Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Lạc loài ngay trên quê hương ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.52 KB, 9 trang )

Lạc loài ngay trên
quê hương


Hiện nay có rất nhiều bậc cha mẹ cho con học trường quốc tế ngay từ khi còn nhỏ.


Hiện nay, có một bộ phận giới trẻ không thể nói sõi
tiếng mẹ đẻ. Các em giống như những người đang sống
tạm trú trên chính quê hương của mình.
Một buổi sáng, tôi phát hiện có một cô gái tóc ngắn mới
vào công ty làm việc. Cô gái khoảng 22-23 tuổi, ăn mặc
hợp mốt và đặc biệt có gương mặt sáng.
Cả tuần sau, tôi không thấy cô trò chuyện với ai trong
phòng, chỉ lặng lẽ đến và về. Những lúc mọi người trêu đùa
nhau, cô gái thần mặt ra tỏ vẻ không hiểu. Đến lúc ấy tôi
mới biết cô chỉ nói được tiếng Anh, còn tiếng Việt không
thông thạo lắm.

Điều kỳ lạ hơn cô gái ấy là gốc Việt 100% và chưa bao giờ
rời đất nước quá một tháng. Sau khi trao đổi với nhau bằng
ngôn ngữ thứ hai, tôi mới biết cô vốn được học trong
trường quốc tế từ bé nên dù sinh ra và lớn lên ở Việt Nam,
cô vẫn không thể diễn dật được một câu tiếng Việt cho
đúng ngữ pháp.
Lạc loài vì những áp lực do bố mẹ đặt ra

Hiện nay, tại TP. HCM có ba trường được gọi là "trường
quốc tế"
- Trường do nguồn đầu tư nước ngoài, giảng dạy hoàn toàn
theo chương trình và tiêu chuẩn nước ngoài, mục đích phục


vụ con em chuyên gia nước ngoài tại Việt Nam. Các trường
này đang có khuynh hướng mở rộng để thu hút học sinh
Việt Nam vào học, hình thức như du học tại chỗ.
- Trường do người Việt đầu tư dạy cho người Việt với
chương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo. Những trường
này có khuynh hướng tiếp cận dần với các tiêu chuẩn quốc
tế.
- Trường được đầu tư từ nguồn vốn liên kết giữa Việt Nam
và nước ngoài, cũng có mục đích phục vụ học sinh Việt
Nam, hình thức du học tại chỗ.
Theo quy định, trường quốc tế dạy chương trình của nước
ngoài chỉ được phép nhận học sinh nước ngoài. Mấy năm
gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép thực hiện thí
điểm trường quốc tế nhận học sinh người Việt Nam.
Ngoài chương trình nước ngoài, các trường quốc tế phải
dạy học sinh bản địa các môn tiếng Việt, các môn khoa học
xã hội như đạo đức, lịch sử, địa lý… theo chương trình của
Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, hầu như các trường chỉ
xem đó là những môn học ngoại khóa.
Ở trường, đa số các em được dạy và giao tiếp với bạn bè
bằng tiếng Anh, vì thế ngoại ngữ này đã trở thành ngôn ngữ
chính trong cuộc sống của các em. Tiếng Việt nhanh chóng
biến thành ngôn ngữ thứ hai.
Chị Thanh Tâm, Q.3, TP.HCM, ánh nên niềm tự hào khi kể
về hai đứa con của mình: "Các cháu nói tiếng Anh giỏi hơn
tiếng Việt. Vì sau này quyết tâm cho các con đi du học nên
vợ chồng tôi thống nhất là phải đầu tư từ bây giờ. Tuy
nhiên, mình cũng thấy một thiệt thòi cho các con đó là
nhiều khi không hiểu hết điều cha mẹ nói".
Thế nhưng, trái với niềm tự hào của chị Thanh Tâm, bé

Quý An và Thảo Nhi không bao giờ dám đi ra ngoài nếu
không có người lớn theo cùng dù cả hai đang ở tuổi teen.
Sự mặc cảm, tự ti về khả năng tiếng Việt khiến cả hai anh
em rất sợ sệt khi gặp người lạ. Chưa kể, việc giao tiếp với
cha mẹ vốn đã khó khăn nay càng trở nên xa cách. Bố mẹ
không thể nói tiếng Anh như con, còn con không thể nói
tiếng Việt như bố mẹ.
Anh Tuấn Sơn, một phụ huynh có con học trường quốc tế
tại Q.3, TP.HCM kể: "Bé nhà mình học mẫu giáo quốc tế
từ năm hai tuổi. Khi tìm nơi học cho con, mình chỉ nghĩ
đơn giản là tìm được trường có cơ sở vật chất tốt, giáo viên
nhiệt tình và đỡ phải lo khoản học thêm học bớt cho con.
Còn tiếng Anh dù quan trọng những dẫu sao đó cũng là
ngôn ngữ thứ hai". Vậy mà hơn bốn năm cho con đi học
trường tiểu học quốc tế, ngày nào vợ chồng anh Tuấn Sơn
cũng phải dạy và bắt con nói tiếng Việt. Mới đây, anh chị
phải mời gia sư dạy con học tiếng Việt vì đưa bé về thăm
ông bà, bé không thèm nói một câu tiếng Việt nào với mọi
người trong gia đình.
Anh Sơn tâm sự: "Cũng may cháu còn nhỏ nên có thể uốn
nắn. Ông bà nội, ngoại mỗi lần gọi điện lên đều hỏi cháu đã
biết nói tiếng Việt chưa. Nghe thật không còn gì buồn
hơn".
Xây nền móng vững chắc cho con
Trước hết, một đứa trẻ sinh ra và
lớn lên ở Việt Nam, có bố mẹ là
người Việt nhưng không thể sử
dụng tiếng Việt, đó là lỗi của
người lớn. Cô Mai Hoa, một
giáo viên dạy tại một trường

