Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

NGHỆ THUẬT TẠO THIÊN CẢM BAN ĐẦU pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.98 KB, 6 trang )

NGHỆ THUẬT TẠO
THIÊN CẢM BAN ĐẦU
Rất nhiều học viên than phiền với tôi rằng, họ gặp khó khăn trong việc
bắt đầu câu chuyên và gây thiện cảm với người đối diện, mặc dù họ biết
mình là người tốt và chân thành, nhưng không biết cách làm sao cho
người khác cảm nhận được điều ấy. Bài viết này sẽ giúp những bạn học
viên ấy có những bí quyết cơ bản để gây dựng thiện cảm nhanh chóng.
Hãy luôn nhớ bạn chỉ có 30 giây để gây ấn tượng với người đối diện,
những gì xảy ra trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó sẽ quyết định
tương lai của toàn bộ mối quan hệ.

Bí quyết thứ nhất : Hãy luôn là chính mình
- Hãy là người chủ động xây dựng hình ảnh của chính mình. Trước hết
là về trang phục, vẻ ngoài của bạn phải tạo được ấn tượng tốt. Bạn nên
tham khảo các tư vấn về trang phục, trang điểm và trang sức (với nữ
giới) và về trang phục, diện mạo, phong cách ( với nam giới) để có cách
tạo ra vẻ ngoài phù hợp. Nguyên tắc BOSS của trang phục: mọi thứ trên
con người bạn phải phù hợp với bốn yếu tố Body ( vóc dáng), Occasion
( Dịp xuất hiện), Situation (Tình huống) và quan trọng nhất là Style
(Phong cách, cá tính).
- Luôn xác định rõ phong cách giao tiếp của mình ngay từ đầu. Nếu bạn
là người rụt rè, ít nói, bạn không cần phải huyên thuyên cười nói. Chỉ
cẩn một cái gật đầu nhẹ nhàng và một nụ cười thân thiện thay cho lới
chào hay câu nói cũng đủ tạo thiện cảm tốt. Nếu bạn là người mạnh mẽ,
xã giao thì bạn cũng không cần phải che dấu, bạn cứ chủ động tiến tới
chào hỏi và vui vẻ với người đối diện. Tuy nhiên, bạn cần để ý nhiều
hơn tới những ảnh hưởng mà phong cách giao tiếp của bạn đã tạo ra cho
người khác, xem xét thái độ và phản ứng của họ để điều chỉnh một chút
cho phù hợp. Bạn thử tự đánh giá xem trong những việc bạn đang làm,
điều gì mang lại hiệu quả, điều gì không. Nếu bạn gật đầu nhe nhàng và
cười nhưng người đó lại rất nhiệt thành và cởi mở thì bạn cần thoải mái


và nói nhiều hơn. Ngược lại nếu họ còn rụt rè và ít nói hơn bạn thì bạn
nên chủ động khơi gợi họ bằng các câu hỏi mở, nhưng đơn giản và dễ trả
lời.

Bí quyết thứ hai: Chủ động và tích cực khơi gợi và Lắng nghe
- Hãy giao tiếp với người khác theo cách mà họ muốn được giao tiếp,
chứ không phải theo cách bạn muốn. Bạn cần tạo cơ hội cho họ nói về
những gì họ biết, họ quen thuộc hay họ yêu thích, chứ không phải nói về
những gì bạn thích. Ví dụ khi bạn hỏi về nghề nghiệp, họ trả lời là làm
giáo viên thì bạn nên hỏi và tạo cơ hội cho họ nói về học sinh, về việ
cdạy học, chứ đừng bắt họ đưa nhận định về nghề IT của bạn.

- Muốn có thông tin của họ, bạn phải chủ động cung cấp thông tin về
mình trước. Ví dụ, thay vì bạn làm quen bằng cách hỏi: “Chào bạn, bạn
tên gì?” thì bạn phải hỏi là: “ Chào bạn, mình tên Nam, thế còn bạn tên
gì?” Làm như vậy, bạn sẽ khơi gợi cho họ cách trả lời đúng hướng, và
theo phép lịch sự khi bạn cho họ thông tin, họ cũng đáp lễ bằng một
thông tin khác.
- Bạn cần tập trung lắng nghe - điều này rất khác với nghe. “Lắng nghe”
là một việc làm mang tính chủ động, đòi hỏi sự tập trung, chú ý và tiêu
tốn nhiều năng lượng, trong khi “nghe” chỉ là một việc thụ động và
không đòi hỏi bất kỳ một kỹ năng đặc biệt nào cả. Lắng nghe để hiểu các
tư tường nằm sau lời nói, để cảm nhận được cảm xúc và cảm thông với
tình huống của họ.

