Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

NGHIÊN CỨU CÁC ĐIỀU KIỆN SINH THÁI CỦA RỪNG KHỘP NGHÈO ĐỂ MỞ RỘNG DIỆN TÍCH TRỒNG CAO SU TẠI ĐẮK LẮK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.79 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
………….








TRẦN NAM VIỆT


TÊN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU CÁC ĐIỀU KIỆN SINH THÁI CỦA RỪNG
KHỘP NGHÈO ĐỂ MỞ RỘNG DIỆN TÍCH
TRỒNG CAO SU TẠI ĐẮK LẮK


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP








Buôn Ma Thuột, năm 2009



i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
………….





TRẦN NAM VIỆT

TÊN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU CÁC ĐIỀU KIỆN SINH THÁI CỦA RỪNG
KHỘP NGHÈO ĐỂ MỞ RỘNG DIỆN TÍCH TRỒNG
CAO SU TẠI ĐẮK LẮK
Chuyên ngành : Trồng trọt
Mã số : 606210

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Tôn Nữ Tuấn Nam




Buôn Ma Thuột, năm 2009



ii







LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, ñược các ñồng tác giả cho phép sử
dụng và chưa từng ñược công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN



Trần Nam Việt



iii
LỜI CẢM ƠN

Luận văn này ñược hoàn thành tại Trung tâm Tư vấn Tài nguyên và Môi
trường, thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk, qua luận văn nghiên cứu
này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- TS. Tôn Nữ Tuấn Nam, người thầy ñã chỉ dạy giúp ñỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện ñề tài, cũng như quá trình hoàn chỉnh bản luận văn này.

- Ông Nguyễn Tiến, giám ñốc Trung tâm tư vấn Tài nguyên và Môi trường -
Sở Tài nguyên và Môi trường ñã tạo ñiều kiện thuận lợi và ñộng viên tôi trong suốt
quá trình học tập và làm luận văn.
- TS. Phạm Quang Khánh, Phân Viện Quy hoạch nông nghiệp và Thiết kế
Nông nghiệp ñã chỉ dẫn thực tế về ñánh giá ñất trồng cao su.
- Nhà trường và quí thầy, cô của Trường Đại học Tây Nguyên và trường Đại
học Nông nghiệp I Hà Nội, ñã truyền ñạt cho tôi những kiến thức quý báu trong
suốt quá trình học tập.
- Lãnh ñạo và toàn thể cán bộ Trung tâm Tư vấn Tài nguyên và Môi trường -
Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Lắk, nơi tôi ñang công tác ñã tạo ñiều kiện thuận
lợi và có sự giúp ñỡ hết sức quý báu trong quá trình học tập và làm luận văn.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN




Trần Nam Việt





iv

MỤC LỤC
Phần thứ nhất 1
MỞ ĐẦU 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 2

1.2.1. Mục ñích 2
1.2.2. Yêu cầu 2
1.3. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI 2
Phần thứ hai 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. NGUỒN GỐC VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CAO SU THIÊN NHIÊN TRÊN THẾ
GIỚI 3
2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC VÀ YÊU CẦU SINH THÁI CỦA CÂY CAO SU 4
2.2.1. Đặc ñiểm sinh vật học của cây cao su 4
2.2.2. Yêu cầu sinh thái của cây cao su 5
2.3. VAI TRÒ CÂY CAO SU 6
2.4. HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CAO SU VIỆT
NAM VÀ TỈNH ĐẮK LẮK 7
2.4.1. Ngành cao su Việt Nam 7
2.4.1.1. Hiện trạng của ngành 7
2.4.1.2. Định hướng phát triển của cả nước và vùng Tây Nguyên 9
2.4.2. Tỉnh Đắk Lắk 10
2.4.2.1. Hiện trạng của tỉnh Đắk Lắk 10
2.4.2.2. Định hướng phát triển của tỉnh 12
2.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC ĐIỀU KIỆN SINH THÁI TRÊN CÂY CAO SU
13
2.5.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 13
2.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 15
2.5.3. Tình hình nghiên cứu ở Tây Nguyên 18
2.5.4. Tình hình nghiên cứu ở Đắk Lắk 19
Phần thứ 3 22
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 22
3.1. NỘI DUNG ĐIỀU TRA NGHIÊN CỨU 22
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
3.3. CÁC CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA 22

