Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Phytohormon (kích thích sinh trưởng) ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 17 trang )

I. Khái niệm chung
1. Sinh trưởng và phát triển
Hoạt động sinh lí ở cây như hút nước, hút khoáng, quang hợp, hô hấp… xảy
ra đồng thời và luôn luôn quan hệ khăng khít với nhau. Kết quả hoạt động
đó làm cây lớn lên, ra hoa, kết quả, già đi và chết. Ta gọi đó là sự sinh
trưởng và phát triển của cây.
- Sinh trưởng là sự tăng lên không thuận nghịch về số lượng, kích thước,
trọng lượng của các yếu tố cấu trúc của cơ thể (cơ quan, mô, tế bào, trọng
lượng tươi, trọng lượng khô, các đại phân tử protein, axit nucleic…)
- Phát triển là quá trình biến đổi về chất lượng các cấu trúc của cơ thể (từ tế
bào sinh sản như bào tử, hợp tử hay cơ thể cho tới khi tạo thành một hay
nhiều lần các tế bào sinh sản mới trong sinh sản vô tính, sinh dưỡng và hữu
tính).
- Sinh trưởng và phát triển không đồng nhất nhưng có mối liên quan rất chặt
chẽ. Nếu không có quá trình hình thành mới các yếu tố cấu trúc thì không
thể có sự sinh trưởng. Sự vận động trong quá trình sinh trưởng ở đây không
phải chỉ là các quá trình tương hợp đơn thuần mà là những quá trình hình
thành nên các cấu trúc hiển vi. Có thể nói sinh trưởng và phát triển là những
quá trình thực hiện chương trình cho đời sau. Ở cây có hạt thì sự phát triển là
con đường của những biến đổi sinh lí tất yếu trong tế bào và của các quá
trình hình thành các cơ quan của cây từ hạt đến lúc nó sinh hạt mới.
2. Các điều kiện ảnh hưởng đến sinh trưởng ở thực vật
- Các điều kiện bên trong như:
+ Axit nucleic
+ Các chất có hoạt tính sinh học cao: Chất kích thích sinh trưởng, chất ức
chế sinh trưởng, etylen,…
- Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng: ánh sáng, nhiệt độ, độ
ẩm, khí O
2
và CO
2


, muối khoáng,…
1
II. Vai trò của các chất kích thích sinh trưởng
Sự sinh trưởng của thực vật được thực hiện không chỉ proteid, gluxit, lipit,
axit nucleic, năng lượng… mà còn có sự tham dự của các chất có hoạt tính
sinh học cao như các vitamin, các enzym và các hormon. Trong đó các
hormon đóng vai trò điều chỉnh các hoạt động sinh lí, quá trình sinh trưởng
và phát triển của thực vật.
Các chất điều chỉnh sinh trưởng, hoạt tính sinh học có trong cơ thể thực vật
gọi là phytohormon.
Phytohormon là các chất hữu cơ bản chất khác nhau có mặt trong các cơ
quan với một lượng rất nhỏ, vận chuyển đến các cơ quan khác nhau góp
phần điều tiết các hoạt động sinh lí và các hoạt động sinh trưởng, đảm bảo
sự hài hòa giữa các cơ quan, bộ phận của cây.
Các phytohormon điều chỉnh sự sinh trưởng phân thành hai nhóm:
- Nhóm các chất kích thích: Auxin, giberalin có tác động kéo dài tế bào;
xytokinin có vai trò trong phân chia tế bào.
- Nhóm các chất kìm hãm: Axit abxixic có tác dụng tới sự rụng lá;
etylen là hormon dạng khá; chất làm chậm sinh trưởng và chất diệt cỏ.
1. Auxin
Có 3 dạng auxin chính:
- Auxin a: bền với axit, nhiệt, ánh sáng, nhạy cảm với kiềm.
- Auxin b (C
18
H
30
O
4
) – axit auxenolonic, công thức chỉ khác chuỗi tận
cùng –CO-CH

2
-COOH, PM310, điểm sôi 18
o
C, bền với nhiệt và ánh
sáng, nóng chảy với axit và kiềm.
Các este của auxin a và auxin b không có tác động.
- Heteroauxin (axit indol axetic - AIA): dạng auxin chủ yếu, có vai trò
quan trọng trong tất cả các thực vật, được sinh trưởng từ tryptophan.

