Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Trào lưu low-cost trong kinh doanh hiện đại doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.23 KB, 15 trang )

Trào lưu low-cost trong kinh
doanh hiện đại
Không gì có thể tác động đến thị trường mạnh mẽ bằng giá cả,
nhất là khi giá đó lại rất, rất rẻ. Giá luôn là yếu tố quan trọng trong
việc lựa chọn một sản phẩm, nó luôn là miếng mồi ngon khiến
những khách hàng khó tính nhất. Sự xuất hiện của khái niệm low-
cost trong nhiểu lĩnh vực kinh doanh đã làm thay đổi bộ mặt của
nhiều ngành.

Trào lưu Low cost trong lĩnh vực vận chuyển hàng không đã làm
thay đổi ngành công nghiệp này đến mức độ không còn nhận ra,
và việc “phân phát” phiếu giảm giá với số lượng lớn đã thu hút
hàng triệu người tiêu dùng. Hiện nay, chiến lược low-cost bắt đầu
thâm nhập vào những mảng mới dịch vụ mới. Theo tính toán của
công ty tư vấn Booz Allen Hamilton, trong tương lai gần có
khoảng 40% thị trường dịch vụ ở Tây âu sẽ thuộc về những công
ty có dịch vụ giá rẻ.

Còn tại thị trường Việt Nam thì sao? Trào lưu giá rẻ đang bắt đầu
xuất hiện trong nhiều lĩnh vực kinh doanh như viễn thông, Du lịch,
hàng không, kinh doanh hàng hóa . . .và đã kích thích nhu cầu và
phát thay đổi bộ mặt của một số nghành.

Các chuyến bay giá rẻ

Tổng giám đốc hãng Ryanair, Micheal O’Lyry, luôn được coi là
người biết tiết kiệm tiền bạc. Hành khách đi trên những chuyến
bay giá rẻ của hãng này phải trả thêm tiền cho phần ăn và bất cứ
dịch vụ nào khác mà họ sử dụng trên máy bay. Nhưng chưa hết.
Tờ Wall Street Journal viết, hãng hàng không này còn “dè sẻn”
đến cả những tấm rèm che cửa sổ trên máy bay và tiết kiệm giấy


bằng cách khuyên hành khách nhớ cầm theo những tờ khai hải
quan được phát miễn phí tại khách sạn. Chỉ tính riêng trong năm
2003, Ryanair đã bán ra 23 triệu vé với giá trung bình 50 USD/
vé, lợi nhuận của hãng cũng tăng 10%/năm trong 7 năm liền.

Hãng hàng không Southwest Airlines, Mỹ, còn “qua mặt” Ryanair
nhờ đi đầu trong trào lưu low-cost với các chuyến bay giá rẻ. Từ
năm 1985 đến 2002, lợi nhuận từ vốn đầu tư của hãng đã tăng
gấp 2,5 lần so với chỉ số trung bình ở lĩnh vực này (5,1%). Trong
nhóm các hãng hàng không giá rẻ không thể bỏ qua những cái
tên như Germania Express, Germanwings, TigerAirways…, chưa
kể quỹ Indigo Partners và Texas Pacific Group, Mỹ, đang đầu tư
cho dự án xây dựng hãng hàng không nội địa giá rẻ tại Nga.

Trào lưu low cost cũng đanh hình thành manh nhúm tại thị trường
Việt Nam, mở đầu là TigerAirways với những chuyến bay giá rẻ,
tuy nhiên nó vẫn chưa thực sự phát triển được do phần lớn thị
nằm trong tay VietNam Airline và chưa thực sự có sự cạnh tranh
bình đẳng.

Hàng tiêu dùng giá rẻ

Hình thức kinh doanh này xuất hiện lần đầu tiên tại Đức từ sau
thế chiến thứ 2 ở chuỗi cửa hàng bán lẻ Aldi và đã thành công
ngoài sức tưởng tượng do đáp ứng được nhu cầu sử dụng hàng
giá rẻ của người dân. Một trong những người sáng lập Aldi, Karl
Albreht, đã xác lập mục tiêu của chế độ giảm giá như là “đảm bảo
cung cấp thực phẩm và các hàng hoá khác một cách liên tục và
phù hợp với mức chi phí cho nhu cầu hàng ngày”. Nghệ thuật
kinh doanh theo phương pháp “tối thiểu hoá chi phí” của Aldi sau

đó được những công ty khác học tập, ví dụ chuỗi cửa hàng bán
lẻ “Pyatiorochka”- hãng bán lẻ lớn nhất nước Nga với doanh thu
năm vừa rồi đạt tới 1,59 tỷ USD.

