Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

HƠ TO LEARN ENGLISH MORE EFECTIVELY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.36 KB, 4 trang )

PHƯƠNG PHÁP HỌC TIẾNG ANH ĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO
Phan Tử Long - Giáo viên Anh Văn
Trường THPT Đông Hà - Năm học: 2009 – 2010
I. Dẫn luận:
Hiện nay, người học tiếng Anh đang gặp những trở ngại nhất định để phát triển hành vi giao tiếp
bằng lời.
- Trước hết đó là sự thiếu môi trường ngôn ngữ để giao tiếp thực:
+ Chúng ta sinh ra và lớn lên trong môi trường tiếng Việt, nên việc hấp thu cấu trúc và từ vựng
theo lối tiếng Việt đã đi sâu vào tiềm thức của chúng ta – tạo ra việc chuyển di tiêu cực khi học ngoại
ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Hệ quả của nó là khi chúng ta muốn trình bày một vấn đề chúng
ta có khuynh hướng suy nghĩ bằng tiếng mẹ đẻ trước, sau đó chuyển mã sang tiếng nước ngoài. Công
việc này làm quá trình giao tiếp bị gián đoạn; khả năng lập luận kém logic, thiếu uyển chuyển và ít
tính thuyết phục.
+ Khi chúng ta đi học, chúng ta được giáo viên bậc tiểu học chỉnh lý lỗi phát âm thuần Việt.
Công việc này đã can thiệp trực tiếp vào bộ máy cấu âm của chúng ta, làm cho hầu hết học sinh Việt
Nam không thể phát âm chuẩn các phụ âm /ð/ và /θ/. Thay vì phát âm /ð/, chúng ta phát âm /đ/ (Ví dụ,
để hỏi “Bạn muốn có cái này hay cái kia?”

Người Anh nói: “Would you like this (/ðis/ one or
that /ðæt/ one/?” ≠ Học sinh Việt nam nói: “Would you like this (/đis/ one or that /đæt/ one?”). Thay vì
/θ/, chúng ta phát âm /th/ (Ví dụ, “Anh ta trông có vẻ gầy”

“He looks vey thin /θ/ ≠ /th/). Hay như
một số các âm khác trong teacher /t
ʃ
/, drama /dr/ …
+ Bên cạnh đó, yếu tố văn hóa cũng có những can thiệp không nhỏ trong quá trình giao tiếp xã
hội của người hoc ngoại ngữ. Chúng ta thừa nhận rằng mỗi dân tộc có nét văn hóa riêng gắn liền với
lối sống, tập tục. Với Việt Nam, do lối sống thuần nông, mối quan hệ giữa người với người trở nên gắn
bó keo sơn; trong khi người Anh Mỹ tính xã giao trong giao tiếp được thể hiện rõ nét. Chúng ta không
thể chuyển ngữ trong một lời chào: “Anh ăn cơm chưa?”, “Chị đi đâu đó?” trong lời chào tiếng Việt