2
1.1. Sinh tổng hợp AIA
Auxin được tổng hợp trước hết ở tế bào mô phân sinh, ở lá và ở mầm. Mô
phân sinh ở rễ tổng hợp rất ít auxin. Mô dự trữ của hạt và hạt phấn có rất
nhiều auxin. Đặc biệt auxin có rất nhiều ở bao lá mầm của cây hòa thảo.
Sơ đồ sinh tổng hợp Auxin:
AIA được tổng hợp chủ yếu ở đỉnh chồi ngọn và từ đó mới vận chuyển
xuống dưới. Sự vận chuyển có tính phân cực nghiêm ngặt, tức là vận chuyển
hướng gốc. Chính vì vậy mà càng xa ngọn, hàm lượng auxin càng giảm dần
tạo nên một gradien nồng độ giảm dần từ đỉnh ngọn xuống gốc cây. Các lá
non, phôi hạt, tượng tầng cũng có tính chất tương tự. Sự vận chuyển đòi hỏi
năng lượng.
Sinh tổng hợp auxin diễn ra thường xuyên và mạnh mẽ. Quá trình này được
xúc tác bằng hàng loạt enzym. Chất tiền thân là tryptophan.
1.2. Sự phân giải auxin
Sự phân giải auxin cũng là quá trình quan trọng để điều chỉnh lượng auxin
có trong cây. Sau khi tác động vào sự sinh trưởng, auxin có thể bị phân giải
thành dạng không hoạt tính, hay trong trường hợp dư thừa hàm lượng auxin
cao có thể phân giải (do AIAoxydaza) biến đổi thành metylen-oxyindol
không có hoạt tính. Quá trình này diễn ra rất mạnh, đặc biệt ở rễ.
Auxin còn mất hoạt tính do quá trình quang oxi hóa, nhưng kém sự phân

giải enzym.
1.3. Sự biến đổi thuận nghịch của auxin tự do và auxin liên kết
Dạng AIA tự do là dạng có hoạt tính sinh lí, nhưng nó chiếm một hàm
lượng thấp (ước độ 5%) so với AIA liên kết là dạng không hay có rất ít hoạt
tính.
AIA liên kết trong cây chủ yếu với gluxit (tạo nên indolaxetyl inositol) hoặc
liên kết với axit amin (AIA-cospartat, AIA-glyxin,…). Vai trò của AIA liên
3
kết là dự trữ để làm giàu lượng AIA trong cây, tránh tác dụng của AIA-
oxydaza, tham gia một phần vào dạng vận chuyển.
Chính nhờ có các quá trình sinh tổng hợp auxin tự do, cùng sự liên kết và
phân giải mà lượng auxin luôn ở trạng thái ổn định, đảm bảo sự hài hòa
trong quá trình sinh lí.
1.4. Cơ chế tác động của auxin
Auxin có tác dụng 2 mặt, phụ thuộc vào nồng độ. Nếu nồng độ quá ngưỡng
thì nó có tác dụng ức chế sinh trưởng. Giải thích hiện tượng này là sự liên
kết auxin với một hệ thống enzym (hay một chất nhận nào đó), nhiều phân
tử auxin liên kết lên một chất nhận, có sự cạnh tranh với các điểm tiếp nhận.
Do đó, các phân tử auxin tự ức chế tác động kích thích của nhau.
Trường hợp auxin có tác dụng kích thích khi nồng độ tối thích hay dưới
ngưỡng tối thích, các điểm tiếp xúc (1 ở vòng thơm, 1 ở gốc axit) của auxin
được tiếp nhận vào chất nhận dễ dàng, do đó mà tác dụng được phát huy.
Cơ chế tác dụng của auxin rất phức tạp: Auxin có ảnh hưởng to lớn đến các
tính chất vật lí như ngưỡng nhiệt ngưng tụ, độ nhớt của proteid, thúc đẩy sự
hút nước và chất khoáng. Auxin có tác động rõ rệt đối với quá trình hô hấp
và trao đổi năng lượng.
Auxin có ảnh hưởng đến trao đổi axit nucleic. Auxin có tác dụng nhiều mặt
lên quá trình sinh trưởng của tế bào, hoạt động của tầng phát sinh, sự hình
thành rễ, hiện tượng ưu thế ngọn, tính hướng của cơ quan, sự ra hoa, tạo quả
và hình thành quả không hạt.

