Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Trái đất chuyển động xung quanh Mặt trời và hệ quả của nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.07 KB, 5 trang )

TRÁI ĐẤT CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH MẶT TRỜI
VÀ HỆ QUẢ CỦA NÓ
I. Chuyển động xung quanh Mặt trời:
- Trái đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt trời theo một quỹ đạo có hình E-líp gần
tròn, theo chiều từ tây sang đông.
- Thời gian Trái đất chuyển động quanh Mặt trời một vòng là 365 ngày 5h 48'46".
- Tốc độ chuyển động trung bình của Trái đất quanh Mặt trời là 29,8 km/s. Nhưng khi Trái
đất đến gần Mặt trời nhất thường vào ngày 3 - 1 (điểm cận nhật) lực hút của Mặt trời lớn nhất, khi
đó tốc độ chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời là 30,3 km/s. Còn khi Trái đất ở xa Mặt trời
nhất, thường vào ngày 5 -7 (điểm viễn nhật), lực hút của Mặt trời rất nhỏ, tốc độ chuyển động của
Trái đất quanh Mặt trời là 29,3 km/s.
- Khi chuyển động trên quỹ đạo, trục Trái đất luôn nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một
góc là 66
o
33' và không đổi phương.
II. Hệ quả:
1. Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt trời:
Hình 1.4 Đường biểu diễn chuyển động biểu kiến của Mặt trời trong một năm
Hiện tượng Mặt trời ở đúng đỉnh lúc 12 giờ trưa (tia sáng Mặt trời chiếu thẳng góc với tiếp
tuyến ở bề mặt đất) được gọi là Mặt trời lên thiên đỉnh. Ở Trái đất ta thấy hiện tượng này chỉ lần
lượt xảy ra tại các địa điểm từ vĩ tuyến 23
o
27' N (ngày 22 - 12) cho tới 23
o
27' B (22 - 6) rồi lại
xuống vĩ tuyến 23
o
27' N. Điều đó làm ta có ảo giác là Mặt Trời di chuyển. Nhưng trong thực tế
không phải Mặt trời di chuyển mà là Trái đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt trời. Chuyển
động không có thực đó của Mặt trời được gọi là chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt trời.
23


o
27’
23
o
27’
2. Hiện tượng mùa:
Hình 1.5 Sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa ở Bắc bán cầu
Mùa là một phần thời gian của năm nhưng có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.
Nguyên nhân gây ra mùa do trục Trái đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo của Trái đất và trong suốt
năm, trục của Trái đất không đổi phương trong không gian nên hai nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam
luân phiên nhau ngả về phía Mặt trời. Điều đó làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận bức xạ
Mặt trời ở mỗi bán cầu đều thay đổi trong năm.
Một năm được phân chia thành 4 mùa. Ở bán cầu Bắc thời gian bắt đầu và kết thúc của mùa
ở các nước theo dương lịch và một số nước quen dùng theo âm - dương lịch ở châu Á không giống
nhau.
Các nước theo dương lịch ở bán cầu Bắc lấy 4 ngày: xuân phân (21 - 3), hạ chí (22- 6 ), thu
phân (23 - 9) và đông chí (22 - 12) là khởi đầu của 4 mùa. Ở bán cầu Nam diễn ra ngược với bán
cầu Bắc.
Nước ta và một số nước châu Á khác quen dùng âm - dương lịch, thời gian bắt đầu của các
mùa được tính sớm hơn khoảng 45 ngày.
Mùa xuân từ ngày 4 hoặc 5 tháng 2 (lập xuân) đến ngày 5 hoặc 6 tháng 5 (lập hạ).
Mùa hạ từ ngày 5 hoặc 6 tháng 5 (lập hạ) đến ngày 7 hoặc 8 tháng 8 (lập thu).
Mùa thu từ ngày 7 hoặc 8 tháng 8 (lập thu) đến ngày 7 hoặc 8 tháng11 (lập đông).
Mùa đông từ ngày 7 hoặc 8 tháng11 (lập đông) đến ngày 4 hoặc 5 tháng 2 (lập xuân).
- Mùa xuân (21/ 3 - 22/6): lúc này Mặt trời bắt đầu di chuyển từ xích đạo lên chí tuyến bắc.
Lượng nhiệt dần dần tăng lên và ngày cũng dài thêm ra, nhưng vì mặt đất mới vừa toả hết nhiệt khi
mặt trời ở nửa cầu nam, nay mới bắt đầu tích luỹ nên nhiệt độ chưa cao.
- Mùa hạ (22/6 - 23/9): Mặt trời lên đến chí tuyến bắc và đang di chuyển dần về xích đạo.
Mặt đất không những được tích luỹ nhiều nhiệt qua mùa xuân mà còn nhận thêm được một lượng
bức xạ lớn nên rất nóng, nhiệt độ rất cao.