Bí quyết thứ ba: tung hứng và phản hồi tích cực.
- Lắng nghe rồi, bạn phải biết cách trả lời tạo cảm hứng. Ví dụ: sau khi
hỏi tên và họ nói tên là Nam. Nếu bạn chỉ nói đơn giản: Nam hả? hay
hỏi thăm tiếp: Nam làm việc ở đâu thì thật là chán. Bạn hãy đón nhận cái
tên ấy một cách hồ hởi và nâng cao nó lên thành một mối lien hệ gần

gũi: “A, bạn tên Nam, trùng tên một người sếp mà mình rất kính trọng”
hay “ Ôi, thật trùng hợp, ngày xưa mình cũng chơi than với bạn học tên
Nam, cậu ấy rất dễ thương”…
- Phải thấu hiểu trước khi phản hồi. Sự phán xét và phê bình vội vã sẽ
làm giảm hiệu quả của việc lắng nghe. Nếu họ nói một câu nói hay nhận
định không phù hợp, bạn đừnhg vội vàng phản bác, mà hãy tỏ ra hiểu và
thông cảm. Hãy tự đặt mình vào vị trí của người đối diện để hiểu tâm
trạng và mong muốn của họ. Nếu họ nói: xin lỗi mình đang rất bận,
không nói chuyện với bạn được, thì hãy cứ hiểu là bận thật và nói: Ôi,
mình xin lỗi vì đã làm phiền bạn. Vậy mình mong lần sau chúng ta có
dịp nói chuyện nhiều. Chứ bạn không nên nghĩ là họ “chảnh” hay không
muốn nói chuyện với bạn ( cho dù có thể đó là sự thật). Làm như vậy,
bạn sẽ lưu lại thiện cảm tốt ban đầu với họ, và mở cơ hội cho các lần
sau.

Bí quyết thứ tư: Vận dụng Ngôn ngữ cơ thể tích cực
- Gắn lời nói với hành động. Khi lời nói và ngôn ngữ cơ thể không nhất
quán, người ta thường tin vào cái họ nhìn thấy, chứ không phải những gì
họ nghe được. Hành động có sức mạnh hơn lời nói. Trong những giây
phút ban đầu thì một ánh nhìn thẳng và tự tin, một nụ cười thân thiện,
một cái bắt tay ấm áp, một giọng nói ân cần…sẽ tạo thiện cảm hơn tất cả
những gì “đầu môi chót lưỡi” mà bạn học được ở đâu đó
- Duy trì một khoảng cách vừa phải, từ 0.8 m – 1,5 m là thích hợp nhất.
Đây được xem là khoảng cách có thể chấp nhận được cho các cuộc trao
đổi kinh doanh, cũng như thảo luận các vấn đề xã hội. Đứng gần hơn
dưới 0,5m chỉ dành cho các quan hệ quá thân mật. Còn nếu đứng quá
1,5m sẽ trở thành cuộc giao tiếp công cộng ( nói trước công chúng).

Bí quyết thứ 5: Truyền đạt thông tin rõ ràng, xúc tích và có xúc cảm
- Lưu tâm điều chỉnh tốc độ vừa phải và tương đồng với người đối diện.

Một người nói chậm sẽ bị coi là tẻ nhạt và kém sắc sảo, nhưng người nói
nhanh quá lại thường bị xem là không thận trọng. Nên luyện tập cách
tăng và giảm tốc độ để đạt mức trung bình là 140 từ/phút
- Hãy tạo các điểm nhấn bằng cách xen giữa “nói” và “nghỉ”. Việc nghỉ
giữa chừng là một “dấu phẩy” trong lời nói và thực sự cần thiết để người
nghe có thời gian lĩnh hội những thông tin họ đang được cung cấp. Ví dụ
khi giới thiệu tên, bạn không nên nói một hơi “Chào bạn mình tên
Nam”, mà nên nói: “chào bạn, mình tên…” và ngừng khoảng 1-2 giây
rồi mới nhấn mạnh tên mình: Nam. Sự im lặng có thể được đánh giá
cao.

Bí quyết thứ sáu: Chuẩn bị tốt trước khi tiếp xúc
- Chuẩn bị trước những gì cần nói về bản thân trong vòng 15-20 giây
(tên, nghề nghiệp ). Mô tả thêm một chút sau khi giới thiệu bằng những
thông tin mà họ có thể hiểu và nhớ dễ dàng. Có như vậy, họ mới có thể
đáp lời và giữ cho cuộc đối thoại được tiếp tục.
- Luôn nhớ 5 chủ đề mà bạn có thể mang đến cuộc đàm thoại: Tên, Gia
đình hay nơi ở, Công việc hay học tập, Sở thích ( thể thao, du lịch, giải
trí…), Ý tưởng sáng tạo và ước mơ. Có như vậy sẽ tránh trường hợp bạn
không có gì để nói.
- Chuẩn bị một thái độ như kiểu bạn là chủ nhà và chịu trách nhiệm chủ
động tiếp cận người khác, chứ không phải đang chờ đợi để được hỏi
han.

Tóm lại, tạo thiên cảm tốt không quá khó nhưng nếu bạn không biết nắm
vững và thực hành các bí quyết trên thì nó sẽ là một gánh nặng cho bạn.
Luôn suy nghĩ ba tính từ nào mà bạn mong muốn được người khác nhắc
tới bên cạnh tên của bạn, ví dụ như: thân thiện, niềm nở, dễ mến hay rụt
rè, chân thành và đáng yêu? Hãy hành động và nói năng theo phong
cách nhất quán của ba từ này. Quan trọng nhất là hãy đón chờ những bài

viết tiếp theo để thực hành theo từng kỹ năng một, mỗi ngày đều phải cố
gắng thực hành.

×