Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giáo dục: Trước hết hãy bắt đầu từ mỗi gia đình pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.77 KB, 6 trang )

Giáo dục: Trước hết hãy
bắt đầu từ mỗi gia đình


Giáo dục từ gia đình rất quan trọng trong hình thành nhân cách của trẻ.

Theo kết quả khảo sát mới đây của Viện Nghiên
cứu và Phát triển giáo dục Việt Nam, Vụ công tác
học sinh – sinh viên, Bộ Giáo dục và Ðào tạo, và
Vụ Văn hóa, Ban Tuyên giáo T.Ư, cho thấy, trong
những năm qua, số học sinh xao nhãng học hành,
nói dối, sống buông thả… có xu hướng tăng theo
cấp học; trẻ vị thành niên sa vào tệ nạn xã hội, vi
phạm pháp luật cũng tăng lên.
Báo cáo này cho thấy, tỷ lệ học sinh thường hay nói dối ở
cấp học tiểu học là 22%, THCS 50%, THPT 64%. Còn đối
với sinh viên, có tới 51,4% số em cho rằng, sống thử trước
hôn nhân là điều "bình thường". Trung bình mỗi năm cả
nước có 4.746 trẻ vị thành niên phạm tội bị phát hiện. Tệ
nạn ma túy trong học đường cũng tăng nhanh, nếu năm
2004 chỉ có 600 học sinh, sinh viên nghiện ma túy bị phát
hiện, thì đến 2007 con số này đã lên tới 1.234 em… Trên
thực tế, con số đó có thể còn cao hơn.

Vậy câu hỏi đặt ra là, chúng ta phải làm gì để giảm
bớt, tiến tới ngăn chặn thực trạng này? Qua nhiều
công trình nghiên cứu, điều tra, cho thấy có ba nhân
tố quyết định việc hình thành nhân cách, lối sống của
các em, đó là gia đình, nhà trường và xã hội. Ba
nhân tố này có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ, tác
động qua lại cả từ hai khía cạnh tích cực và tiêu cực,


trong đó nhân tố gia đình giữ vai trò nền tảng và
quyết định.
Gia đình là nơi nuôi dưỡng vật chất và tinh thần của trẻ từ
khi lọt lòng mẹ đến khi các em đến nhà trẻ, mẫu giáo, học
phổ thông rồi trung cấp, cao đẳng, đại học… và cả khi
trưởng thành bước vào đời. Vậy mà không ít bậc làm cha
mẹ chưa nhận thức đầy đủ, hoặc không để ý đến điều này.
Trong một số gia đình, bố mẹ thiếu gương mẫu, thậm chí
đánh cãi nhau, làm những điều xấu. Nhiều ông bố bà mẹ
buông lỏng quản lý, không quan tâm, gần gũi, thậm chí
thường xuyên la mắng, đánh mắng con cái. Ngược lại, một
số gia đình kinh tế khá giả lại quan tâm một cách thái quá,
không chú ý đến tình cảm và suy nghĩ của các con, áp đặt
lối sống, suy nghĩ của người lớn trong việc giáo dục con
cái.
Cháu NVQ, nhà ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, học sinh
THPT, bị lưu ban lớp 10, nhưng vào năm học mới 2009 –
2010 hơn một tháng gia đình mới biết chuyện này. Trong
những ngày đầu năm học cháu vẫn sáng cắp cặp đi, trưa
cắp cặp về. Hỏi vì sao cháu lại nói dối gia đình, NVQ cho
biết sợ bị bố đánh, mắng. Nhưng điều mà Q bức xúc đó là
ngay từ hồi học tiểu học cho đến nay, bố mẹ cháu chưa bao
giờ lắng nghe những lời giải thích, những cảm nhận mà
cháu đang suy nghĩ. Cứ mỗi lần phát hiện kết quả học tập
của Q kém, vi phạm kỷ luật ở trường, lớp… thì nhẹ là chửi
mắng, nặng là những trận đòn của bố. Sau đó vài ngày, bố
cháu lại lao vào chuyện làm ăn và quên đi những khuyết
điểm của cháu đã mắc phải, cho đến khi cháu mắc "khuyết
điểm mới"thì điệp khúc cũ lặp lại…
Còn mẹ Q, vì sợ bố đánh con, cho nên thường xuyên bao

che những khuyết điểm. Kết quả là Q bị mất gốc kiến thức
từ hồi học tiểu học và nguyên nhân cháu vẫn được lên lớp
và học đến THPT là do mối "quan hệ đặc biệt" giữa thầy cô
giáo và gia đình. Bố cháu Q khi nói đến chuyện con trai
mình, anh tỏ ra ân hận: Nhà có đứa con duy nhất, không để
cháu phải thiếu thốn gì. Cứ nghe giới thiệu chỗ nào thầy
giỏi là cho cháu đi học thêm; thích xe đạp địa hình – có,
thích điện thoại di động – có, quần áo kiểu nọ kia – có…,
vậy mà nó chẳng hiểu cho nỗi lo lắng, vất vả của bố mẹ.
Cũng với chủ đề này, giám đốc một công ty xây dựng ở
thành phố Hồ Chí Minh, có hai con đang học trung học cơ
sở tâm sự: Mặc dù công việc rất bận phải đi công tác
thường xuyên, nhưng đã thành lệ từ lâu lắm rồi, hằng tuần
vợ chồng anh vẫn dành cả ngày chủ nhật để đi chơi, ăn cơm
cả gia đình, để hỏi han, tâm sự với hai cháu chuyện học
hành. Nếu bận, không tổ chức ăn cơm cả nhà được anh chị
đều có "lý do" chính đáng.
Trao đổi ý kiến về quan điểm giáo dục con cái trong thời kỳ
hiện nay, vị giám đốc-phụ huynh cho biết, vợ chồng tôi
thống nhất với nhau về cách giáo dục, định hướng cho các
cháu. Ðó là cha mẹ hãy là tấm gương tốt trong công việc,
trong cuộc sống; tôn trọng và gần gũi các cháu; nghiêm
khắc phê bình, nhắc nhở những suy nghĩ, việc làm chưa
tốt của các cháu. Gia đình thường xuyên liên hệ với nhà
trường để nắm được các mối quan hệ xã hội, nhưng không
cấm đoán các cháu một cách cứng nhắc. Không gây áp lực
quá nặng về thành tích học tập, mà chủ yếu cổ vũ, động
viên các cháu phấn đấu học bằng chính thực lực của
mình… Trên cơ sở này, chúng tôi sẽ có những biện pháp
giáo dục phù hợp với lứa tuổi và tính cách của các cháu.

Tuy nhiên, do công việc bận rộn, không phải bậc cha mẹ
nào cũng làm được như vợ chồng vị giám đốc nọ. Không
phải ai cũng có điều kiện, thời gian, tâm trí để bao quát
toàn bộ hoạt động của con cái mình. Vì vậy cần động viên,
khơi dậy ý thức tự giác học tập, rèn luyện của con cái.
Ðược như vậy thì đây sẽ là tiền đề quan trọng nhất để hình
thành nhân cách, lối sống lành mạnh của thanh, thiếu niên.
Năm học 2009 – 2010 đã bắt đầu. Mong rằng, với sự quan
tâm của mỗi gia đình, sự đồng hành tích cực, trách nhiệm
cao của nhà trường và cả xã hội đối với thanh, thiếu niên,
học sinh, chúng ta tin tưởng công tác quản lý, giáo dục
học sinh, sinh viên sẽ ngày càng tốt hơn, góp phần nâng
cao chất lượng học tập, phẩm chất đạo đức, lối sống của
các em.

×