thành “Have you eaten breakfast?”, “Where are you from?” mà phải được hiểu là “G’Day”, “Good
morning”, Hello” or “Hi”. Hay “What’s the weather like today?” trong tiếng Anh thành “Thời tiết
hôm nay thế nào?” trong tiếng Việt, mà chỉ có thể là “Em chào cô”, “Cháu chào bác”, vì thời tiết Việt
nam mưa thuận gió hòa có gì phải đề cập (!)…Hoặc, khi đề xuất một vấn đề trong tiếng Việt chúng ta
thường đi loanh quanh “beat around the bush” để tránh phản ứng hay làm khó chịu người nghe, trong
khi người Anh Mỹ thường đi trực tiếp vào vấn đề và chấp nhận sự tranh luận.
Như vậy, chính việc học tiếng Anh trong môi trường thuần Việt không có tình huống giao tiếp
thực đã thực sự cản trở người học lĩnh hội cả việc phát âm, cấu trúc văn phạm, lẫn việc sử dụng từ
ngữ giao tiếp.
- Một yếu tố khác cũng ngăn cản sự tiến đạt trong việc học ngoại ngữ đó là việc kiểm tra đánh
giá do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đưa ra.
Nhìn vào một bài thi trắc nghiệm ngoại ngữ TNTHPT hay TSDHCĐ, chúng ta dễ thấy sự tràn ngập
các dạng bài “Viết lại câu”, “Hoàn chỉnh câu”, “Xác định từ/ cụm từ cần điền” , “Xác định câu đúng
sai”…Thay vì “học gì thi đó”, chúng ta buộc phải thực hiện “thi gì học đó”. Dĩ nhiên, thầy và trò
chúng ta đều không thể thoát khỏi vòng quay này. Và, hậu quả vẫn chỉ là “ngoại ngữ là một môn học
cơ bản, đứng bên bờ cuộc sống xã hội xã hội” – một thứ ngôn ngữ không thể giao tiếp được.
Để khắc phục những yếu tố tiêu cực nêu trên, nhằm giúp các em bước vào đời với những vận hội
tìm kiếm công ăn việc làm trong tương lai bằng vốn liếng tiếng Anh, hay tìm những cơ hội du học, và
trước mắt là để cải thiện việc sử dụng tiếng Anh ngay trong nhà trường phổ thông hiện nay. Sau đây là
một số vấn đề mang tính gợi mở giúp học sinh chúng ta tìm hướng giải cho tiếng Anh của mình:
PHƯƠNG PHÁP HỌC TIẾNG ANH ĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO
II. Nội dung:
Thứ nhất: Đừng sợ sai khi giao tiếp
Phan Tu Long – Dong Ha High School – 0905899456 – Page 1 of 4
Vấn đề lớn nhất mà hầu hết mọi người bắt đầu học một ngoại ngữ là sợ bị chê cười khi nói sai.
Đừng sợ! Để đi đến thành công trong ngôn ngữ không có con đường nào khác là tìm cơ hội để lập đi
lập lại nhiều lần một từ hay một cấu trúc đến lúc có thể trở thành kỹ năng kỹ xảo.
Chúng ta quan sát một đứa trẻ từ lúc ra đời đến lúc 5 tuổi, hầu như nó chẳng biết đọc, biết viết, hay
biết đến cấu trúc ngữ pháp. Nó chỉ biết biểu đạt ý tưởng cá nhân thông qua qua quan sát vạn vật xung
quanh, bắt chước các hoạt động và hành vi lời nói của người khác. Từ một cấu trúc đơn giản: “Mẹ ơi,

