Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Một số bài thuốc chữa đau thần kinh tọa pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.58 KB, 2 trang )

Một số bài thuốc chữa đau thần kinh tọa

Đau vùng thắt lưng là chứng bệnh thường gặp trong cuộc đời, những người trên 50 tuổi ít
nhất cũng bị đau thắt lưng một đôi lần. Đau vùng thắt lưng nếu đau lan xuống mông, mặt
sau đùi có thể xuống tới cổ bàn chân thì gọi là đau thần kinh tọa. Thần kinh tọa là dây
thần kinh dài và to nhất trong cơ thể. Mỗi đốt sống chứa phần tủy ở trong cho ra một đôi
dây thần kinh - một dây tiếp nhận cảm giác, một dây chỉ huy vận động cân cơ ở vùng
tương ứng. Để dễ hình dung ta tưởng tượng: 7 đốt sống cổ sẽ có dây chi phối vùng cổ và
tay, đốt sống vùng lưng ngực và bụng sẽ chi phối vùng lưng ngực và bụng, 5 đốt sống
vùng thắt lưng chi phối vùng thắt lưng, mông và chân, hoạt động của các tạng vùng hố
chậu. Như vậy dây thần kinh tọa do tủy sống thắt lưng tạo nên.
Nguyên nhân đau thần kinh tọa có nhiều nhưng trên 80% là do trật đĩa đệm. Đĩa đệm là
đĩa nằm giữa 2 đốt sống, để giúp đốt sống vận động dễ dàng (quay, cúi, ngửa), đĩa đệm
có cấu tạo bên ngoài là tổ chức sụn bên trong chứa dịch nhầy. Các nguyên nhân khác
như: thoái hóa cột sống, xẹp đốt sống, viêm đốt sống, u đốt sống, lao đốt sống, loãng
xương, thủy tinh hóa xương. Một số tổn thương bên ngoài đốt sống gây chèn ép dây thần
kinh cạnh đốt sống mà gây đau, kể cả người có thai tử cung lớn dần gây tăng áp tiểu
khung, càng về các tháng cuối của thai kỳ lưng càng đau.
Đông y quy vùng thắt lưng là phủ của thận, đau thắt lưng là thận yếu. Thận chủ cốt, nghĩa
là các loại đau xương khớp đều liên quan đến thận. Thận tàng tinh, tinh yếu thì cũng đau
thắt lưng.
Thận liên quan đến bàng quang, là mối quan hệ tạng phủ - quan hệ âm dương. Kinh bàng
quang chạy từ trên mắt qua đầu ra sau gáy rồi chạy 2 đường cách cột sống khoảng 2cm,
xuống mông xuống mặt sau đùi, tới gót bàn chân. Như vậy đoạn từ thắt lưng xuống gót
chân, bàn ngón chân trùng với đường đi của thần kinh tọa. Thần kinh tọa có nhánh thần
kinh cơ bì chạy ở mặt ngoài đùi và cẳng chân.
Trên cơ thể còn có kinh đởm, đường kinh đởm chạy từ trên đuôi mắt lên đầu vòng qua tai
ra mạng sườn xuống mông, mặt ngoài đùi và cẳng chân. Như vậy đoạn dưới từ thắt lưng
xuống mặt ngoài cẳng chân của kinh đởm gần giống đường đi của thần kinh cơ bì của
thần kinh hông.
Nên khi phòng bệnh đau thắt lưng, đau thần kinh hông cần chú ý đến phòng bệnh ở thận


và phòng bệnh ở đởm. Chữa bệnh đau vùng thắt lưng, đau thần kinh hông cũng có nghĩa
là chữa bệnh ở thận và chữa bệnh ở đởm nếu tính chất đau như đã tả trên.
Phòng bệnh ở thận: Từ tuổi nhỏ khi ngồi học cần nhắc trẻ ngồi đúng tư thế, lưng thẳng.
Không khiêng vác nặng kéo dài, không xách nặng lệch tư thế.
Nên tập bơi và tập thể thao phù hợp.
Hạn chế các đè nén nặng đột ngột lên cột sống.
Không nên quan hệ tình dục quá mức vì “đa dâm bại thận”.
Khi đã đau vùng thắt lưng: Nên tăng cường bơi, hằng ngày tập đứng gập người cúi đầu
và chạm 2 tay xuống đất. Hoặc nằm ngửa, duỗi thẳng chân, gấp 2 chân lên bụng, thời
gian tập đều và nhẹ nhàng chậm rãi, nên tập ngày 2 lần mỗi lần 30 phút.
Dùng một trong các lá sau rang nóng trải xuống giường rồi nằm đè vùng thắt lưng lên: lá
ngải cứu, lá lốt, lá cúc tần, lá náng cũng có thể rang nóng một trong các lá trên trải lên
trên tờ báo, ngồi ngay ngắn đặt hai bàn chân lên, lá nguội rang lại để làm tiếp lần 2, ngày
làm 1-2 lần tùy điều kiện.
Thuốc uống có thể dùng một trong các bài sau:
Bài 1: Độc hoạt 12g, đỗ trọng 20g, cẩu tích 20g, ba kích 12g, hoàng kỳ 12g. Sắc uống
ngày 1 thang.
Bài 2: Độc hoạt 12g, đỗ trọng 20g, phòng phong 12g, hy thiêm 12g, ngưu tất 12g, thổ
phục linh 12g, xuyên khung 12g, đương quy 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 3: Thục địa 12g, hoài sơn 12g, sơn thù 8g, kê huyết đằng 12g, xích thược 12g, hồng
hoa 10g, độc hoạt 12g, phòng phong 12g, hy thiêm 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 4: Sài hồ 12g, bạch thược 12g, độc hoạt 12g, đỗ trọng 20g, thổ phục linh 12g, ngưu
tất 12g, bạch linh 12g, bạch truật 12g, đương quy 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Cố gắng phòng bệnh đừng để bệnh xảy ra là tốt nhất. Khi đã bị bệnh cũng cần kiêng kỵ
điều trị mới kết quả.

×