Đặc điểm của hình thức bán hàng “không thể rẻ hơn” là tập trung
tối đa vào doanh số: chỉ cần một xu tiền lãi cho mỗi món hàng
bán ra, bởi vì bạn đã có đội quân khách hàng đông đến hàng
triệu người đổ xô đến vì giá rẻ.

Hãng Aldi đã không mấy lo lắng về khả năng sinh lợi của từng
chủng loại hàng bán ra, mà hãng cho rằng điều quan trọng hơn
hết là hoàn thành kế hoạch tài chính chung. Thành công của
chiến lược này được thể hiện qua doanh số bán hàng và mức lợi
nhuận được xếp vào loại cao nhất châu Âu.

Tại Việt Nam trào lưu giá rẻ đang hình thành rõ nét trong một
nghành hàng điện tử gia dụng, vào mỗi dịp cuối năm sự gia tăng
khuyến mãi tại các siêu thị điện máy và nổi bật vẫn là Siêu thị
điện máy Gia Hòa và Nguyễn Kim, có những mặt hàng giảm giá
tới 60% - 70% với lợi thế về thương hiệu và uy tín, lợi thế về vốn.
Giá rẻ đã khiến người tiêu dùng không thể cưỡng lại trước những
miếng mồi ngon.

Ai là khách hàng của dịch vụ giá rẻ?

Bạn nghĩ khách hàng hẳn phải là những người có thu nhập trung
bình và vì thế họ rất nhạy cảm với giá cả thị trường? Nếu vậy thì
thật ấu trĩ, sai lầm. Micheal Silverstein viết trong cuốn sách “Tại
sao phải trả nhiều tiền hơn? Sự xa xỉ mới của tầng lớp trung lưu”
về điều này sau khi tò mò quan sát lối hành xử của giới nhà giàu.

Ông viết: “Mọi người đều thích thú khi phải trả ít tiền hơn. Những
người có của ăn, của để thường quen trả giá cao cho những
hàng hóa và dịch vụ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng của họ,
làm họ cảm thấy thích thú hay làm tăng thêm sự sang trọng. Đối
với tất cả những thứ còn lại, những thứ không gợi cho họ một
tình cảm đặc biệt nào, họ rất tiết kiệm”.

Ưu thế về giá làm cho dòng dịch vụ giá rẻ trở thành đối thủ hùng
mạnh thực sự trên thị trường, nơi những khu vực giá trung bình
và cao cấp đều đã được phân chia từ lâu. Khi tất cả các nhà kinh
doanh đều làm việc với nguồn nhà cung cấp giống nhau, cùng
kinh doanh những mặt hàng như nhau, thì giá cả gần như trở
thành định hướng duy nhất đối với người tiêu dùng.

Giới hạn của low-cost

Người ta thường gắn dịch vụ giá rẻ với yếu tố chính: bán lẻ và
vận chuyển hàng không, nhưng trên thực tế, giới hạn của low-
cost là…không có giới hạn. Chẳng khó khăn gì để hình dung về
sự tăng trưởng của những doanh nghiệp econom-class, khi đầu
tư vào hình thức kinh doanh này đang trở thành chiến lược phát
triển chủ yếu đối với nhiều công ty. Thậm chí những công ty
chuyên cung cấp dịch vụ cao cấp cũng không bỏ qua mảng thị
trường hấp dẫn này, ví dụ, tập đoàn Accor, Pháp, tuy sở hữu 2
thương hiệu “bạc tỷ” là Sofitel (khách sạn 5 sao) và Novotel
(khách sạn 4 sao), vẫn không quên mở rộng chuỗi khách sạn giá
rẻ Formule 1 lên đến con số 370 địa điểm.