con khát. Cho con xin ly nước” (Oh, Mum, I’m thirsty. I’d like a glass of water.); đến lúc ở nhà với ba
và cảm thấy đói, nó nói: “Ba ơi, con đói. Cho con xin chén cơm” (Oh, Dad. I’m hungry. I’d like a bowl
of rice.). Quá trình thay thế chuyển đổi từ hay cụm từ: “Mẹ (Mum)  Ba (Dad); khát (thirsty)  đói
(hungry); ly nước (a glass of water)  chén cơm (a bowl of rice)” được lập lại hàng ngày trên nền cấu
trúc “Cho con xin …(I’d like …)” đã thực sự giúp cho trẻ biểu đạt ý tưởng ngày một mạch lạc. Cũng
theo hình thức này, vô vàn các hoạt động lời nói tự nhiên khác hàng ngày hàng giờ lên tục tác động vào
tâm trí trẻ thơ, giúp cho nó hoàn chỉnh kỹ năng ngôn ngữ giao tiếp lời nói trước khi đến trường để học
khái niệm ngôn ngữ: kết cấu câu, từ vựng, ngữ pháp ….
Vì vậy, để đạt được sự tiến bộ trong quá trình học ngoại ngữ, mỗi chúng ta ngay từ hôm nay phải
biết vượt qua những nỗi sợ hãi, những mặc cảm tâm lý do chúng ta tự tạo nên để phát triển ngôn ngữ
nói. Đừng ngại hỏi bạn: “Did we have to take the second term examination next week?” (Chúng ta đã
phải tham gia vào kỳ thi học kỳ 2 vào tuần tới phải không?) thay vì “Are we taking the second term
examination next week?” (Chúng ta sẽ phải tham gia vào kỳ thi học kỳ 2 vào tuần tới phải không?). Có
sao đâu, trong giao tiếp chúng ta vẫn hiểu nhau. Vì thứ nhất, chức năng của ngôn ngữ là để giao tiếp xã
hội, là để cung cấp thông tin, chứ không phải đơn thuần là đối tượng nghiên cứu; thứ hai, ngôn ngữ
phải được sống trong trong tình huống thực - tình huống mà cả người nói và người nghe cùng quan
tâm. Và cũng chính trong quá trình này, cả người nói và người nghe đều nhận ra những điều bất ổn về
cách sử dụng từ hay cấu trúc để tự hoàn thiện mình.
Chúng ta là những học sinh đang sinh hoạt trong cộng đồng môi trường lớp học, bên cạnh chúng ta
luôn có thầy, có bạn sẵn lòng giúp đỡ chúng ta tiến bô, thì tại sao chúng ta không thể tranh thủ các tiết
hoc ngoại ngữ để thực hành tiếng hay tổ chức các buổi giao lưu bằng tiếng Anh. Hoặc, ngay ở nhà
chúng ta cũng có thể tự độc thoại theo một chủ điểm bài học nhất định dự trên cú pháp, từ vựng giáo
viên đã cung cấp trên lớp.
Tóm lại, để học tốt một ngôn ngữ là phải đặt việc luyện tập kỹ năng giao tiếp lên hàng đầu. Phải
luyện tập thường xuyên cho tới khi bạn làm đúng. Đừng để nỗi sợ ngăn cản bạn tiến bộ trong học tập.
Thứ hai: Sử dụng tất cả các nguồn tài nguyên
Khi bạn học tiếng Anh ở trường, không có nghĩa là bạn không thể học tiếng Anh ở ngoài lớp học.
Sử dụng tất cả các nguồn tài liệu, các phương pháp và các công cụ có thể, bạn sẽ học tiếng Anh nhanh
hơn. Có rất nhiều nguồn mà bạn có thể cải thiện vốn tiếng Anh của mình.
Ví dụ: Internet là một tài nguyên lớn cho những người học ngoại ngữ. Các trang nổi tiếng như

“hocmai.vn” của Bộ GDĐTVN sẽ cho các em đủ các loại hình bài tập cho các kỳ kiểm tra, thi cử thuộc
mọi chương trình; “www.tienganhonline.net”, “tienganh.com.vn”, www.globaledu.com.vn, … ; trang
của hãng truyền thông BBC (British Broadcasting Corporation) với các bản tin ngắn tiếng Anh, Đài
tiếng nói Hoa Kỳ (VOA: Voice of America) với các bài học thành ngữ tiếng Anh, Anh ngữ sinh động
và Special English, Đài phát thanh Úc châu (ABC Radio Australia) với các chương trình tiếng Anh du
lịch, tiếng Anh thông dụng, tiếng Úc đương đại và tiếng Anh thương mại đã lên lịch… Hay phần mềm
Home4English đều cho phép rèn luyện cả 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết).
Tất cả các chương trình và phần mềm nêu trên đều miễn phí. Vấn đề cuối cùng là sự bố trí thời gian
hợp lý (ít ra 30 phút mỗi ngày) và sự kiên trì bền bỉ của người học.
Thứ ba: “Bao quanh” mình bằng tiếng Anh
Một cách tốt nhất để học tiếng Anh là đặt tiếng Anh bên cạnh mình.
Ghi chép bằng tiếng Anh, đặt những quyển sách tiếng Anh xung quanh phòng, nghe tiếng Anh trên
đài, nghe bản tin, nghe nhạc, xem phim tiếng Anh. Nói tiếng Anh với bạn bè khi có thể. Càng nhiều tài
liệu tiếng Anh ở bên cạnh, chúng ta học tiếng Anh càng nhanh và cho tới khi giường chúng ta cũng nên
nghĩ bằng tiếng Anh.
Phan Tu Long – Dong Ha High School – 0905899456 – Page 2 of 4
- Xem truyền hình và phim tiếng Anh
Đây không chỉ là là cách học thú vị mà còn rất hiệu quả. Bằng cách xem phim (đặc biệt là những
phim có phụ đề) bạn có thể mở rộng vốn từ vựng của mình và nghe các giọng của diễn viên với các
nhịp khác nhau. Nếu bạn nghe tin tức thì bạn có thể nghe được nhiều giọng khác nhau.
- Nghe nhạc
Âm nhạc có thể là một cách hiệu quả trong học tiếng Anh. Thực tế đây là cách thường dùng để
nâng cao sự hiểu biết. Cách tốt nhất là bạn tìm lời bài hát và cố gắng đọc như các ca sĩ hát. Có nhiều
trang mà bạn có thể tìm lời cho các bài hát như “Kho thư viện bài hát tiếng Anh trên Internet”. Bằng
cách này bạn có thể luyện nghe và đọc cùng một lúc; còn nếu bạn thích hát thì thật là tốt.
- Nghe tiếng Anh
Có nghĩa là nói chuyện điện thoại, nghe đài, hoặc CD. Điều này khác với xem tivi và xem phim vì
bạn không nhìn thấy người đang nói. Rất nhiều người học tiếng Anh cho rằng đây là việc làm khó nhất.
Nhưng, chỉ có một cách tốt nhất cho sự tiến bộ là tự luyện tập đầu đặn.
- Đọc sách truyện/ tạp chí song ngữ (Anh-Việt)