Đặc biệt quan sát được tác dụng đối ngược giữa thân và rễ, sự khác nhau
giữa pha kéo dài và sự phát triển của rễ, giữa rễ và chồi.
a. Tác dụng sinh lí của auxin:
Auxin kích thích sự trương giãn của tế bào, đặc biệt theo chiều ngang, làm tế
bào lớn lên. AIA gây ra sự giảm độ pH trong thành tế bào, hoạt hóa enzym
phân giải các polyxacarit, làm cho liên kết giữa các sợi xenluloza lỏng lẻo,
làm cho thành tế bào giãn ra dưới tác dụng của áp suất thẩm thấu của không
bào trung tâm. Các phân tử xenluloza trượt lên nhau.
Ngoài ra, auxin cũng kích thích sự tổng hợp các hợp phần cấu trúc màng tế
bào (xenluloza, pectin,…), các cầu nối ngang được hình thành mới cố định
thành tế bào ở vị trí mới. Các nguyên liệu được tổng hợp nên thành tế bào
mới một cách hoàn chỉnh.
Sự giãn, kéo dài tế bào thực vật xảy ra do hai hiệu ứng: sự giãn của thành tế
bào và sự tăng thể tích, khối lượng chất nguyên sinh.
Thành tế bào thực vật cứng rắn (khác thành tế bào động vật), để tế bào giãn
và tăng thể tích, chỉ có thể thực hiện bằng thay đổi trạng thái cấu tạo (không
thay hay loại bỏ như động vật).
4
Sinh trưởng của tế bào và mô được kích thích trong điều kiện pH thấp (pH
= 5), ta gọi đó là hiện tượng “sinh trưởng axit”. Chính ion H
+
đã hoạt hóa
enzym phân giải các cầu nối ngang polysaccarit giữa các sợi xenluloza với
nhau, làm cho các sợi xenluloza tách rời nhau và dễ trượt lên nhau. Dưới ảnh
hưởng của sức trương tế bào do không bào hút nước vào mà các sợi
xenluloza mất liên kết, trượt lên nhau và làm thành tế bào giãn ra. Vai trò
auxin là gây nên sự giảm pH của thành tế bào bằng cách hoạt hóa bơm
proton H
+
nằm trên màng sinh chất ra ngoài. Khi có AIA, bơm proton

chuyển H
+
vào thành tế bào (độ pH từ 6 – 7 giảm xuống 4) cắt đứt cầu nối
ngang.

Enzym tham gia vào quá trình này là pectin metylesteraza khi hoạt động sẽ
metyl hóa các nhóm cacboxyl và ngăn chặn sự hình thành cầu nối giữa nhóm
cacboxyl và canxi, tạo pectat canxi, do đó mà sợi xenluloza tách rời nhau.
Liên kết ion thông qua nhóm cacboxyl của pectin (COO
-
Ca
++
OOC
-
). Enzym
metylesteraza sẽ metyl hóa các nhóm cacboxyl cản trở hình thành cầu nối
ion với canxi.
Để tế bào sinh trưởng được thì song song với giãn thành tế bào còn xảy ra
sự tổng hợp mới các cấu trúc tế bào khiến auxin có vai trò hoạt hóa tổng hợp
nên các enzym cần thiết nên các enzym cần thiết cho sự tổng hợp nên các
hợp phần đó.
b. Auxin có tác động đến tính hướng động (hướng quang và hướng đất)
AIA được phân bố nhiều hơn ở phần khuất ánh sáng cũng như phần dưới cơ
quan nằm ngang, gây nên sự sinh trưởng không đều ở hai phía của cơ quan.
5
Auxin được vận chuyển đến bên không được chiếu sáng, kích thích sự kéo
dài tế bào, phần được chiếu sáng sinh trưởng chậm hơn à cây hướng về
phía có ánh sáng
Tương tự, auxin được vận chuyển xuống phần ở thấp hơn và kích thích sinh
trưởng vùng này. Một số thí nghiệm cho thấy cây có thể nhận biết được