3.3.1. Thu thập và nghiên cứu các tài liệu 22
3.3.2. Khảo sát ñất ñai 23
3.3.3. Lấy mẫu phân tích lý, hoá học 23
3.3.4. Đánh giá ñất trồng cao su 24
3.3.4. Phân hạng vùng trồng cao su 24
3.3.5. Điều tra sinh trưởng của cây cao su tại vùng nghiên cứu 25
Phần thứ tư 26
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 26
4.1. ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN HẠNG KHÍ HẬU VÙNG TRỒNG CAO SU 26
4.1.1. Vùng ñiều tra nghiên cứu huyện Ea Súp 26
4.1.1.1. Đặc trưng khí hậu 26
4.1.1.2. Phân hạng khí hậu vùng trồng cao su 30


v

4.1.2. Vùng ñiều tra nghiên cứu huyện Ea H'leo 31
4.1.2.1. Đặc trưng khí hậu 31
4.1.2.2. Phân hạng khí hậu vùng trồng cao su 35
4.2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ PHÂN HẠNG THỔ NHƯỠNG 36
4.2.1. Vùng ñiều tra nghiên cứu huyện Ea Súp 36
4.2.1.1. Loại ñất trong vùng nghiên cứu 36
4.2.1.2. Đánh giá hiện trạng ñất ñai 38
4.2.1.3. Lý hoá tính ñất vùng ñiều tra nghiên cứu huyện Ea Súp 42
4.2.1.4. Phân hạng ñất trồng cao su 44
4.2.2. Vùng ñiều tra nghiên cứu huyện Ea H'leo 48
4.2.2.1. Loại ñất trong vùng nghiên cứu 48
4.2.2.2. Đánh giá hiện trạng ñất ñai 50
4.2.2.3. Lý hoá tính ñất vùng ñiều tra nghiên cứu huyện Ea H’leo 54
4.2.2.4. Phân hạng ñất trồng cao su 56

4.3. ĐÁNH GIÁ VÙNG TRỒNG CAO SU 60
4.3.1. Vùng ñiều tra nghiên cứu huyện Ea Súp 60
4.3.2. Vùng ñiều tra nghiên cứu huyện Ea H'leo 60
4.4. SINH TRƯỞNG CAO SU TRÊN ĐẤT VÙNG NGHIÊN CỨU 62
4.5. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT 66
4.5.1. Đề xuất chung 67
4.5.2. Theo từng hạng ñất 68
Phần thứ năm 70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70
5.1. KẾT LUẬN 70
5.2. KIẾN NGHỊ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72



vi

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Sản lượng cao su thiên nhiên trên thế giới 2001-2007 (1.000 tấn) 3
Bảng 2.2 Diện tích, sản lượng và năng suất cao su của Việt Nam qua các năm 8
Bảng 2.3 Diện tích, sản lượng, năng suất cao su tiểu ñiền và quốc doanh 8
Bảng 2.4 Diện tích, sản lượng và năng suất cây cao su phân theo vùng trồng 9
Bảng 2.5 Diện tích, năng suất, sản lượng cao su theo thành phần kinh tế 11
Bảng 2.6 Dự kiến diện tích vùng quy hoạch mở rộng cao su tỉnh Đắk Lắk 13
Bảng 2.7 Tiêu chuẩn hàng năm vòng thân cây ño ở ñộ cao 1 m (cm) 17
Bảng 4.1 Chỉ tiêu khí hậu vùng nghiên cứu huyện Ea Súp (2003-2007) 27
Bảng 4.2 Đánh giá các chỉ tiêu khí hậu vùng nghiên cứu huyện Ea Súp 30
Bảng 4.3 Các chỉ tiêu khí hậu vùng nghiên cứu huyện Ea H'leo (2005-2008) 32
Bảng 4.4 Đánh giá các chỉ tiêu khí hậu vùng nghiên cứu huyện Ea H'leo 35
Bảng 4.5 Thống kê diện tích theo ñộ dốc và tầng dày khu vực ñiều tra TK 246 37

