Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Trẻ "sốc" ngày đầu vào lớp 1 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.1 KB, 5 trang )

Trẻ "sốc" ngày đầu
vào lớp 1


ự gần gũi nhẹ nh
àng là điều quan trọng giúp trẻ nhanh chóng làm quen với môi trư
ờng học mới. Ảnh:

Khóc ngằt ngặt, ôm chân mẹ nhất định không
chịu vào lớp, gào lên khi không được mang gối
ôm đi học, sợ cô đến mức tè lúc nào không biết…
là những điều thường diễn ra khi bé vào lớp 1
những buổi đầu.
Bé Ngọc Lan, ở quận Phú Nhuận, TP. HCM tèm nhem
nước mắt, không chịu buông tay mẹ. Nhiều hôm đang ngủ
giữa trưa, giật mình, bé khóc toáng lên, gọi mẹ khiến cả lớp
nháo nhào. Chị Minh Hiếu, phụ huynh của bé Lan cho biết,
đã được gần một tuần mà con chị vẫn chưa quen với môi
trường học mới. "Con bé cứ khóc hoài, đòi ở nhà không
đến lớp. Thiệt tình tôi chẳng biết làm sao để nó cảm thấy
thích đi học", chị Hiếu tỏ vẻ lo lắng.
Ngộ nghĩnh hơn là trường hợp bé Hà Linh ở trường tiểu
học Hoàng Văn Thụ quận Gò Vấp. Dù vẫn vui vẻ đến
trường, nhưng khi được mẹ dẫn vào lớp là bé chê ngay “lớp
xấu quá con không học đâu”, rồi lủi thủi sách túi ra sân
trường. Trước tình huống này, gia đình bé Linh chẳng thể
tìm đâu ra cách nào để "dụ dỗ" bé.

Giải thích tâm lý này, nhiều giáo viên phụ trách khối
lớp 1 cho rằng, tính chất giáo dục ở mầm non và tiểu
học là rất khác nhau, nhất là chương trình giảng dạy.


Nếu như ở mầm non, các em chỉ vui chơi là chính, thì
khi vào lớp 1, các em chập chững làm quen với việc
học chữ và bắt đầu tiếp thu kiến thức mà trước giờ ít
hoặc chưa có khái niệm về nó. Ngay cả không gian
sinh hoạt, sự khác biệt về bàn ghế vật dụng trong
phòng học cũng làm các em bỡ ngỡ.
"Thông thường, các bé chỉ học tập trung từ 15 đến 20 phút
ở mầm non. Nhưng ở lớp 1, mỗi tiết học kéo dài khoảng
nửa tiếng đồng hồ mới đến giờ ra chơi. Nhiều em ngồi yên
được chừng 5 phút là bắt đầu ngo ngoe, khó chịu. Em nào
giỏi lắm cũng chỉ ngồi được nửa thời gian là bắt đầu nhốn
nháo hoặc làm việc riêng", cô Thu Trang, giáo viên chủ
nhiệm trường tiểu học Hoàng Văn Thụ cho hay.
Ngoài sự khác biệt trên, vấn đề tâm lý của các bé còn được
lý giải ở cảm giác nhớ nhà, thiếu vắng gương mặt thân
quen của ba, mẹ. Những lúc như vậy, phản ứng của bé
thường là khóc thét lên và đòi về. Rồi, do không tìm được
người thân, lại chưa quen với cô giáo, nhiều em đi vệ sinh
luôn ở trong lớp… Nhiều phụ huynh hiểu tâm lý này nên
không yên tâm để con ở trường một mình, vẫn cứ thập thò
theo dõi khi con đã vào lớp. Các bé, vì thế càng bịn rịn,
nũng nịu. Điều này làm cho việc chăm sóc học sinh càng
trở nên vất vả.
Cô Kim Phượng, giáo viên lớp 1 trường tiểu học Trần
Quang Diệu, quận 3, TP HCM, chia sẻ: "Để các em không
quá bỡ ngỡ xa lạ, trước hết giáo viên phải nắm thật kỹ tâm
lý của các em lần đầu đi học. Tôi thường làm quen với các
em bằng những bài hát, câu chuyện, trò chơi mà các em đã
quen khi còn ở mẫu giáo. Từ đó khoảng cách giữa học trò
và giáo viên mới rút ngắn và mỗi ngày một thân thiết".

Cô Phượng cũng cho biết thêm, cô ít khi khiển trách học trò
mỗi khi một em nào đó bỏ quên dụng cụ học tập hay không
mặc đồng phục thể dục. Sự nhẹ nhàng khuyên bảo, cho
phép các em tiếp tục việc học tập với bạn bè khác phần nào
giúp ổn định tinh thần và làm các học trò nhỏ dần thích ứng
với môi trường giáo dục mới.
Hiệu phó trường tiểu học Trần Quang Diệu bà Nguyễn Thị
Liên cho biết, việc các em có nhanh chóng làm quen với
môi trường học mới hay không là phụ thuộc vào thái độ
tâm lý của giáo viên. Chỉ có sự gần gũi, nhẹ nhàng mới làm
các em không sợ hãi và biết nghe lời. "Tốt nhất là không
nên tạo sức ép cho các em về học tập, mà chủ yếu là làm
quen, truyền đạt kiến thức cho trẻ một cách nhẹ nhàng bằng
các trò chơi. Phải làm sao để các em ổn định tâm lý và chịu
ngồi trong lớp mới, rồi từ từ mới uốn nắn các em dần dần
vào khuôn khổ. Quan điểm ‘yêu cho roi cho vọt, ghét cho
ngọt cho bùi’ ở thời điểm này là hoàn toàn phản tác dụng",
bà Liên nhấn mạnh.

×