mất kiện vận:
Khí hậu, hoàn cảnh tiền thấp hoặc vũ thủy, thủy thấp nội xâm, làm khốn trở
tỳ dương, tỳ mất vận chuyển bất năng thanh thăng giáng trọc dẫn đến thủy thấp
không thể hạ hành, tẩm ở cơ phu mà phát ra thủy thũng.
Nếu thấp nhiệt hạ trú, tổn thương hạ tiêu huyết lạc có thể dẫn đến niệu
huyết.
2.3. Sang thương nội độc tạng phủ:
Da nhiều mụn nhọt, tà độc nội xâm, tạng phủ bị hại dẫn đến phế mất thông
điều, tỳ mất kiện vận, thận bất năng chủ thủy ảnh hưởng đến công năng chuyển
hóa tân dịch, thủy thấp lưu trệ ở cơ phu mà thành thuỷ thũng. Nếu như nhiệt độc
tổn thương đến hạ tiêu sẽ gây nên huyết lạc, tiểu tiện có máu.

Ngoài ra, nhiệt độc uất ở can kinh gây hao tổn can âm, can dương thượng
nghịch dẫn đến đau đầu huyền vựng, thậm chí kinh quyết, thần hôn, tâm quí hoặc
thấp tà nội thịnh, tỳ thận suy kiệt, tam tiêu khí cơ trở tắc, thăng dương thất điều sẽ
phát sinh thiểu niệu, vô niệu, nôn khan hoặc nôn mửa, thậm chí hôn mê Đó là
chứng thuỷ độc nội bế.

3. Chẩn đoán:

- Tiền sử: Có viêm nhiễm trước đó 1 - 4 tuần.
- Khởi bệnh cấp tính :
Phát bệnh đột ngột, mức độ nặng hay nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, đa số hồi
phục hoàn toàn trong vòng 6 tháng đến 1 năm.
- Thường có phù, cao huyết áp hoặc có ure, có albumin niệu, huyết niệu, trụ
hình niệu, huyết tăng cao trong thời gian ngắn; siêu âm kiểm tra thận không thấy
bị nhỏ teo.

×