Đa số các sách truyện song ngữ Anh-Việt, như “Love Story”, tạp chí “SunFlower”, hay các truyện
ngắn trên trang web “hoctienganh.info”, “vnthuquan.net” được viết với những cấu trúc ngữ pháp đơn
giản, từ vựng dễ hiểu. Đây là con đường giúp các em vừa giải trí, vừa ôn luyện có hiệu quả cao.
Thứ tư: Tìm mọi cơ hội để tiếp xúc với người bản ngữ
Vì họ có giọng nói và ngữ điệu tự nhiên, qua đó chúng ta có thể học theo để trình bày một vấn
đề.có sức thuyết phục.
Thứ năm: Làm bài tập và bài kiểm tra
Nhiều người cho rằng các bài tập và bài kiểm tra không bổ ích lắm. Tuy nhiên, khi làm bài tập và
kiểm tra bạn chắc chắn có thể cải thiện vốn tiếng Anh của bạn. Một trong những nguyên nhân để làm
bài tập và kiểm tra là chuẩn hóa lại các kiến thức của bạn. Thông thường, bằng cách so sánh kết quả
kiểm tra của bài hôm trước với kết quả mà bạn đã làm ở một tháng hoặc sáu tháng trước, bạn có thể
nhận ra mình đã học được những gì. Nếu bạn không kiểm tra bạn sẽ không bao giờ biết mình đã tiến bộ
như thế nào. Hãy bắt đầu ngay bằng cách làm một số bài tập và bài kiểm tra trên các trang web như đã
giới thiệu ở trên và quay trở lại vào vài ngày sau để thấy được bạn đã học được những gì. Làm liên tục
như vậy bạn thực sự có thể đạt tiến bộ trong tiếng Anh.
Thứ sáu: Ghi lại giọng nói của mình
Không ai thích nghe giọng của chính mình trên băng nhưng hãy cố gắng. Hãy so sánh giọng của
bạn trên băng qua các thời điểm, bạn có thể ấn tượng với những tiến bộ về giọng của mình mà bạn
không hề chú ý tới.
Thứ bảy: Học từ vựng
Thật sai lầm khi có nhiều người cho rằng “Bạn nên học ít nhất 5 từ mới mỗi ngày. Để thuận tiện
cho việc ghi nhớ, bạn có thể dùng những mẩu giấy nhỏ, một mặt để ghi từ vựng, mặt sau ghi nghĩa của
từ. Giữ những mẩu giấy đó trong một cái hộp và ôn tập chúng thường xuyên bằng cách đọc từ và đưa
ra định nghĩa. Và nếu bạn học 5 từ một ngày, trong 1 năm bạn học được 1.825 từ. Như vậy là trong một
vài năm, bạn có thể có 5000 đến 6000 từ, vốn từ vựng đủ phong phú để hiểu hết nghĩa của từ trong văn
phong viết của tiếng Anh.” Khi học như vậy, những từ chúng ta học một vài tháng, thậm chí vài tuần
trước đó sẽ nhanh chóng bị lãng quên, hay chúng ta sẽ trở thành những “quyển từ điển sống” với những
mớ từ khô khan, vô cảm. Vì vậy, chỉ có thể lĩnh hội từ vựng một cách tích cực theo con đường rèn
luyện chúng trong câu và trong tình huống.
Trước hết, chúng ta có thể chọn ra một bài đọc ngắn với chủ điểm mình ưa thích, hay một bài dọc