Tuy khả năng sinh lợi ít, nhưng low-cost là hoạt động có tần số
quay vòng vốn rất cao, nếu áp dụng cho lĩnh vực dịch vụ sinh

hoạt như giặt là, cắt tóc. Cũng nên chờ đợi một làn sóng low-cost
trong những ngành hàng chuyên biệt hơn như hàng điện tử gia
dụng và điện thoại di động, quần áo, sách báo. Chính sách giá rẻ
còn thâm nhập cả vào lĩnh vực vốn bảo thủ là dịch vụ…an táng,
với các nhà cung cấp dịch vụ này ở Mỹ là Micheal Quaine, ở Đức
là Volksbestattung.de. Bảo hiểm giá rẻ từ lâu đã không còn mới
lạ đối với người dân Thụy sỹ, khi có tới 80 ngàn người là khách
hàng nhóm “tiết kiệm” của hãng Groupe Mutuel; hay hãng bảo
hiểm Helsana cũng có 3 hệ thống giảm giá dịch vụ mang tên
Progres, Sansan và Avanex. Dịch vụ bất động sản giá rẻ ở Mỹ
được thực hiện thông qua Internet với địa chỉ ZipRealty.com với
phí môi giới chỉ vào khoảng 1,5-2% (trong khi mức phí này bình
thường là 6%). Người dân Tây âu có thể thuê xe hơi với giá từ 1
euro/ngày với 3 công ty để chọn lựa: Navicar, Interrent và Sixti.
Nếu xe có trục trặc gì, họ đã có ngay dịch vụ sửa xe giá rẻ của 2
công ty Midas và Fastbox luôn sẵn sàng phục vụ.

Giảm giá qua màn hình

Internet đem lại cơ hội tuyệt vời cho việc hạ giá những mặt hàng
phổ thông- có lẽ ý nghĩ này không còn gì mới lạ như chính
Internet vậy. Tuy nhiên, thật khó xác định cần bao nhiêu thời gian
để việc mua sắm qua mạng trở thành thói quen của người tiêu
dùng bình thường. Lĩnh vực thanh toán điện tử vẫn làm nhiều
người e ngại vì sự rắc rối, không thuận tiện hay có thể vì khách
hàng chưa có kinh nghiệm. Đây cũng là một trong những nguyên
nhân kìm giữ tốc độ phát triển của lĩnh vực dịch vụ giá rẻ, cụ thể
là hàng không giá rẻ.

Hiện nay, số người “gắn bó” với Internet chưa nhiều, nhưng kể cả

trường hợp có “Internet hóa” toàn dân thì vấn đề nêu trên vẫn
không được giải quyết triệt để. Có một tỷ lệ phụ thuộc giữa giá cả
và sự hiểu biết mà người tiêu dùng muốn nhận được về món
hàng họ định mua, kể cả việc nhìn thấy bằng mắt trong thực tế.
Ngoài ra, món hàng có giá trị càng cao, khách hàng càng có
nhiều điều muốn hỏi.

Kết luận

Sự “phát đạt” của loại hình dịch vụ giá rẻ là hiện tượng mang tính
tích cực và rất cần thiết đối với thị trường hiện đại. Trước đây,
trong nhận thức của người tiêu dùng tồn tại mối mâu thuẫn giữa
chất lượng và giá cả, hay nói cách khác là nếp nghĩ “tiền nào, của
nấy” đã hằn sâu trong tâm trí họ. Ngày nay, tư tưởng đó không
còn được chấp nhận nữa, khi dịch vụ giá rẻ ngày càng khẳng
định sự tăng trưởng của mình, cho phép một lượng khách hàng
đáng kể nhận được hàng hoá, dịch vụ chất lượng cao với số tiền
vừa phải.

Dịch vụ giá rẻ không thể phát triển đồng đều ở tất cả các lĩnh
vực, mà nó “ưu tiên” hơn cho hoạt động kinh doanh những sản
phẩm liên quan đến mùa vụ (quần áo, giày dép) hay sản phẩm có
thời gian lưu trữ nhất định (thực phẩm). Tuy nhiên, dù có ở lĩnh
vực nào thì điều quan trọng nhất là khái niệm low-cost không bị
lợi dụng để biến thành một trò lừa bịp được che đậy bằng giá rẻ.


×