quốc tế khá nổi tiếng tại TP.
HCM, cho biết: "Mặc dù theo
quy định của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, các trường quốc tế vẫn
phải sử dụng tiếng Việt khi dạy
học sinh, nhưng phụ huynh đều
không hài lòng. Họ muốn con họ
được học giáo trình của học sinh
nước ngòai và phải học bằng
tiếng Anh. Nhiều phụ huynh khi đến xin học cho con chỉ
hỏi câu duy nhất: "Trường sẽ sử dụng bao nhiêu phần trăm
tiếng Anh trong quá trình giảng dạy?".
Trong điều kiện các trường quốc tế đang cố gắng thu hút
học sinh, yếu tố dạy và học tiếng Anh đã trở thành lời giới
thiệu hấp dẫn với các phụ huynh. Bên cạnh đó, khi học giáo

Liệu học ở trường quốc
tế các em được nhiều h
ơn
hay mất nhiều hơn?
trình nước ngoài, học sinh hầu như không được học về lịch
sử Việt Nam. Vậy là ngoài khả năng sử dụng tiếng Việt
kém, những học sinh này lại không hề biết gì về Bà Trưng,
bà Triệu, vua Hùng…
Minh Nhiên, 15 tuổi, đang học ở một trường quốc tế tại Q.
7, TP.HCM, có thể kể tên vanh vách các đời tổng thống
Mỹ, tiểu sử của từng tổng thống cũng như câu nói nổi tiếng
của mỗi người. Tuy nhiên, khi hỏi về bà Trưng, bà Triệu,
em ú ớ.
Giáo sư – tiến sĩ tâm lý học giáo dục Mai Ngọc Luông,

Viện Ngiên cứu Văn hóa Xã hội, cho biết: "Nền tảng của
mỗi con người bắt nguồn từ chính tiếng mẹ đẻ và lịch sử
của nước nhà. Việc sử dụng tiếng mẹ đẻ cho thấy họ có
nguồn gốc, văn hóa đặc thù riêng. Khi ra thế giới bên
ngoài, dù bạn có nói tiếng Anh trôi chảy và hành xử theo
kiểu Tây, bạn vẫn là người Việt. Và thật đáng xấu hổ nếu là
người Việt mà bạn lại không biết những thứ sơ đẳng nhất
của người Việt, đó là văn hóa, lịch sử, cách giao tiếp hàng
ngày".
Cũng theo ông, khi nói tiếng Việt, tự bản thân các em sẽ
hình thành lòng yêu quê hương, đất nước, yêu gia đình và
nòi giống mình. Điều đó sẽ hình thành nên nhân cách vững
vàng của các em.
Luật sư, thạc sĩ tâm lý học Lê Quang Y đặt ra câu hỏi:
"Liệu tất cả những cô bé, cậu bé học trường quốc tế, nói
tiếng Anh như gió kia có chắc chắn sẽ học và làm việc ở
nước ngoài như cha mẹ họ mong đợi hay không? Nếu họ
làm việc tại Việt Nam, liệu có nhà tuyển dụng nào cần một
người không thể hòa nhập, làm việc cùng tập thể?".
"Trên thực tế, đa số các doanh nghiệp nước ngòai khi sang
Việt Nam đều muốn chọn những người am hiểu về văn hóa
bản địa, bởi họ biết rằng muốn bản sản phẩm cho người
Việt, cần phải hiểu người Việt nghĩ gì. Mặt khác, bản thân
những đứa trẻ ấy khi lớn lên, không biết xác định mình
đang ở đâu bởi với người Việt, họ là kẻ lạc loài, với người
nước ngoài, họ lại là dân Việt Nam".
Nhiều người cho rằng vì người Singapore chọn tiếng Anh
làm ngôn ngữ chính nên đất nước họ phát triển rất nhanh.
Hee Ang Son, giám đốc công ty mỹ phẩm tại Singapore,
nói bằng giọng tiếc nuối: "Các bạn thật may mắn vì có

ngôn ngữ riêng. Chúng tôi không có tiếng Singapore nên
phải dùng tiếng Hoa hoặc tiếng Anh, chính vì điều ấy mà
người Singapore không có bản sắc riêng. Văn hóa của
chúng tôi là văn hóa vay mượn".
Cách đây không lâu, tôi xem một đoạn phim ngắn của du
học sinh Việt Nam tại Mỹ, giới thiệu về đất nước mình
thông qua văn hóa ẩm thực. Xem xong, tôi thêm yêu món
ăn Việt. Thử hỏi nếu không có những nền tảng vững chắc
về văn hóa Việt, liệu cô bé có làm được đoạn phim trên hay
rồi sẽ chọn món thịt jambon, mỳ Ý để giới thiệu về ẩm thực
Việt.
Tất nhiên, chúng ta không lo tiếng Việt bị mất mà chỉ e
rằng có một thế hệ người Việt không biết mình là ai. Điều
quan trọng, nên để các em có một tuổi thơ bình dị, được
hòa nhập với cuộc sống xung quanh mình. Đừng để sự sắp
đặt máy móc của người lớn trở thành gánh nặng trên vai
các em.

×