Bảng 4.6 Hiện trạng ñất của các tiểu khu vực ñiều tra TK 246 38
Bảng 4.7 Phân bố ñặc ñiểm của các tầng phẫu diện ñặc trưng khu vực TK 246 39
Bảng 4.8 Kết quả phân tích thành phần cơ giới khu vực ñiều tra TK 246 42
Bảng 4.9 Kết quả phân hoá tính ñất khu vực ñiều tra TK 246 43
Bảng 4.10 Đánh giá mức ñộ hạn chế các chỉ tiêu và phân hạng ñất khu vực TK 246 46
Bảng 4.11 Thống kê diện tích theo ñộ dốc và tầng dày khu vực TK 16 49
Bảng 4.12 Hiện trạng ñất của các tiểu khu vực khảo sát 50
Bảng 4.13 Phân bố ñặc ñiểm của các tầng phẫu diện ñặc trưng TK 16 52
Bảng 4.14 Kết quả phân tích thành phần cơ giới khu vực ñiều tra TK 16 54
Bảng 4.15 Kết quả phân tích hoá tính ñất khu vực ñiều tra TK 16 55
Bảng 4.16 Đánh giá mức ñộ hạn chế các chỉ tiêu và phân hạng ñất khu vực TK 16 58
Bảng 4.17 Quỹ ñất trồng cao su khu vực ñiều tra nghiên cứu huyện Ea Súp 60
Bảng 4.18 Quỹ ñất trồng cao su khu vực ñiều tra nghiên cứu huyện Ea H’leo 61
Bảng 4.19 Sinh trưởng cao su sau 10 tháng trồng tại xã Ea Bung 63
Bảng 4.20 Ảnh hưởng của gió, bão ñến tỷ lệ lay gốc gãy cành xã Ea Bung 64
Bảng 4.21 Sinh trưởng bề vòng thân cây cao su KTCB xã Ea Bung 64
Bảng 4.22 Dự ñoán thời gian KTCB khu vực ñiều tra xã Ea Bung 66

DANH SÁCH HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình 4.1. Sơ ñồ vị trí khu vực ñiều tra nghiên cứu tiểu khu 246 xã Ea Bung 27
Hình 4.2. Sơ ñồ vị trí khu vực ñiều tra nghiên cứu tiểu khu 16 xã Ea Sol 31
Hình 4.3. Cảnh quan và ñặc trưng phẫu diện khu vực NC tiểu khu 246 41
Hình 4.4. Bản ñồ phân hạng ñất trồng cao su khu vực NC tiểu khu 246 47
Hình 4.5. Cảnh quan và ñặc trưng phẫu diện khu vực NC tiểu khu 16 53
Hình 4.6. Bản ñồ phân hạng ñất trồng cao su khu vực NC tiểu khu 16 59



vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BNN & PTNT : Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn
CNCS : Công nghiệp cao su
CTV : Công tác viên
KT - XH : Kinh tế - Xã hội
KTCB : Kiến thiết cơ bản
NC : Nghiên cứu
NCCSVN : Nghiên cứu Cao su Việt Nam
NLN : Nông lâm nghiệp
NXB : Nhà xuất bản
QĐ : Quyết ñịnh
QH & TK NN : Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp
SNN & PTNT : Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
TCT : Tổng Công Ty
TK : Tiểu khu
TP : Thành Phố
TS : Tiến sĩ
UBND : Uỷ ban Nhân dân
VN : Việt Nam
VPCP : Văn phòng chính phủ



1

Phần thứ nhất
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây cao su là một trong những cây công nghiệp lâu năm xuất khẩu chủ

lực của nước ta. Đến nay cây cao su ñược trồng trên ñịa bàn 23 tỉnh và thành
phố trong cả nước với tổng diện tích gần 550 ngàn ha, trong ñó diện tích cho
khai thác trên 373 ngàn ha, sản lượng khô ñạt 602 ngàn tấn, ñưa nước ta trở
thành nước sản xuất cao su lớn hàng thứ VI trên thế giới.
So với các vùng trong cả nước, diện tích trồng cao su của vùng Tây
Nguyên trong những năm gần ñây tăng khá nhanh, từ 98 ngàn ha (2000) lên
125 ngàn ha (2007), ñang từng bước trở thành cây công nghiệp chủ lực, mở ra
triển vọng cho chuyển ñổi cơ cấu cơ cấu cây trồng trên các vùng ñất khô hạn.
Đối với tỉnh Đắk Lắk hiện nay có khoảng 25.000 ha cao su, chủ yếu là
cao su quốc doanh, một số cao su tiểu ñiền có diện tích nhỏ bình quân 2,5
ha/hộ. Mặc dù diện tích cao su chưa nhiều, nhưng trong những năm qua, cây
cao su ở Đắk Lắk ñã tỏ ra có hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường, tạo công
ăn việc làm, xóa ñói giảm nghèo cho khu vực nông thôn của tỉnh.
Trước nhu cầu cao su thiên nhiên của thị trường thế giới tăng mạnh,
Thủ tướng Chính phủ ñã phê duyệt theo QĐ số 150/2005/QĐ-TTg, diện tích
cao su phấn ñấu ñạt từ 500-700 ngàn ha cao su ñến năm 2020. Mới ñây theo
QĐ số 750/QĐ-TTg lại tiếp tục chỉ ñạo ñẩy mạnh phát triển diện tích cao su
ñể ñạt và ổn ñịnh diện tích 800 ngàn ha ñến năm 2020. Diện tích cao su mở
rộng chủ yếu tập trung ở Tây Nguyên (95-100 ngàn ha), trong ñó tỉnh Đắk
Lắk khoảng 30.000 ha. Qua khảo sát cho thấy, tiềm năng mở rộng diện tích
trồng cao su của tỉnh Đắk Lắk còn khá lớn, cả trên ñất sản xuất nông nghiệp
và ñất lâm nghiệp, trong ñó. Huyện Ea H'leo và huyện Ea Súp là 2 trong
những vùng trọng ñiểm, ñược nhắc ñến về việc chuyển ñổi ñất rừng khộp


