Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

“Học văn để thấy… yêu người hơn” pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.01 KB, 10 trang )

“Học văn để thấy… yêu
người hơn”

Trong khi lũ bạn kháo nhau về
những mốt quần áo, giày dép, điện
thoại di động đa năng thì Hà cứ như
người trên trời rơi xuống, nhưng nói
đến văn thì cô bé lại như “mở trúng
đài tiếng nói”…
Ngày được trao giải Mãi mãi tuổi 20,
Phương Hà cứ ngỡ như là một giấc mơ.
Bởi trong suy nghĩ của cô bé thì mình
cũng không hẳn là người có công, lại
càng không phải người có tài. Hà đơn giản chỉ là một cô bé
yêu… văn.


Phương Hà nhận
giải Mãi mãi tuổi
20 năm 2008
Đến với văn chương như một “duyên trời định”, cô bé của
lớp chuyên Văn trường Quốc Học Huế đã giành được rất
nhiều giải về môn văn tại các kỳ thi. “Ở mỗi cuộc thi em đã
cố gắng để giành lấy giải để không phụ lòng bố mẹ, thầy
cô, chỉ có Mãi mãi tuổi 20 là giải mà không phải thi”, Hà
cười vui vẻ khi khoe kỷ niệm chương của Mãi mãi tuổi 20
trao cho mình. Hà đã có một cuộc trao đổi thú vị với phóng
viên Dân trí về đề tài những người trẻ học văn.

Một nhà văn đã than thở rằng, bọn trẻ giờ chẳng mấy đứa
yêu văn học, lại càng hiếm đứa theo đuổi nghiệp văn


chương. Hà có nghĩ vậy không ?

Yêu văn học thì bất kỳ ai, dù ít dù nhiều đều có. Người trẻ
họ cũng yêu văn lắm chứ, nhưng cách họ yêu cũng có khác
nhiều so với thế hệ trước. Đúng là ngày xưa người ta học
văn trong sáng và đầy tâm hồn hơn bây giờ nhiều. Người
trẻ bây giờ sống nhiều toan tính, thực tế hơn. Điều đó cũng
dễ hiểu vì họ đang sống trong “cuộc sống số” mà. Nếu có
phim ảnh thị trường, có nhạc thị trường thì tất cũng có văn
chương thị trường.

Quả là số người trẻ theo học văn ngày càng ít, bởi bây giờ
văn không phải là nghề “hot”. Văn chương ngày trước hay
bây giờ chỉ như là phương tiện cho mỗi người nhìn nhận
cuộc sống được đa chiều, đa diện hơn. Bây giờ người trẻ
đặt mục tiêu nghề nghiệp tương lai lên hàng đầu nên văn
chương không phải là lựa chọn số 1. Bản thân mình đang
học chuyên Văn, nhiều bạn bè cứ nhìn với ánh mắt khác lạ.
Ngay cả những người học văn ở bậc phổ thông như mình,
đa số đều có sở thích theo nghề báo ở bậc đại học, hoặc chí
ít cũng là nghề giáo. Nghĩa là họ đều lo lắng cho tương lai
mình học văn ra sẽ làm gì, chứ chẳng mấy ai nghĩ mình học
văn ra để làm… nhà văn cả.

Lê Thị
Phương Hà

Sinh ngày 30
– 04 – 1991


- Giải Nhì
học sinh giỏi
cấp tỉnh môn
Văn (2005 –
2006)

- Huy
chương bạc
Olympic môn
Văn truyền
thống 30 - 4
lần thứ 13
tại Huế
(2006 –
2007)

- Huy
chương Vàng
Olympic môn
văn truyền
thống 30 - 4
lần thứ 14
tại TPHCM
(2007 -
2008)

- Giải Nhì
học sinh giỏi
Văn cấp tỉnh
(2007 -

2008)

- Giải khuyến
khích quốc
gia môn Văn
lớp 12
(2007 -
2008)

- Bằng khen
của TW
Đoàn cho
con em
thương binh
tiêu biểu đã
có thành tích
xuất sắc
trong học
tập, rèn
luyện lao
Hà đã có nhiều giải thưởng về môn văn,
Hà cũng không nghĩ mình sẽ trở thành nhà
văn?

