Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Ức chế vi sinh vật bằng các tác nhân vật lý và hóa học (tt) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.07 KB, 9 trang )



Ức chế vi sinh vật bằng các tác
nhân vật lý và hóa học (tt)


15.4. SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP
VẬT LÝ ĐỂ KHỐNG CHẾ VI SINH
VẬT

15.4.2. Nhiệt độ thấp
Nhiệt độ thấp được sử dụng để
ức chế sự sinh trưởng và phát triển
của vi sinh vật. Đây là phương
pháp quan trọng ngành vi sinh vật
học thực phẩm. Ở nhiệt độ -20°C
hay thấp hơn, vật phẩm bị đông
lạnh, vi sinh vật bị đình chỉ sinh
trưởng. Một số vi sinh vật bị chết vì
các tinh thể băng là phá vỡ màng tế
bào,.nhưng lạnh sâu không làm
chết phần lớn các vi sinh vật nhiễm
trên vật phẩm. Trên thực tế nhiều
phòng thí nghiệm dùng các tủ lạnh
sâu -30°C hay -70°C để bảo quản
vi sinh vật. Vì thực phẩm đông lạnh
có thể chứa nhiều vi sinh vật, cho
nên khi làm tan băng phải xử lý
ngay để tiêu thụ, tránh để tổn hại và
để cho các vi sinh vật gây bện phát
triển.


Bảo quản lạnh giúp làm chậm
sự sinh trưởng và phát triển của vi
sinh vật, nhưng không đủ làm
ngừng hẳn sự sinh trưởng. Đáng
mừng là phần lớn các vi sinh vật
gây bệnh là thuộc loại ưa ấm
(mesophilic) và không sinh trưởng
được ở nhiệt độ 4°C. Các vật giữ
lạnh bị hư hỏng bởi các vi khuẩn ưa
lạnh (psychrophilic) và chịu lạnh
(psychrotrophic) nhất là khi có tồn
tại nước, các tủ lạnh chỉ dùng để
bảo quản ngắn hạn thực phẩm và
các vật phẩm khác.

15.4.3. Qua lọc
Phương pháp qua lọc là
phương pháp rất tốt để giảm thấp
quần thể vi sinh vật đối với các vật
liệu mẫn cảm với nhiệt độ và nhiều
khi có thể dùng để diệt khuẩn các
dung dịch. Qua lọc chỉ đơn giản là
loại vi sinh vật khỏi dung dịch chứ
không phải là diệt khuẩn. Có hai
loại lọc vi sinh vật. Thiết bị qua lọc
tầng sâu (depth filter): đó là loại
thiết bị cấu tạo bởi sợi hay các vật
chất dạng hạt, tạo thành một bản
lọc khá dầy với những lỗ rất nhỏ.
Dưới sức hút chân không dung dịch

sẽ được lọc qua còn vi sinh vật bị
giữ lại hay bị hấp phụ (adsorption)
trên bề mặt bản lọc. Nguyên liệu để
làm ra bản lọc này thường là đất
Tảo silic (dimatomaceous earth) -
đó là thiết bị lọc Berkefield. Còn có
thể dùng một loại sứ (unglazed
porcelain) - đó là thiết bị lọc
Chamberlain. Hoặc còn có thể dùng
thạch miên (asbestos) hay các
nguyên liệu khác.
Gần đây người ta dùng thiết
bị màng lọc (membrane filters)
thay thế cho thiết bị qua lọc tầng
sâu. Màng lọc hình tròn, dày
khoảng 0,1mm và được chế tạo bởi
acetate cellulose, nitrate cellulose,
polycarbonate, fluoride
polyvinylidene hay các chất tổng
hợp khác. Các màng lọc có lỗ với
đường kính khoảng 0,2µm là có thể
dùng để lọc bỏ phần lớn các tế bào
dinh dưỡng của vi sinh vật, trừ
virus. Dịch lọc thường chỉ từ 1ml
đến vài lít. Màng lọc được lắp cố
định trên một giá đặc biệt (hình
15.5)
Dưới áp lực của máy hút chân
không dịch lọc được chuyển sang
một bình vô khuẩn. Loại thiết bị

màng lọc này được dùng trong
ngành dược, lọc thuốc đau mắt,
chuẩn bị các môi trường nuôi cấy,
các loại dầu, chất kháng sinh và
nhiều vật chất kém chịu nhiệt khác.

Hình 15.5: Thiết bị màng lọc
1. Bình Erlenmeyer đựng dịch
cần lọc
2. Dịch lọc được đẩy sang thiết
bị màng lọc nhờ máy bơm
3. Thiết bị màng lọc (với các
loại hình các kích cỡ khác
nhau).
Phương pháp diệt khuẩn nhờ
lọc còn dùng để lọc không khí. Hai
ví dụ thường gặp là khẩu trang
dùng trong ngoại khoa và nút bông
dùng cho các ống nghiệm hay các
bình nuôi cấy vi sinh vật. Không
khí đi qua được nhưng vi sinh vật
thì bị giữ lại bên ngoài. Phòng cấy
Laminar thoáng khí nhưng an toàn
sinh học (Laminar flow biological
safety cabinet) đã sử dụng màng
lọc không khí bằng các hạt hiệu lực
cao HEPA (high-efficiency
particulate filter). Nó có thể lọc
được đến 99,97% các hạt có kích
thước 0,3µm và được coi là một hệ

thống lọc rất quan trọng. Người
nuôi cấy vi sinh vật có thể thao tác
thoải mái trong một phòng cấy mở
một phần cửa nhưng rất an toàn
nhờ luôn có một luồng không khí
vô khuẩn được thổi từ phía trong và
lại thoát ra qua màng lọc HEPA đặt
ở phía trên. Khi thao tác với các vi
sinh vật nguy hiểm như vi khuẩn
lao Mycobacterium tuberculosis,
virus gây ung thư, các ADN tái tổ
hợp nhất thiết cần sử dụng phòng
cấy này. Thiết bị này được dùng
trong các phòng thí nghiệm, trong
công nghiệp, như là công nghiệp
dược phẩm, để chuẩn bị môi
trường, thao tác thí nghiệm, nuôi
cấy mô…


Hình 15.6: Phòng cấy Laminar


Vietsciences- Nguyễn Lân Dũng,
Bùi Thị Việt Hà

×