2

nghèo sang trồng cao su. Đặc ñiểm sinh thái vùng rừng khộp có nhiều ñiểm
rất khác biệt với các vùng trồng cao su truyền thống trước ñây, nên việc phát
triển diện tích cao su ở vùng này cần ñược cân nhắc thận trọng.

Do vậy ñể phát triển diện tích cao su có hiệu quả kinh tế, ñúng hướng
và bền vững, cần xác ñịnh ñược ñiều kiện sinh thái từng tiểu khu vực rừng
khộp nghèo có phù hợp cho việc mở rộng diện tích cao su hay không. Với lý
do ñó ñề tài "Nghiên cứu các ñiều kiện sinh thái của rừng khộp nghèo ñể
mở rộng diện tích trồng cao su tại Đắk Lắk" là rất cần thiết và cấp bách.
1.2. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1.2.1. Mục ñích
Xác ñịnh các thuận lợi khó khăn về ñiều kiện sinh thái của vùng rừng
khộp ñược dự kiến chuyển sang trồng cao su ở Đắk Lắk. Bước ñầu ñề xuất
các biện pháp kỹ thuật hợp lý cho từng tiểu vùng, góp phần nâng cao hiệu
quả kinh tế cho việc phát triển cao su tại tỉnh.
1.2.2. Yêu cầu
• Thu thập, tổng hợp và ñánh giá những thuận lợi và hạn chế của các yếu tố
khí hậu ñến sinh trưởng cao su cho từng tiểu vùng.
• Thu thập tài liệu, khảo sát thực tế và ñánh giá những thuận lợi và hạn chế
các chỉ tiêu ñất ñến sinh trưởng cao su cho từng tiểu khu vực.
• Phân hạng ñất chi tiết, chỉ ra những hạn chế chính cho từng tiểu khu vực
dự kiến mở rộng, ñồng thời ñề xuất các biện pháp kỹ thuật hợp lý.
1.3. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Việc ñánh giá ñất ñược giới hạn ở các vùng rừng khộp nghèo dự kiến
chuyển sang trồng cao su. Dựa vào ñiều kiện triển khai của ñề tài, việc ñiều
tra ñánh giá ñất ñược thực hiện tại xã Ea Bung của huyện Ea Súp và xã Ea
Sol của huyện EaH’leo. Sinh trưởng ban ñầu của cao su ñược ñiều tra trên
diện tích cao su tiểu ñiền hiện có ở vùng này.


3

Phần thứ hai
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. NGUỒN GỐC VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CAO SU THIÊN
NHIÊN TRÊN THẾ GIỚI
Cây cao su (Hevea brasiliensis) thuộc Họ Euphorbiaceae (họ thầu dầu).
Được tìm thấy trong tình trạng hoang dại tại vùng châu thổ sông Amazone
(Nam Mỹ) trong một vùng rộng lớn bao gồm các nước: Brazil, Bolivia, Peru,
Colombia, Ecuador, Venezuala, Guiyane thuộc Pháp Là một cây rừng lớn,
thân thẳng, cao trên 30 m có khi ñến 50 m, vanh thân có thể ñạt 5-7 m, tán lá
rộng và sống trên 100 năm.
Từ khi ra khỏi vùng nguyên quán Amazone (Nam Mỹ) vào cuối thế kỷ
thứ 19, cây cao su ñã ñược phát triển rất nhanh ở nhiều nước trên thế giới nhất
là vùng Đông Nam Á. Sau hơn 100 năm di nhập và phát triển, cây cao su là
cây công nghiệp hàng ñầu trên thế giới [17].
Đến nay diện tích cao su trên toàn thế giới khoảng gần 10 triệu ha, diện
tích trồng lớn nhất lại là Indonesia (3.372.000 ha), sau ñó là Thái Lan
(2.115.000 ha), Malaysia (1.431.000 ha), Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam.
Tổng sản lượng năm 2007 trên toàn thế giới ñạt khoảng 9,7 triệu tấn.
Bảng 2.1 Sản lượng cao su thiên nhiên trên thế giới 2001-2007 (1.000 tấn)
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Sản lượng 7.170 7.440 8.060 8.250 8.850 9.255 9.700
Nguồn: Tổ chức nghiên cứu cao su quốc tế, 2007.
Trong ñó các nước Châu Á chiếm khoảng 94% tổng sản lượng cao su
thế giới bao gồm các nước: Thái Lan 28,7%, Indonesia 24,9%, Malaysia
16,9%, Việt Nam 3,3%, Ấn Độ 10%, Srilanka 2,1%, Trung Quốc 6,1% và các
nước Châu Á khác 2,1%. Châu Phi chiếm khoảng 4,6% tổng sản lượng cao su
thế giới và Châu Mỹ là 1% [9].


