Tế bào:
Đơn vị căn bản của sự sống (tt)
Màng sinh chất (plasma
membrane) bao quanh tế bào
Như chúng ta đã biết, màng sinh
chất phân cách mỗi tế bào với
môi trường của nó (tạo một ngăn
riêng (nhưng không bị cô lập).
Màng sinh chất cấu tạo từ lớp đôi
phospholipid với một đầu kị nước
có lipid quay vào và các nhóm ưa
nước quay ra ngoài (như hình
3.2). Protein được gắn vào lipid.
Trong nhiều trường hợp, các
protein này nhô ra tế bào chất
hoặc vào môi trường ngoại bào.
Vấn đề về cấu trúc và chức năng
của màng sinh chất sẽ được tập
trung làm rõ chi tiết ở Chương 5.
Ở chương này chỉ tóm tắt vai trò
của màng sinh chất:
+ Màng tế bào cho phép duy trì
môi trường không đổi bên trong
tế bào (constant internal
environment), một sự tự duy trì,
việc duy trì môi trường không đổi
bên trong tế bào là một đặc tính
của sự sống sẽ được thảo luận chi
tiết ở Chương 41.
+ Màng tế bào hoạt động như
một hàng rào thấm chọn lọc,
ngăn cản một số cơ chất thấm
qua trong khi cho phép một số cơ
chất khác tự do vào và ra khỏi tế
bào.
+ Được xem như ranh giới giữa
tế bào với môi trường bên ngoài.
Màng sinh chất quan trọng trong
việc trao đổi với các tế bào lân
cận và nhận các tín hiệu ngoại
bào. Chúng ta sẽ mô tả chức năng
này trong Chương 15.
+ Màng sinh chất thường mang
các phân tử thò ra khỏi tế bào
chịu trách nhiệm cho việc nối và
bám chặt với các tế bào lân cận.
Hai kiểu tổ chức tế bào
Tổ chức tế bào tiền
nhân (Prokaryotic cell
organization). Vi khuẩn
(Bacteria) và cổ vi khuẩn
(Archaea) có đặc điểm thuộc tổ
chức này và được gọi là các tế
bào Prokaryotae. Những tế bào
này không có cấu trúc màng nhân
bên trong. Tế bào đầu tiên được
hình thành rõ ràng là tương tự với
cấu trúc của các tế bào
Prokaryotae hiện có này.
Tổ chức tế bào nhân
thật (Eukaryotic cell
organization). Nhóm này bao
gồm sinh vật đơn bào, thực vật,
nấm và động vật. Vật liệu di
truyền (DNA) của tế bào
Eukaryote chứa đựng nhân điển
hình và có màng nhân bao quanh.
Tế bào Eukaryote còn chứa các
ngăn có màng khác mà nơi đó
các phản ứng hóa học đặc biệt
diễn ra.