- Mùa thu (23/9 - 22/12): Mặt trời di chuyển xuống phía nam. Lượng bức xạ tuy có giảm đi
nhưng mặt đất vẫn còn dự trữ trong mùa trước nên nhiệt độ vẫn chưa thấp lắm.
- Mùa đông (22/12 - 21/3): Mặt trời từ chí tuyến nam trở về xích đạo. Lượng bức xạ tuy có
tăng lên đôi chút nhưng mặt đất đã tiêu hao hết lượng nhiệt dự trữ do đó trở nên rất lạnh.
Hiện tượng mùa diễn ra rõ rệt ở các vĩ độ ôn đới còn ở vùng nhiệt đới hiện tượng mùa diễn
ra không rõ rệt.
3. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ:
Hình 1.6 Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ
Trong khoảng thời gian từ ngày 21 - 3 đến 23 - 9, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt trời, nên bán
cầu này có góc chiếu sáng lớn, diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối đó
là mùa xuân và mùa hạ của bán cầu Bắc, ngày dài hơn đêm; ở bán cầu Nam thì ngược lại, thời gian
đó là mùa thu và mùa đông nên có đêm dài hơn ngày.
Trong khoảng thời gian từ ngày 23 - 9 đến ngày 21 - 3 bán cầu Nam ngả về phía Mặt trời,
nên bán cầu này có góc chiếu sáng lớn diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng
tối đó là mùa xuân và mùa hạ của bán cầu Nam, ngày dài hơn đêm. Ở bán cầu Bắc thì ngược lại,
thời gian đó là mùa thu và mùa đông đêm dài hơn ngày.
Riêng 2 ngày 21 - 3 và 23 - 9, Mặt trời chiếu thẳng góc xuống xích đạo lúc 12 giờ trưa nên
thời gian chiếu sáng cho hai bán cầu là như nhau. Vì thế ngày dài bằng đêm trên toàn thế giới.
Ở xích đạo, quanh năm luôn có độ dài ngày và đêm bằng nhau. Càng xa xích đạo, độ dài
ngày và đêm càng chênh lệch nhiều. Từ vòng cực về phía cực, có hiện tượng ngày hoặc đêm dài 24
giờ (ngày địa cực, đêm địa cực). Càng gần cực số ngày, đêm địa cực càng tăng. Ở hai cực, số ngày
hoặc đêm dài 24 giờ kéo dài suốt 6 tháng.
4. Các vành đai chiếu sáng và nhiệt trên Trái đất:
Bảng 1.3 Các vành đai chiếu sáng và nhiệt trên Trái đất
Vành đai
Vị trí theo
vĩ độ
Đặc điểm
1. Xích
đạo

Từ 0 – 10
o
vĩ độ Bắc
và Nam
- Độ cao của Mặt trời lúc giữa trưa xê dịch 50
o
33' – 90
o

- Ngày và đêm luôn luôn bằng nhau.
- Không có hiện tượng mùa.
2. Nhiệt
đới
Từ 10
o