4

2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC VÀ YÊU CẦU SINH THÁI CỦA CÂY

CAO SU
2.2.1. Đặc ñiểm sinh vật học của cây cao su
Cây cao su hoang dại tại vùng nguyên quán Amazon là một loại cây ñại
mộc và có chu kỳ sống trên 100 năm. Khi ñược nhân trồng trong sản xuất với
mật ñộ từ 400 ñến 571 cây/ha với mục ñích khai thác mủ, chu kỳ sống ñược
giới hạn lại từ 30 ñến 35 năm. Kích thước và hình dáng cây cao su trong sản
xuất trở nên nhỏ bé hơn so với cây ở tình trạng hoang dại, cao tối ña 25-30m
và vanh thân tối ña là 1m.
Trong sản xuất cây cao su ñược chia làm 2 giai ñoạn:
- Giai ñoạn KTCB: là khoảng thời gian từ 5-8 năm ñầu tiên của cây sau
khi trồng. Đây là khoảng thời gian cần thiết ñể vanh thân cây cao su ñạt ñược
50 cm ño cách mặt ñất 1m, tùy ñiều kiện sinh thái, chăm sóc và giống.
- Giai ñoạn kinh doanh: là khoảng thời gian khai thác mủ cao su. Cây
cao su ñược khai thác khi có trên 50% tổng số cây, có vanh thân ñạt ≥ 50cm,
giai ñoạn kinh doanh có thể dài từ 25 ñến 30 năm.
Cây cao su có hệ thống rễ rất phát triển bao gồm rễ cọc và rễ bàng. Rễ
cọc có thể rất sâu, nếu ñất có cấu trúc tốt có thể ăn sâu tới 10m, thông thường
là từ 3 ñến 5m. Hệ thống rễ bàng của cây cao su 7-8 năm tuổi có thể lan rộng
6-7m, ở năm tuổi thứ 24 rễ có thể lan rộng 10-15m.
Lá cao su là lá kép gồm có 3 lá chét với phiến lá nguyên, mọc cách, kích
thước, màu sắc của lá có thể thay ñổi theo môi trường. Thông thường từ năm
thứ 3 trở ñi sau khi trồng, bộ lá cao su ñược thay hàng năm vào khoảng thời
gian từ tháng 12 ñến tháng 2 năm sau.
Hoa cao su là hoa ñơn tính ñồng chu có hoa cái và hoa ñực mọc trên
cùng một nhánh, mỗi nhánh có 10-12 chùm, mỗi chùm có khoảng 15-20 hoa