Mình thì chắc không có đủ khả năng trở
thành nhà văn. Ngay cả làm thơ mình còn
không làm được (cười). Từ học văn đến trở
thành nhà văn có khoảng cách xa lắm. Bản
thân mình làm văn tự sự nó bình thường
lắm. Nhưng có lẽ mình làm văn nghị luận

tốt là nhờ cái đầu luôn luôn “tỉnh”.

Tỉnh táo quá đôi khi lại là bước cản của sự
sáng tạo ?

Cũng có thể. Chính vì vậy mà cô giáo nhận
xét trong các bài văn của mình là: “Em là người chỉn chu
nên bài làm luôn an toàn, còn để có sự đột phá thì chưa”.
Thật ra mình cũng muốn đột phá, nhưng dường như chưa
động và
công tác
(2007)

- Bằng khen
của TW
Đoàn về
thành tích
trong công
tác Đoàn và
phong trào
thanh niên
trường học
năm học
2006 - 2007.
có đủ “độ chín”. Vì vậy mà hàng ngày vẫn phải đọc, phải
học rất nhiều.
Nói về đọc, Hà có thấy giới trẻ giờ rất lười đọc sách. Hà
nghĩ sao khi có người bảo giới trẻ giờ cái gì cũng biết,
nhưng biết không sâu, không đến nơi đến chốn ?


Không hẳn là giới trẻ lười đọc sách đâu. Thậm chí họ còn
siêng đọc nữa. Nhưng mà cái họ tìm đọc không có hệ
thống. Họ đọc không có mục đích, và nghiêng vào phần
giải trí, thư giãn nhiều hơn. Cũng vì đọc không có mục đích
nên họ rất ngán khi phải ôm những cuốn sách dày cộp.
Sách dày cỡ 100 trang đã là sự khủng khiếp một khi ai đó
bắt họ phải ngốn hết chúng.

Thế nhưng, nếu như nhiều bạn trẻ cảm thấy cực hình trong
30 phút để đọc sách dày chừng 50 – 100 trang thì ngược lại
họ sẵn sàng chi một cách vô tội vạ thời gian cho games
online, lướt web, xem phim. Giới trẻ bây giờ bị tác động
của ngoại cảnh rất nhiều, một khi ngoại cảnh đó là không
tốt thì nhân sinh quan của họ cũng theo đó mà lệch lạc,
chệch hướng.

Đúng là một bộ phận giới trẻ biết nhiều mà không biết sâu.
Dưới chân nến bao giờ cũng là bóng tối mà. Cũng vì cách
đọc, cách học không có hệ thống, không có mục đích nên
những kiến thức thu được của nhiều người trẻ chỉ là phần
bề nổi. Tuy nhiên, nhìn cho công bằng hơn thì người trẻ giờ
rất năng động, sáng tạo. Họ sẵn sàng có những phá cách mà
người lớn cho là “mới quá, khác quá”. Thế hệ 9X bọn em
có thể xem như là “nửa người lớn, nửa trẻ con”, vì vậy rất
cần những người đi trước định hướng để cân bằng hơn.

Rất nhiều người lo lắng cho lối sống của 9X: yêu đương thì
quá sớm, hành xử thì giang hồ, Hà cảm nhận sao về những
bạn trẻ này?


Người lớn thường hay có thói quen quy kết, chụp mũ cho
người trẻ. Không hẳn bạn trẻ nào cũng như vậy. Ở môi
trường nào dễ sản sinh ra người giống như vậy. Rất may
mình sống trong môi trường toàn những người giỏi nên khi
nào cũng phải tự giục mình phấn đấu hơn nữa.

Nói thật mình chưa bao giờ xem những clip hot về yêu
đương của giới trẻ. Có lạc hậu quá không nhỉ. Mình thì
nghĩ cái gì không tốt không nên xem. Xem để mà buồn, mà
chán thì xem làm gì chứ? Học văn là học cách yêu người
hơn mà.

Giải Mãi mãi tuổi 20 cũng là một mốc quan trọng để mình
sống tốt hơn, có ý nghĩa, có mục đích hơn. Mình vẫn nhớ
lời của cô giáo rằng: cuộc sống luôn có nhiều người tốt,
cuộc đời luôn có nhiều điều để hi vọng. Hãy nhìn cuộc
sống bằng ánh mặt lạc quan, trong trẻo thì bạn sẽ thấy có
rất nhiều điều ý nghĩa đang chờ bạn phía trước.


×