trọng lực để phân bố auxin .
Có hai nguyên nhân:
- Khi bị kích thích, vận chuyển phân cực của auxin bị ức chế.
- Có sự tồn tại của một điện thế trong cơ quan đó: auxin trong cây
thường bị ion hóa (AIA
-
), do đó sự phân bố điện dương nhiều hơn.
c. Auxin gây hiện tượng ưu thế ngọn
Khi chồi ngọn và rễ chính sinh trưởng sẽ ức chế sinh trưởng của chồi bên và
rễ phụ và ngược lại. Đó là một mối tương quan trong sinh trưởng. Đó là do
+
-
+
-
6
lượng AIA được hình thành trên ngọn cao hơn và được vận chuyển xuống
dưới. Trên con đường đi xuống nó đã ức chế sinh trưởng của chồi bên. Nếu
cắt đỉnh ngọn, tức là làm giảm lượng auxin nội sinh thì sẽ kích thích chồi
bên sinh trưởng. Tác dụng xytokinin ngược lại, làm yếu ưu thế ngọn, kích
thích chồi bên sinh trưởng. Do đó mức độ của ưu thế ngọn phụ thuộc vào tỉ
lệ giữa auxin/xytokinin. Càng gần chồi ngọn tỉ lệ này càng cao và ưu thế
chồi ngọn càng mạnh mẽ.
d. Auxin kích thích sự ra rễ
Sự hình thành rễ, đặc biệt là rễ phụ hiệu quả của auxin càng đặc trưng (giâm
cành, chiết cành).
Thường gồm 3 giai đoạn:
- Phân hóa tế bào ở vùng tầng phát sinh
- Xuất hiện mầm rễ
- Mầm rễ phát triển thành rễ phụ, xuyên qua vỏ ra ngoài rễ.
Có auxin Không có auxin

7
e. Auxin kích thích sự hình thành quả và ra quả không hạt
Phôi hạt phát triển từ hợp tử, là nơi tổng hợp auxin sẽ khuếch tán vào bầu
nhụy và kích thích bầu nhụy lớn lên thành quả. Quả chỉ được hình thành khi
có sự thụ tinh. Bổ sung thêm auxin cho hoa làm tăng hoặc thay thế lượng
auxin nội sinh trong phôi, do đó có thể không cần qua quá trình thụ phấn,
thụ tinh mà bầu vẫn lớn lên và tạo thành quả.
g. Auxin kích thích sự chuyển động của chất nguyên sinh
Auxin làm tăng sự di chuyển chất nguyên sinh trong trao đổi chất, kích
thích quá trình sinh tổng hợp và ức chế sinh phân giải hợp chất cacbon sẽ
thúc đẩy các quá trình sinh lý (quang hợp, hô hấp, hấp thụ và vận chuyển
nước, muối khoáng và chất hữu cơ trong cây).
h. Auxin kìm hãm sự rụng lá, hoa, quả
Auxin ức chế sự hình thành tầng rời ở cuống lá, hoa, quả là nơi khá nhạy
với các chất ức chế sinh trưởng. Phun auxin lên lá, hoa, quả sẽ tránh được sự
rụng sớm lá, hoa, quả non, tạo cho năng suất được ổn định và nâng cao.
8
2. Giberelin (GA)
Giberelin là nhóm phytohormon được phát hiện sau auxin khi nghiên cứu
bệnh lúa von.
Ngày nay đã phát hiện được 52 loại giberelin. Tất cả giberelin đều có một
vòng gibban, sự khác biệt giữa các giberelin là vị trí nhóm OH trong phân
tử. Có hai nhóm chính là: nhóm 19 cacbon và nhóm 20 cacbon.
GA được tổng hợp trong phôi đang sinh trưởng, trong các cơ quan đang
sinh trưởng (lá non, rễ non, quả non).
9
Công thức cấu tạo của GA
2.1. Cơ chế tổng hợp và tác động của GA
Theo M.Badley (1969) GA được tổng hợp vào ngày thứ hai của sự nảy
mầm ở phôi hạt. GA được thoát ra từ phôi, khuếch tán qua nội nhũ tới lớp

alơron để kích thích sự hình thành và giải phóng enzym thủy phân trong
alơron. Sau đó enzym được khuếch tán vào nội nhũ thủy phân các chất đa
phân tử thành đơn phân tử, kích thích sự nảy mầm của phôi. Các tế bào
alơron là tế bào sống nhưng không phân chia, có chức năng đặc trưng là
hình thành và giải phóng enzym tiêu hóa khối nội nhũ của hạt.
GA cảm ứng các hoạt động
α
- amilaza và các enzym thủy phân khác, có
vai trò giải thoát sự ức chế một số enzym trong hạt, tạo điều kiện để hệ
thống enzym thủy phân hoạt động trong quá trình tổng hợp protein. Ngoài
tác dụng mở gen, GA còn kích thích các enzym xâm nhập vào nội nhũ.
Chính nhờ tác dụng mở gen mà GA có vai trò quan trọng trong sự phân chia
tế bào, sự kéo dài tế bào, sự phân hóa hoa (chất florigen là hormon kích
thích ra hoa là tập hợp GA và antezin). GA là tác nhân mở gen đã được mã
hóa trong cấu trúc phân tử AND nhưng vẫn trong trạng thái ức chế, không
hoạt động trở nên hoạt động để gen thực hiện chương trình đã định.
GA làm tế bào kéo dài, lớn lên, liên quan đến cơ chế hoạt động của bơm
proton (như auxin).
2.2. Hiệu quả sinh lí của giberelin
Giberelin với nồng độ thích hợp (thường là 10
-6
M/l) có tác dụng sinh lí
nhiều mặt. Kích thích sự phân chia và kéo dài tế bào, sự ra hoa, tạo quả. Đặc
biệt làm cây cao vóng lên rõ rệt. Tuy nhiên GA và auxin có hoạt tính khác
nhau. Chẳng hạn, GA không ảnh hưởng đến sự rụng lá, rụng quả, sự rũ của
cành bên, nhưng lại kích thúch sự kéo dài thân và sự ra hoa.
a. GA kích thích thân mọc cao, dài lá
Hiệu quả sinh lý rõ rệt nhất, làm thân mọc cao, dài ra, các lóng (họ hòa
thảo) vươn dài ra. Đó là do GA có tác động lên tế bào theo chiều dọc, làm
10