5

cái có kích thước lớn hơn hoa ñực, mọc riêng lẻ ở ñầu cành. Hoa ñực mọc ñều

khắp trong chùm với tỉ lệ gấp 60 lần hoa cái, tuy vậy không tự thụ mà giao
phấn chéo nhờ côn trùng. [11]
2.2.2. Yêu cầu sinh thái của cây cao su
- Chế ñộ nhiệt: cây cao su phát triển ở nhiệt ñộ trung bình thích hợp nhất
là từ 25
0
C – 30
0
C, trên 40
0
C cây khô héo, dưới 10
0
C cây có thể chịu ñược
trong một thời gian ngắn, nếu kéo dài sẽ bị nguy hại ñến quá trình sinh trưởng
và cho năng suất mủ của cao su. Ở nhiệt ñộ 25
0
C, năng suất cây ñạt mức tối
hảo, nhiệt ñộ mát dịu vào buổi sáng sớm (1-5 giờ sáng) giúp cây sản xuất mủ
cao nhất.
- Chế ñộ mưa: lượng mưa tối thiểu ñể cho cây cao su sinh trưởng, phát
triển bình thường là từ 1500-2000 mm/năm. Lượng mưa một trận tốt nhất cho
cây cao su từ 20-30 mm và một tháng là 150 mm. Số ngày mưa thích hợp cho
cao su là khoảng 100-150 ngày/năm và phân bố ñều trong năm. Các trận mưa
lớn (trên 400 mm) và kéo dài, nhất là vào buổi sáng gây trở ngại cho cạo mủ
và làm tăng khả năng lây lan, phát triển nấm bệnh trên mặt cây cao su.
- Chế ñộ gió: cây cao su phát triển tối hảo ở nơi có gió nhẹ 1-2 m/s, khi
tốc ñộ gió lớn hơn 17 m/s, cây cao su bị gãy cành hoặc thân, trốc gốc ñổ ngã,
nhất là nơi ñất cạn. Vì vậy ñể hạn chế tác hại của gió ở những vùng trồng cao
su thường xuyên có gió bão thì cần phải chọn những dòng vô tính cao su có
khả năng kháng gió như PB255, RC121 Đồng phải kết hợp với các biện

pháp kỹ thuật khác như trồng dày, lập vành ñai chắn gió.
- Giờ chiếu sáng, sương mù: ánh sáng ñầy ñủ giúp cây sinh trưởng mạnh,
ít sâu bệnh, cho sản lượng cao, giờ chiếu sáng ñược ghi nhận là tốt cho cây
cao su bình quân là 1800-2800 giờ/năm. Sương mù nhiều gây một tiểu khí


6

hậu ẩm ướt tạo cơ hội cho các loại nấm bệnh phát triển và tấn công cây cao su
như trường hợp bệnh phấn trắng do nấm Oidium.
- Địa hình: thích hợp với ñộ cao tương ñối thấp (<200m), càng lên cao
càng bất lợi do nhiệt ñộ giảm và tốc ñộ gió tăng, ở vùng xích ñạo có thể trồng
ñến ñộ cao 500-700 m.
- Độ dốc: ñộ dốc ñất có liên quan ñến ñộ phì ñất. Đất càng dốc, xói mòn
càng mạnh khiến các chất dinh dưỡng trong ñất nhất là lớp ñất mặt bị mất ñi
nhanh chóng. Hơn nữa ñất dốc sẽ gặp khó khăn lớn trong công tác cạo mủ và
vận chuyển mủ. Do vậy, trong ñiều kiện có thể lựa chọn ñược, nên trồng cao
su ở ñất có ñộ dốc dưới 30% (quy trình kỹ thuật TCT cao su năm 2004).
- Tính chất ñất ñai: ñộ sâu tầng dày là một trong những yếu tố quyết ñịnh
ñất trồng cao su, ñộ sâu từ 1 m trở lên là ñạt yêu cầu. Tuy nhiên, cũng có thể
trồng cao su trên các loại ñất có tầng dày trên 0,7 m, nhưng ñòi hỏi phải ñầu
tư cao hơn. Rễ cao su rất mẫn cảm với mực thuỷ cấp, nếu thường xuyên xuất
hiện vào khoảng 60 cm, sự phát triển của rễ cao su gặp trở ngại. Cao su ưa ñất
thịt, thịt nặng và thịt nhẹ. Đất có hàm lượng sét hay cát quá cao ít thích hợp
với cao su vì ảnh hưởng ñến ñến sự thoát nước, giữ nước và dinh dưỡng cho
cây cao su; Kết von hoặc ñá lẫn phải dưới 50%, ñá lộ ñầu ở mức trung bình;
Mức ñộ thoát nước phải bình thường, ñộ pH
H2O
từ 4,5-5,5; mùn tổng số từ 1-
2,5%; Độ no bảo hoà Base từ 20-40%, kali dễ tiêu từ 0,2-0,05 meq.

