Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Gia sư: lợi và hại ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.96 KB, 4 trang )

Gia sư: lợi và hại

Ngày nay, không chỉ các gia
đình khá giả mới thuê gia sư cho
con. Những bậc phụ huynh có
thu nhập bình thường cũng cố
gắng tìm một vị gia sư cho trẻ để
theo kịp bạn bè.
Cùng với sự chạy đua đó, việc
thuê gia sư đã xuất hiện ít nhiều
những hạt sạn, làm cho khái niệm
giáo viên tại gia ít nhiều bị bóp
méo.
Tuy nhiên, cũng không phải vì vậy mà phủ nhận toàn bộ
những lợi ích khi có một gia sư. Bài viết này hy vọng giúp
bạn đọc của TT&GĐ có được cái nhìn toàn vẹn hơn về vấn
đề trên.
Lợi ích của một gia sư tốt


Khi bố mẹ không có nhiều thời gian để học bài cùng con,
gia sư là người rất phù hợp để thay thế chỗ trống này.
Đây là người sẽ giúp trẻ trau dồi, củng cố kiến thức, nâng
cao kết quả học tập.
Một gia sư giỏi, có kinh nghiệm sẽ chú ý tìm hiểu tâm lý
của đứa trẻ để áp dụng phương pháp dạy thích hợp. Kết
quả, không chỉ hỗ trợ hiệu quả việc học tập của trẻ, giáo
viên còn tạo được sự tin tưởng, yếu quý đồi với học trò.
Quan trọng hơn, họ trở thành cầu nối rất tốt giữa bố mẹ và
con cái.
Lực lượng gia sư của chúng ta hiện nay chủ yếu là sinh


viên. Lợi thế của họ là sự chênh lệch về tuổi tác với học trò
không nhiều. Chính vì vậy, những người này dễ dàng hiểu
được tâm sinh lý của trẻ.
Nhiều mối quan hệ gia sư – học trò đã phát triển thành
quan hệ anhy – chị – em thân thiết. Ở một số trường hợp,
tình cảm này vẫn tiếp tục được duy trì sau khi người dạy
không còn là gia sư của trẻ. Đó chính là lợi ích cộng thêm
của việc tìm được một gia sư đúng nghĩa.
Những nguy cơ từ người thầy tại nhà
Theo kịp trình độ của bạn bè, chương trình học, vào được
trường điểm…là những nhiệm vụ của học trò ngày nay. Gia
sư chính là người có trách nhiệm đốc thúc, hỗ trợ để trẻ đạt
được những mục tiêu đó.
Tuy nhiên, sau lịch học ở trường, học thêm dày đặc của trẻ,
việc thuê gia sư có khi đem lại tác dụng ngược. Có thêm
người nhắc nhở, kèm cặp, trẻ có thể chán ngán chuyện học,
đầu óc mụ mị và học một cách đối phó.
Một số phụ huynh, dù tìm người quản lý con nhưng không
cho phép gia sư lớn tiếng với cục vàng của mình. Vô tình,
thái độ đó khiến trẻ xem giáo viên như người làm công
trong nhà. Nếu không thực hiện theo yêu sách của trẻ,
chúng có thể tác động để gia sư mất việc bất cứ lúc nào.
Những gia sư đi làm chỉ vì tiền sẽ chiều theo trẻ một cách
vô điều kiện. Điều này làm nhận thức của trẻ về đồng tiền,
giá trị con người thêm sai lệch hơn.
Bên cạnh đó, không phải gia sư nào cũng có thể hỗ trợ trẻ
học tốt hơn. Những sinh viên có trình độ căn bản tốt, chỉ
thích hợp khi kèm chương trình cấp 1 và cấp 2. Những gia
sư nào thật vững và giỏi các môn chuyên ban mới đủ khả
năng hướng dẫn học sinh cấp 3.

Ngoài ra,chương trình học hiện nay mỗi năm đều cải cách.
Đã thiếu phương pháp sư phạm lại không có thời gian
chuẩn bị, các gia sư – sinh viên sẽ khó làm tốt nhiệm vụ
của mình. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng trẻ ngày càng mệt
mỏi vì phải học nhiều mà kết quả vẫn dậm chân tại chỗ.
Có những gia sư còn làm sai phần việc của mình. Thay vì
hỗ trợ để trẻ hiểu bài học ở trường tốt hơn, họ lại đi trước
chương trình. Nếu thầy ở nhà truyền đạt sai kiến thức, học
sinh sẽ trở nên hoang mang khi nghe lời giảng của giáo
viên ở trường. Lâu dần, trẻ sẽ đánh mất lòng tin vào người
lớn.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×