tăng nhanh sự sinh trưởng sinh dưỡng, tăng sinh khối của cây. Với nồng độ
20-50 ppm, tăng năng suất xơ và chất lượng sợi ở cây đay, cây lanh.
GA có tác dụng rõ rệt với các đột biến lùn. Các đột biến lùn ở đậu, ngô,…
có chiều cao chỉ bằng 20% chiều cao cây bình thường, là các đột biến đơn
giản dẫn đến khi thiếu một vài gen chịu trách nhiệm cho tổng hợp GA, do đó
ở các đột biến này, hàm lượng GA rất ít hay không có. Bổ sung lượng GA
cần thiết làm cho cây phát triển có chiều cao bình thường. Hiệu quả sinh lí
này rất nhạy cảm, nên dùng xác định xem lượng GA có trong cây nhiều, ít
hay không có.
11

b. GA kích thích sự nảy mầm của hạt, củ và thân ngầm
GA phá vỡ trạng thái ngủ, nghỉ. Trong những trường hợp này, GA đã kích
thích sự tổng hợp và hoạt tính amylaza và enzym thủy phân như proteaza,
photphataza,… GA đã phân giải tinh bột thành đường tạo nguyên liệu và
năng lượng cho quá trình nảy mầm. Xử lí GA thúc đẩy enzym xenluloza,
hemixeluloza phá vỡ trạng thái ngủ, nghỉ của hạt, củ, cành (dùng cho hạt
đào, mận, mầm khoai tây).
c. GA kích thích ra hoa và tạo quả sớm, quả không hạt
Thuyết hormon ra hoa (florigen) có mặt giberelin GA kích thích sự nhô hoa
của cây ngày dài có thể ra hoa trong điều kiện ngày ngắn, làm tăng hiệu quả
xuân hóa, biến cây hai năm thành cây một năm. GA kết hợp với nhiệt độ
thấp (4-10
o
C) phá sự ngủ, nghỉ, kích thích sự ra hoa sớm cho xà lách, su hào,
cải lấy hoa.
12
GA có tác động đến cơ quan giới tính, ức chế sự phát triển hoa cái và kích
thích sự phát triển hoa đực. Trong sự sinh trưởng của quả, GA có vai trò như
auxin, làm tăng kích thước quả, tạo quả không hạt. Hiệu quả rõ rệt khi phối

hợp GA với auxin. Giberelin có tác động làm cho tổng hợp auxin được tăng
cường, hạn chế sự phân giải auxin.
GA kích thích sự phát triển của hoa đực
13
d. GA tác dụng đến quá trình trao đổi chất như quang hợp, hô hấp, trao đổi
đạm, trao đổi axit nucleic, hoạt tính enzym
α
-amylaza, proteaza, enzym thủy
phân đặc biệt là
β
-amylaza trong sản xuất bia, bánh kẹo.
GA ảnh hưởng đến thành phần hóa học, số lượng và kích thước quả, hạt (xử
lí GA làm tăng lượng đường trong quả nho).
GA thúc đẩy sự sinh trưởng cây gỗ non và tạo thành cành mới.
Cung cấp cho cây chất dinh dưỡng đầy đủ thì hiệu quả của GA được phát
huy đến sinh trưởng và phát triển của cây.
3. Xytokinin
Xytokinin là hợp chất kích thích sự phân chia tế bào, được phát hiện ở hầu
hết các mô và cơ quan thực vật. Đầu chóp rễ chính và phụ là trung tâm tổng
hợp xytokinin. Từ đó nó được vận chuyển lên phía trên cùng mạch gỗ với
dòng thoát hơi nước.
3.1. Cấu trúc
Phần lớn xytokinin là dẫn xuất của adenin. Sinh tổng hợp xytokinin bắt đầu
từ adenin và từ con đường mêvalonat để tổng hợp isoprenoid. Chuỗi bên của
xytokinin là một đơn vị isoprenoid và mêvalonat.
Công thức cấu tạo của xytokinin
Xytokinin tự nhiên và tổng hợp chỉ khác nhau ở gốc R của vòng purin.
3.2. Cơ chế tác động
Xytokinin tác động đến quá trình phân chia tế bào, đến quá trình hình thành
cơ quan mới, ngăn chặn sự hóa già ở mức độ phân tử. Khi thiếu xytokinin