23
o
27' vĩ
độ Bắc -
Nam
- Độ cao của Mặt trời lúc giữa trưa xê dịch 47
o
– 90
o
.
- Độ dài của ngày và đêm thay đổi 10h30'- 13h30'.
- Có hai mùa trong năm với mức chênh lệch ít về nhiệt
độ.
3. Cận

nhiệt đới
Từ 23
o
27'-
40
o
vĩ độ
Bắc- Nam
- Mặt trời không bao giờ lên đỉnh đầu.
- Độ dài của ngày và đêm xê dịch từ 9h08'- 14h51'.
- Mùa hạ, mùa đông biểu hiện rõ rệt.
- Mùa xuân và mùa thu biểu hiện ít rõ.
4. Ôn đới
Từ 40- 58
o
vĩ độ Bắc-
Nam
- Độ dài của ngày và đêm xê dịch từ 6h- 8h.
- Bốn mùa biểu hiện rõ rệt.
- Hai mùa đông và hạ dài gần bằng nhau.
5. Có đêm
trắng mùa
hạ và ngày
rất ngắn
mùa đông
Từ 58
o
-
66
o

33' vĩ
độ Bắc -
Nam
- Có những đêm trắng gần ngày hạ chí và những ngày rất
ngắn gần ngày đông chí ở nửa cầu Bắc, còn nửa cầu nam
thì ngược lại.
- Bốn mùa thể hiện rõ rệt, mùa đông dài hơn mùa hạ
6. Cận cực
đới
Từ 66
o
33'-
74
o
33' vĩ
độ Bắc -
Nam
- Độ cao Mặt trời lúc giữa trưa vào mùa hạ thay đổi trong
phạm vi từ 46
o
54'- 38
o
54'.
- Có từ 1 - 103 ngày hoặc đêm dài 24h.
7. Cực đới
Từ 74
o
33'- - Độ cao lớn nhất của Mặt trời ở hai cực là 23
o
27'.

90
o
vĩ độ
Bắc - Nam
- Có 103 - 186 ngày hoặc đêm dài 24h.
- Mùa trùng với ngày và đêm.
5. Dương lịch:
- Trái đất chuyển động một vòng trên quỹ đạo hết 365 ngày 5h48'46". Để tiện làm lịch,
người ta đặt ra dương lịch lấy 365 ngày làm một năm lịch và lịch này đã được người Ai Cập cổ đại
sử dụng.
- Dương lịch không ngừng được cải tiến. Vì năm lịch ngắn hơn năm thật nên phải quy ước
cứ sau ba năm 365 ngày phải có một năm nhuận 366 ngày (lịch Juy liêng). Quy luật của năm nhuận
là " Năm nhuận là năm mà con số của năm đó chia hết cho con số 4" như năm : 1988, 1996…
- Nếu cứ tính chẵn 365 ngày 6 giờ thì năm lịch lại chậm đi 11phút 4 giây. Sau 384 năm sẽ
chậm đi mất 3 ngày. Để cho chính xác cứ 100 lần nhuận trong 400 năm lại bỏ đi 3 lần. Những năm
nhuận bị bỏ là những năm cuối thế kỉ mà con số hàng trăm không chia chẵn cho 4 như năm 1700,
năm 1900… Năm 2000 là năm cuối thế kỉ chia chẵn cho 4 nên là năm nhuận được giữ lại.
- Lịch này mang tên lịch Grégoire được dùng từ năm 1582 cho đến nay.
- Nước ta và một số nước châu Á còn sử dụng cả âm dương lịch.
- Âm dương lịch dựa trên cơ sở kết hợp giữa âm lịch và dương lịch. Nếu như dương lịch dựa
trên cơ sở tính toán sự chuyển động của Trái đất xung quanh Mặt trời thì âm lịch dựa trên sự
chuyển động của Mặt trăng quay xung quanh Trái đất.
- Theo âm lịch một năm có 12 tháng, mỗi tháng có 29 hoặc 30 ngày, phù hợp với các tuần
trăng. Mỗi năm được chia làm 24 tiết. Mỗi tiết cách nhau 15 ngày. Âm lịch còn được sử dụng làm
nông lịch, cách tính ngày lễ hội và các sinh hoạt khác trong đời sống.
SÁCH THAM KHẢO
- Nguyễn Ngọc Hiếu (chủ biên) và nnk – Địa lí tự nhiên đại cương 1 : Trái Đất và thạch quyển –
NXBĐHSP - 2007

×