Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phòng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp trong mùa lạnh cho trẻ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.57 KB, 5 trang )

Phòng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp
cấp trong mùa lạnh cho trẻ


Vào mùa lạnh, nếu thấy trẻ có biểu hiện mệt mỏi,
sốt nhẹ, hắt hơi, sổ mũi nước trong và kèm theo
ho, thở nhanh bất thường… các bà mẹ nên thận
trọng, vì có thể bé đang bị cảm lạnh hoặc nhiễm
khuẩn đường hô hấp cấp tính. Căn bệnh này nếu
không được điều trị kịp thời sẽ có thể gây biến
chứng viêm phổi.

Cần theo dõi và chăm sóc trẻ đúng cách.
Theo dõi trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp
Trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính thường có một
trong các triệu chứng: ho, sốt, khó thở, thở nhanh hoặc thở
khác thường, đau họng, chảy nước mũi và chảy mủ tai.
Trong đó, ho là triệu chứng hay gặp nhất. Thông thường,
ho hay kèm theo sốt (cũng có nhiều trẻ nhỏ bị viêm phổi
nặng nhưng không sốt). Đa số trẻ bị ho, sốt, chảy nước mũi
là do cảm cúm hoặc cảm lạnh, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng
vài ngày đến 1 tuần mà không phải dùng kháng sinh. Tuy
nhiên, một số trẻ trong nhóm này có thể bị viêm phổi. Khi
bị viêm phổi, nếu không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ nặng lên
rất nhanh và có thể dẫn đến tử vong; còn nếu được phát
hiện sớm và điều trị đúng, bệnh sẽ khỏi hoàn toàn.

Một trẻ được coi là viêm phổi khi có ho và thở nhanh,
vì khi phổi bị viêm, sự trao đổi oxy ở phổi trở nên khó
khăn hơn nên cơ thể rất dễ thiếu oxy. Trẻ phản ứng
lại tình trạng này bằng cách tăng nhịp thở lên. Cha


mẹ hoặc người chăm sóc có thể dễ dàng đánh giá
nhịp thở của trẻ bằng cách vén áo để quan sát sự di
động của lồng ngực hoặc bụng. Nếu trẻ thở nhanh,
sự di động đó sẽ nhanh hơn những ngày trẻ bình
thường. Điều quan trọng là phải quan sát lúc trẻ nằm
yên hoặc ngủ. Nếu có đồng hồ với kim giây, ta có thể
để đồng hồ gần bụng hoặc ngực của trẻ và đếm nhịp
thở trong vòng 1 phút. Một trẻ có tình trạng thở nhanh
nếu ta đếm được:
- 40 lần/phút trở lên đối với trẻ 1 – 5 tuổi.
- 50 lần/phút trở lên đối với trẻ từ 2 tháng đến 1 tuổi.
- 60 lần/phút trở lên đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi.
Nếu không thể đếm được nhịp thở của trẻ hoặc không thể
phân biệt được trẻ có thở nhanh hơn ngày thường hay
không, bà mẹ có thể vén áo trẻ lên và quan sát lồng ngực.
Nếu thấy trẻ thở khác thường hoặc khi thở phát ra một
tiếng bất thường nào đó, có thể trẻ đã bị viêm phổi.
Co rút lồng ngực cũng là một dấu hiệu của viêm phổi. Để
phát hiện triệu chứng này, cần vén áo trẻ lên và nhìn vào
phần ranh giới giữa ngực và bụng xem có dấu hiệu lõm khi
trẻ hít vào hay không. Nên bế trẻ nằm ngang trên lòng mẹ
hoặc đặt nằm ngang trên giường để quan sát dễ dàng và
chính xác. Hiện tượng này phải thấy thường xuyên ở bất kỳ
nhịp thở nào của trẻ khi trẻ nằm yên hoặc ngủ mới có giá
trị; còn nếu chỉ thấy lúc trẻ quấy khóc hoặc khi cố gắng hít
sâu thì không được coi là co rút lồng ngực. Trẻ có co rút
lồng ngực là đã bị viêm phổi nặng, cần được đưa đến bệnh
viện ngay. Trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là dưới 12 tháng tuổi rất
dễ mắc các bệnh này. Bị cảm lạnh có thể dẫn đến nhiều
biến chứng như: viêm phổi, viêm tai giữa. Với những trẻ bị

suyễn, suy dinh dưỡng… do sức đề kháng kém nên dễ bị
bệnh hơn và khi bệnh cũng sẽ kéo dài và nặng hơn.
Chăm sóc cho trẻ

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là bệnh nhiễm khuẩn của
đường thở, có hai loại: nhiễm khuẩn hô hấp trên (viêm
nhiễm vùng tai mũi họng) và nhiễm khuẩn hô hấp dưới
(viêm phế quản, viêm phổi…). Khi trẻ chớm bị cảm, ho,
nên tiếp tục cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng, chia nhỏ bữa ăn
để tránh trẻ ho, ói. Nếu trẻ nhỏ cho bú nhiều lần hơn, uống
nhiều nước từng ngụm nhỏ nhiều lần. Để giảm ho, đau
họng thì nên trị bằng thuốc Nam (tắc chưng đường, mật
ong, tần dày lá…) hoặc dùng thuốc điều trị sốt, khò khè…
theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Nếu làm như trên quá 5 ngày không khỏi thì nên đưa trẻ đi
khám bác sĩ. Chú ý, khi phát hiện các dấu hiệu trở nặng
như khó thở hơn, thở nhanh hơn, không uống được, trẻ mệt
hơn thì phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Không nên lạm
dụng thuốc kháng sinh vì ngoài chuyện tốn kém còn có tác
dụng phụ, về lâu dài gây tình trạng vi khuẩn đề kháng.
Với trẻ bị viêm phổi cần cho trẻ uống kháng sinh theo đúng
hướng dẫn của thầy thuốc, không tự ý ngưng kháng sinh dù
trẻ có vẻ đã tốt hơn. Viêm phổi có thể khỏi dễ dàng sau 5 –
7 ngày điều trị nếu bệnh nhi không có những yếu tố nguy
cơ (suy dinh dưỡng, bệnh tim bẩm sinh, bại não…).
Để phòng các bệnh về hô hấp trong mùa lạnh, quan trọng
nhất là một chế độ nuôi dưỡng tốt, đủ dinh dưỡng, bú sữa
mẹ, tiêm phòng đầy đủ, uống vitamin A theo hướng dẫn,
giữ cho trẻ thoáng mát khi trời nóng và ấm áp khi trời lạnh;
tránh nơi ô nhiễm, khói bụi.


×