Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Hãy vượt lên chính mình pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.73 KB, 7 trang )

Hãy vượt lên chính mình

Trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn mà
bất cứ ai cũng phải đối mặt và teen chúng
mình không ngoại lệ.
Hẳn bạn đã biết chỉ số thông minh IQ
(Intelligence Quotient), chỉ số cảm xúc EQ
(Emotional Quotient), nhưng chắc bạn chưa
từng nghe nhắc đến chỉ số vượt khó AQ
(Adversity Quotient)? Đó là chỉ số đo khả năng đối xử,
quản lí nghịch cảnh, khó khăn, stress… "Nó" được xem
trọng hơn cả chỉ số IQ hay EQ và quyết định đến sự thành
công hay thất bại của bạn trong cuộc sống đấy nhé!
CHỊU ĐỰNG TRONG BẾ TẮC
Trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn mà bất cứ ai cũng
phải đối mặt và teen chúng mình không ngoại lệ. Không chỉ
vất vả với chuyện học tập, teen còn phải gặp bao chuyện
phiền muộn ở gia đình, trong mối quan hệ bạn bè, thầy cô.


Thậm chí có teen đã không thể vượt qua những khó khăn
và thường kết thúc mọi chuyện bằng một hướng giải quyết
cực kì tiêu cực: tự tử. Tuy nhiên, hầu hết các teen khi gặp
chuyện khó khăn thường chịu đựng với một trạng thái vô
cùng căng thẳng. Thanh Hồng (lớp 11 trường C., Q.3) kể
trong nước mắt: "Mình cực kì mệt mỏi với việc ba mẹ cãi
nhau suốt ngày. Mình thường xuyên bị vạ lây bởi những
trận khẩu chiến ấy". Hồng không hiểu ba mẹ cãi nhau vì
chuyện gì và chẳng bận tâm tìm hiểu để mở "nút gút". Bạn
cố chịu đựng đến nỗi thường xuyên mất ngủ, xì trét liên
tục. Còn Hoài Chi (lớp 12 trường G., Q.1) gặp phải "sự cố


tình bạn" và cô bạn đã không vượt qua được. Chi nghe một
người bạn cùng lớp thuật lại rằng cô bạn thân đi nói xấu về
mình trước nhiều người. Chi giận tím người và tức tốc đi
tìm cô bạn thân để hỏi rõ. Lúc ấy, người bạn kia không may
nhận phải con 5 kiểm tra một tiết môn Hóa, nên buồn bực.
Đâm ra lời qua, tiếng lại, không ai chịu nhường nhịn ai. Từ
đó cả hai không thèm nhìn mặt nhau. Dù sau đó, Chi biết
rằng lỗi thuộc về mình, nhưng Chi đã không chịu nhận lỗi.
Thế là kết thúc tình bạn suốt 7 năm trời.
Riêng Quốc Thành (lớp 11 trường P., Q.5) bị ám
ảnh bởi môn Toán và không biết thế nào để vượt
qua việc này. Điểm trung bình Toán năm lớp 9 của
Thành là 9,9. Nhưng khi lên lớp 10, trong đợt
kiểm tra môn Toán chất lượng đầu năm, Thành chỉ
đạt 4,5 điểm. Gặp cú sốc đầu năm, Thành đâm ra
mất thăng bằng và cho đến giờ điểm trung bình
Toán của Thành chỉ lẹt đẹt 6,2 – 6,5. Thành thổ lộ:
"Mình đang rất chán chính mình".
Rất nhiều bạn gặp phải tình trạng như thế, gặp khó
khăn “chán nản” càng bế tắc và khó khăn hơn.
Nhưng cũng có nhiều bạn đã biết cách vượt qua
mọi khó khăn bằng ý chí.
VƯỢT QUA MỌI NGHỊCH CẢNH
Hẳn bạn còn nhớ Lê Vũ Hoàng, người vô địch
Đường lên đỉnh Olympia 2005 đã gặp nhiều khó khăn trong
cuộc sống. Nhà tranh vách đất, cơm canh hai bữa đạm bạc,
thế mà bạn lại học giỏi suốt 12 năm liền. Khi lọt vào vòng
chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2005, Hoàng nhận
được tin mẹ phải vào bệnh viện mổ u não. Thương mẹ,