2.3. VAI TRÒ CÂY CAO SU
- Lợi ích quốc dân: Mủ cao su là nguyên liệu không thể thiếu ñược
trong ñời sống hằng ngày của con người. Từ mủ cao su con người chế tạo ra
vỏ ruột xe, ống dẫn nước, giày dép, nệm, găng tay, vải không thấm nước,
dụng cụ gia ñình, y tế, thể dục thể thao, ñồ chơi trẻ em… Mặt khác gỗ cao su
là một sản phẩm rất quan trọng, một nguồn kinh tế ñáng kể, bình quân vườn


7

cây cao su khi thanh lý còn 250-350 cây với sản lượng gỗ bình quân là 0,50
m
3
gỗ/cây thì mỗi ha cao su có ñược 100-200m
3
gỗ tròn và một khối lượng
củi ước lượng từ 30-40% lượng gỗ.
- Bảo vệ môi trường: cây cao su khi trồng với diện tích lớn có tác dụng
phủ xanh ñất trống, ñồi trọc, chống xói mòn, bảo vệ môi trường rất tốt nhờ
vào tán lá cao su che phủ toàn bộ mặt ñất.
- Ổn ñịnh xã hội và tạo công ăn việc làm: chăm sóc và khai thác cao su
ñòi hỏi một lực lượng lao ñộng khá lớn và ổn ñịnh lâu dài suốt 30-40 năm.
- Ổn ñịnh an ninh quốc phòng: công tác vừa làm kinh tế vừa làm nhiệm
vụ quốc phòng, bảo vệ các vùng biên giới bằng cách xây dựng các diện tích
cao su thường ñược giao cho các ñơn vị quốc phòng.
Tóm lại từ những ưu ñiểm như trên: góp phần phủ xanh ñồi núi trọc,
tạo ra công ăn việc làm mới cho nhiều người lao ñộng, trong tương lai, cây
cao su sẽ ñem lại một nguồn thu lớn cho ngân sách của các ñịa phương và
nhiều lợi ích khác. Ngày 17/9/2008, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát
ñã ký Quyết ñịnh số 2855 QĐ/BNN - KHCN về việc “Công bố việc xác ñịnh

cây cao su là cây ña mục ñích” trên toàn quốc, cùng với một hệ thống chính
sách ưu tiên cho phát triển cây cao su, ñiều này ñã tiếp thêm sinh lực cho
ngành cao su không ngừng vươn xa tới những vùng ñất mới.
2.4. HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH
CAO SU VIỆT NAM VÀ TỈNH ĐẮK LẮK
2.4.1. Ngành cao su Việt Nam
2.4.1.1. Hiện trạng của ngành
Đến năm 2007, diện tích cây cao su dẫn ñầu trong các cây công nghiệp
lâu năm, ñạt 549.600 ha và sản lượng là 601.700 tấn, năng suất khoảng 1.612
kg/ha, tăng diện tích gấp 7 lần, tăng sản lượng gấp 15 lần và tăng năng suất


8

gấp 2,3 lần so với năm 1980.
Bảng 2.2 Diện tích, sản lượng và năng suất cao su của Việt Nam qua các năm
Năm

Tổng diện
tích (ha)
Diện tích
tăng (ha)
Diện tích khai thác

(ha)
Sản lượng
(tấn)
Năng suất
(kg/ha)
1976 76.600 - 39.100 -

1980 87.700 11.000 41.100 41.100 703
1985 180.200 92.500 63.650 47.900 753
1990 221.700 57.900 81.100 57.900 714
1995 278.400 56.700 146.900 124.700 849
2000 412.000 17.100 238.000 290.800 1.222
2005 480.200 68.200 331.500 468.600 1.414
2006 517.220 37.000 355.700 549.120 1.544
2007 549.600 32.380 373.300 601.700 1.612
Nguồn: Tổng cục Thống kê. 1976-2006.
Năm 2006 và 2007: Hiệp hội Cao su VN tổng hợp từ nguồn của các Sở NN-PTNT.
Trong những năm gần ñây, diện tích cao su tiểu ñiền ñã phát triển
nhanh hơn ñại ñiền quốc doanh và năng suất ñược cải thiện tốt. Năm 2006,
diện tích cao su tiểu ñiền có khoảng 219.424 ha chiếm 42,2 % diện tích cao su
cả nước. Năng suất cao su tiểu ñiền năm 2006 là 1.354 kg/ha/năm, tăng hơn
năm trước là 11,1 %.
Bảng 2.3 Diện tích, sản lượng, năng suất cao su tiểu ñiền và quốc doanh
Thành phần kinh tế 2004 2005 2006
ha % ha % ha %
Qu
ốc doanh







