Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giải quyết chế độ cứu trợ đột xuất do thiên tai, dịch bệnh, tai nạn rủi ro, người cao tuổi, người tàn tật có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và người lang thang xin ăn trên đường phố pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.1 KB, 5 trang )

Giải quyết chế độ cứu trợ đột xuất do thiên tai, dịch
bệnh, tai nạn rủi ro, người cao tuổi, người tàn tật có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và người lang thang xin ăn
trên đường phố
Thông tin
Lĩnh vực thống kê:
Lao động - Thương binh và Xã hội
Bảo trợ xã hội
Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Sở Lao động-TB&XH Bình Định.
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Phòng Chính sách xã hội, Sở Lao động-TB&XH Bình Định.
Cách thức thực hiện:
Qua Bưu điện Trụ sở cơ quan hành chính
Thời hạn giải quyết:
30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện:
Cá nhân
TTHC yêu cầu trả phí, lệ phí:
Không
Kết quả của việc thực hiện TTHC:
Quyết định hành chính

Các bước
Tên bước

Mô tả bước

1.

Bước 1


Đối tượng nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cứu trợ dột xuất tại UBND
cấp xã (mẫu hồ sơ theo quy định).

2.

Bước 2
Cán bộ Thương binh xã hội hoặc văn hoá xã hội tiếp nhận và
xem xét tính đầy đủ, thống nhất của hồ sơ.
- Hồ sơ đầy đủ theo quy định thì trong thời hạn 07 ngày làm việc
từ khi tiếp nhận đủ hồ sơ đề nghị của đối tượng, UBND cấp xã
thẩm định, niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã. Sau 30
ngày kể từ ngày niêm yết công khai, nếu không có thắc mắc,
khiếu nại thì UBND cấp xã hoàn thiện hồ sơ của đối tượng gửi
Phòng Lao động-TB&XH cấp huyện để xem xét, giải quyết.
- Hồ sơ chưa đầy đủ hoặc việc kê khai chưa đúng thì cán bộ tiếp
nhận hồ sơ thông báo cho đối tượng biết và hướng dẫn kê khai

Tên bước

Mô tả bước

lại
3.

Bước 3
Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày đủ hồ sơ
do cấp xã gửi; Phòng Lao động-TB&XH cấp huyện thẩm định,
có văn bản đề nghị Sở Lao động-TB&XH xem xét, quyết định.

4.


Bước 4
Sở Lao động-TB&XH thẩm định xem xét, nếu đảm bảo đủ điều
kiện thì ra quyết định trợ cấp đột xuất hoặc trình UBND tỉnh ra
quyết định trợ cấp đột xuất.


Hồ sơ
Thành phần hồ sơ

1.

- Đơn đề nghị trợ cấp của đối tượng hoặc người thân, người giám hộ viết
thay

2.

Các giấy tờ có liên quan đến từng trường hợp xin trợ cấp, cụ thể:
+ Hộ gia đình có người chết : phải có giấy chứng tử .
+ Hộ gia đình có người bị thương nặng phải có bệnh án hoặc có xác nhận của

Thành phần hồ sơ

bệnh viện đang điều trị xác nhận rõ tình trạng bệnh tật .
+ Hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi cháy, hỏng nặng phải có ảnh
(cỡ10x15cm) chụp hiện trạng nhà bị thiệt hại.
+ Đối với các trường hợp bị mất phương tiện sản xuất (tàu, thuyền bị chìm,
hư hỏng nặng, trâu bò chết do lũ lụt, giá rét…) phải có xác nhận của nơi xẩy
ra tai nạn và các giấy tờ liên quan.
+ Đối với các trường hợp khác như: bệnh hiểm nghèo, chạy thận nhân tạo,

mổ tim … phải có giấy hẹn khám và thông báo kinh phí chuẩn bị để điều trị
của đối tượng
3.

Biên bản của hội đồng xét duyệt của xã, phường, thị trấn.

4.

Tờ trình và danh sách kèm theo của UBND cấp xã, phường, thị trấn.

5.

Văn bản đề nghị và danh sách kèm theo của UBND huyện, thành phố
(trường hợp cấp huyện không đủ kinh phí cứu trợ).

Số bộ hồ sơ:
01 (bộ)
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Văn bản qui định

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Văn bản qui định

1.

Đơn đề nghị trợ cấp của đối tượng hoặc người
thân, người giám hộ viết thay (Mẫu số 01)
Thông tư 09/2007/TT-
BLĐTBXH h


Yêu cầu

Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC:
Không

×