Phải
lạc
quan,
tự tin
mới
có thể
vượt
qua
khó
khăn,
nghịch
cảnh
nhưng bạn cố nén đau thương để biến thành chiến thắng
trong đêm chung kết hết sức gây cấn khi ấy. Giờ đã là sinh
viên của trường ĐH kĩ thuật Swinburne (Australia), để
trang trải chi phí cho việc học và sinh hoạt đắt đỏ, ngoài
giờ lên lớp Hoàng đã đi làm thêm buổi tối. Cũng là một
gương mặt hiếu học như Hoàng, Mỹ Lệ (cựu học sinh
Marie Curie, Q.3) cũng là một gương mặt học giỏi, vượt
khó của trường Marie Curie. Năm lớp 9, vì nhà nghèo, Lệ
nghỉ học về nhà làm ruộng để nuôi em. Không lâu sau, bạn
đi học bổ túc. Và rồi thi vào trường Marie Curie để học lại.
Sau giờ học, Lệ bán vé số để kiếm tiền nuôi em. Dù vậy,
suốt những năm là học sinh Marie Curie bạn luôn là học
sinh giỏi nhất khối, nhất trường khiến nhiều người nể phục.

Những
cơn
stress
cũng

không
Ngoài chuyện vượt khó học giỏi ra, những teen
biết vượt qua nghịch cảnh gia đình cũng đáng
được biểu dương. Bảo Trâm (11B5 Marie Curie)
kể: "Năm mình học lớp 6, ba mẹ mình cãi nhau
kịch liệt và cả hai đưa ra quyết định sẽ chia tay nhau mãi
mãi. Mẹ dắt mình và chị về nhà ngoại ở. Hai chị em không
muốn gia đình tan vỡ như thế. Vậy là mình với chị hai bàn
kế hoạch hàn gắn vết thương lòng của người lớn". Thấy
Trâm hớt hải chạy vào nhà ngoại với vẻ mặt lo lắng, mẹ
bạn chưa kịp hỏi chuyện, Trâm đã nói: "Mẹ ơi! Ba bị bệnh
nặng lắm, đang nằm ở nhà không ai đưa đi bệnh viện hết".
Nghe thế, mẹ Trâm hoảng hốt quay về nhà. Ba Trâm chủ
động xin lỗi, thế là hai người lớn làm lành với nhau. Hay
câu chuyện "hàn gắn tình bạn" cô bạn Bảo Thy (lớp 11D1
Lê Quý Đôn) cũng đáng để chúng ta học hỏi. Bảo Thy và
cô bạn Ngọc Quỳnh (lớp 11AB1 Lê Quý Đôn) giận nhau
một năm trời. Trong một lần sinh hoạt chung của trường,
Bảo Thy đã chủ động làm hòa với bạn thân và từ đó luôn
trân trọng tình bạn này. Thy bảo: "Tìm một người bạn thân
rất khó. Vì vậy chúng ta phải vượt qua mọi khó khăn để giữ
mãi tình bạn này".
loại
trừ
teen
"PHƯƠNG THUỐC" VƯỢT KHÓ
Nếu bạn vượt khó trong học tập, công việc, bạn sẽ trở thành
một người thành đạt trong xã hội sau này. Còn khi bạn vượt
khó trong mối quan hệ gia đình, bạn bè… bạn sẽ trở thành
một người cực kì hạnh phúc. Mỗi hoàn cảnh vượt khó đều

đem đến kết quả tích cực khác nhau. Tiến sĩ tâm lí Huỳnh
Văn Sơn hiến kế cho những teen đang gặp khó khăn mà
chưa tìm ra hướng giải quyết nè:
1. Bạn phải xác lập lại mục tiêu trong học tập, cuộc sống
của bạn.
2. Luôn đối diện với sự thật (dù đó là thất bại đau đớn), dựa
vào đó để khắc phục thực tế.
3. Lập ra sơ đồ "phân khúc", nghĩa là với từng nhiệm vụ,
mục tiêu bạn phải chia nhỏ ra từng "tiểu mục tiêu" để hoàn
thành từ từ.
4. Hãy tái xây dựng lại niềm tin bằng những việc làm nhỏ
nhất. Nếu hoàn thành tốt việc nhỏ này, bạn sẽ cảm thấy
mình không hoàn toàn vô dụng và từ đó sẽ hoàn thành
những việc lớn hơn.
Và cuối cùng bạn nên nhớ rằng chỉ số thông minh IQ hay
chỉ số cảm xúc EQ hầu như do gen qui định, khó mà "bồi
đắp" thêm. Với riêng chỉ số vượt khó AQ chúng ta có thể
"xây dựng" nên. Hãy bắt đầu "xây dựng" AQ đi nào. Thành
công đang chờ bạn đó.

×