thì tế bào không phân chia được mặc dù ADN có thể được tổng hợp nhưng
quá trình tổng hợp protein không xảy ra. Xytokinin kiểm tra sự tổng hợp
protein từ giai đoạn dịch mã (mARN).
14
Tác động của xytokinin trong giai đoạn dịch mã
Xytokinin có mặt trong axit nucleic, xâm nhập trong các ARN, điều chỉnh
tARN, ngay cả khi mô có dồi dào xytokinin trong tARN cũng cần lượng
xytokinin tự do.
Xytokinin ngăn chặn sự hóa già có liên quan đến khả năng ngăn chặn sự
phân hủy protein, axit nucleic và diệp lục.
3.3. Hiệu quả sinh lí của xytokinin
a. Các chức năng khác nhau ở mức độ tế bào
Xytokinin kích thích sự phân chia tế bào với sự hiện diện của auxin. Nó thúc
đẩy sự lớn lên của tế bào, nhưng khác auxin, nó thúc đẩy sự tổng hợp
protein.
b. Vai trò của xytokinin ở mức độ cơ thể
Xytokinin tác động đến sự tạo mới các chồi và loại bỏ kìm hãm sự ngủ của
chồi, trong khi đó hạn chế sự phát triển của rễ.
- Thúc đẩy sự phá thời kì ngủ của các hạt (rau diếp, thuốc lá,…) và một số
mầm (nho…) làm cho sự nảy mầm được dễ dàng.
15
Xytokynin kích thích sự hình thành chồi
- Xúc tiến sự phát triển của chùm hoa ở một số loài trong điều kiện quang
chu kỳ không thuận lợi.
- Kích thích sự chuyển hóa các tiền lạp thể thành lục lạp, làm chậm sự phân
hủy diệp lục, làm chậm sự hóa già của lá.
c. Xytokinin tác động tới sự sinh trưởng tế bào
- Xytokinin cần thiết cho sự phân chia của tất cả tế bào thực vật.
- Xytokinin có thể làm tăng kích thước của tế bào, ở rễ và thân, các
xytokinin kìm hãm sự kéo dài theo chiều dọc nhưng kích thích sự mở rộng

kích thước theo chiều ngang và bề dày của các cơ quan các loại củ cải.
- Xytokinin kích thích sự tổng hợp protein, tham dự vào ARN, bảo đảm cho
sự gắn các axit amin vào chuỗi polypeptit.
d. Xytokinin tác động đến thành tạo cơ quan mới
- Sự tạo thành rễ mới được thực hiện bằng một vài sự cân bằng giữa auxin
và xytokinin.
Tác động của xytokinin đối với sự tạo rễ mới nói chung là tác động ức chế,
trừ với nồng độ thấp thì có tác động dương tính một cách gián tiếp qua sự
giảm nhiễm và sự phân hóa tế bào.
16
4. Ảnh hưởng của auxin lên sự giãn và sự phân chia tế bào trong mối tác
động tương hỗ với các phytohormon khác (giberelin và xytokinin)
- Phối hợp giberelin với auxin: tăng sự đậu quả và tạo quả không hạt
- Phối hợp với xytokinin:
+ Auxin / xytokinin cao: kích thích sự ra rễ
+ Auxin / xytokinin thấp: kích thích nảy chồi.
Tỉ lệ Auxin / xytokinin còn có sự cân bằng trong sự tái sinh chồi và rễ. Nếu
tỉ lệ nghiêng về auxin thì rễ sinh trưởng mạnh, nếu tỉ lệ nghiêng về xytokinin
thì chồi được hình thành.
17

×