hiểu trên lớp. Sau đó, vừa ghi vừa đọc to các từ khó một vài lần. Tiếp theo, chúng ta có thể đặt câu,
soạn ra một câu chuyện, viết nhật ký với những từ vừa học, hoặc lấy phiên bản bài khóa tiếng Việt để
dịch lại sang tiếng Anh. Hoặc, nói và viết vắn tắt nội dung bai khóa. Hoặc, chúng ta có thể mở đĩa CD
bán kèm SGK để nghe nhiều lần và thường xuyên. Bạn có thể nghe ngay cả khi đi đến trường, đi dạo,
Phan Tu Long – Dong Ha High School – 0905899456 – Page 3 of 4
nấu cơm, ăn uống, thay quần áo - lúc này, ngôn ngữ sẽ tự ghi nhớ vào bộ não của bạn một cách tự
nhiên.
Thử áp dụng 07 phương pháp trình bày ở trên trong khoảng 2 - 3 tháng, hy vọng bạn sẽ biết ngay
kết quả học tập của mình.
III. Kết luận:
Trên đây là những vấn đề hết sức gần gũi với học sinh nhằm thúc đẩy chất lượng học tiếng Anh ở
trường phổ thông hiện nay dựa trên những phương tiện học tập sẵn có, phổ biến nhất và rẻ tiền nhất
nhưng đem lại hiệu quả cao nhất./.
Câu hỏi:
1. Khi muốn trình bày một vấn đề bằng tiếng nước ngoài, chúng ta cần suy nghĩ bằng tiếng Việt
trước, sau đó dịch thầm sang tiếng Anh. ĐÚNG hay SAI? Giải thích lý do.
2. Tại sao “hiện nay người Việt Nam đang nói một thứ tiếng “LƠ LỚ TIẾNG ANH” (như người
nước ngoài nhận định)?”
3. Giới thiệu một vài phương án để cải thiện phát âm Anh trong học sinh Việt nam.
4. Việc nói sai ngữ pháp có phá vỡ quá trình thông hiểu lẫn nhau qua giao tiếp xã hội hay không?
Cho 01 ví dụ.
5. Em đã bao giờ sử dụng mạng Internet để làm bài tập online hay truy cập dữ liệu chưa? Nếu có,
giới thiệu 03 địa chỉ trang Web và 02 chương trình học tiếng Anh phổ biến trong học sinh hiện
nay.
6. Nghe nhạc tiếng Anh hay xem phim phụ đề tiếng Anh có phải là sở thích của em không? Nếu
có, em hãy một bài hát tiếng Anh hay kể lại một bộ phim mà em đã xem.
7. Làm bài tập tiếng Anh ở nhà là không cần thiết. Em có nhất trí với quan điểm này không? Tại
sao?
8. Em có thể đề xuất ít nhất 03 phương pháp để cải thiện trình độ tiếng Anh của mình. Giải thích
lý do em chon 3 phương án đó. (2-3h.s)

Phan Tu Long – Dong Ha High School – 0905899456 – Page 4 of 4

×