Diện tích (ha) 287.290

63,3


294.230

61,3

297.802

57,6

Sản lượng (tấn) 340.330

81,2

359.255

76,7

394.601

71,9

Năng suất (kg/ha) 1.530

110,5

1580

110,2

1.634


105,8

Tiểu ñiền






Diện tích (ha) 166.820

36,7

185.970

38,7

219.424

42,4

Sản lượng (tấn) 78.670

18,8

109.345

23,3


154.523

28,1

Năng suất (kg/ha) 982

70,9

1099

76,6

1.354

87,7

Cả nước






Diện tích (ha) 454.110

100

480.200

100


517.226

100

Sản lượng (tấn) 419.000

100

468.600

100

549.124

100

Năng su
ất (kg/ha)

1.385

100

1.434

100

1.544


100


Nguồn: Hiệp hội Cao su VN tổng hợp từ nguồn của các Sở NN-PTNT


9

Địa bàn phát triển cây cao su cũng ñã mở rộng ra khỏi vùng trồng cao su
truyền thống Miền Đông Nam Bộ. Tây nguyên ñã trở thành ñịa bàn trọng
ñiểm ñể phát triển diện tích cao su của cả nước, bên cạnh ñó các tỉnh Duyên
hải Nam Trung Bộ và Duyên hải Bắc Trung Bộ cũng ñã khẳng ñịnh ñược khả
năng phát triển của cây cao su trên vùng ñất này.
Kết quả sản lượng trên các vùng trồng cao su khác nhau trên cả nước cho
thấy, vùng Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ có năng suất còn thấp, một phần
do các diện tích còn non tuổi hơn và ñiều kiện sinh thái ít thuận lợi hơn.
Bảng 2.4 Diện tích, sản lượng và năng suất cây cao su phân theo vùng trồng
Vùng
Diện tích
trồng (ha)
Diện tích
khai thác(ha)
Sản lượng
(tấn)
Năng suất
(kg/ha)
Đông Nam Bộ 349.528

267.541


437.697

1.636

Tây Nguyên 117.518

71.193

92.907

1.305

Nam Trung bộ 6.717

380

249

655

Bắc Trung bộ 43.463

16.580

18.271

1.102

CẢ NƯỚC 517.226


355.694

549.124

1.544



Nguồn: Hiệp hội Cao su Việt Nam tổng hợp từ nguồn của các Sở NN-PTNT (2006).
2.4.1.2. Định hướng phát triển của cả nước và vùng Tây Nguyên
Căn cứ quyết ñịnh số 750/QĐ-TTg ngày 3/6/2009 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt quy hoạch cao su ñến năm 2015 và tầm nhìn ñến năm 2020:
ñến năm 2010 cả nước ñạt 650 ngàn ha, năm 2015 ñạt 800 ngàn ha và năm
2020 ổn ñịnh 800 ngàn ha.
Vùng Tây Nguyên ñược xác ñịnh là vùng trọng ñiểm trồng cao su thứ
hai của cả nước (sau Đông Nam Bộ) ñến năm 2010 ñạt 180 ngàn ha, mở rộng
55 ngàn ha và ñến 2020 ñạt 280 ngàn ha, mở rộng 100 ngàn ha.


10
Cơ cấu diện tích cao su theo thành phần kinh tế: cao su thuộc các doanh
nghiệp quốc doanh chiếm 54-55%, cao su nông hộ (tiểu ñiền) chiếm 35-36%
và các thành phần kinh tế khác chiếm 10%.
Đầu tư thâm canh, từng bước ñưa năng suất cao su bình quân ñến năm
2010 ñạt trên 1,5 tấn/ha ñối với vùng Tây Nguyên và 1,55 tấn/ha ñối với vùng
Duyên Hải Miền Trung, trên 1,8 tấn/ha ñối với vùng Đông Nam Bộ.
Với kế hoạch mở rộng diện tích và tăng năng suất, Việt Nam hy vọng
sẽ ñạt 1-1,2 triệu tấn mủ cao su và 1,5 triệu khối gỗ tròn hàng năm bắt ñầu từ
năm 2020.
Công nghiệp chế biến lốp xe và các sản phẩm cao su khác ñang ñược

khuyến khích phát triển ñể phục vụ thị trường nội ñịa và xuất khẩu. Ngành
công nghiệp chế biến cao su có triển vọng tiêu thụ ñược khoảng 30 % sản
lượng cao su từ năm 2020.
Ngành sản xuất ñồ gỗ cao su ñang tiếp tục phát triển, ñó là nguồn thu
nhập bổ sung quan trọng cho ngành cao su và tạo ra sản phẩm gỗ cao su thân
thiện môi trường.
2.4.2. Tỉnh Đắk Lắk
2.4.2.1. Hiện trạng của tỉnh Đắk Lắk
Đến nay diện tích cao su toàn tỉnh khoảng 24.841 ha, trong ñó cao su
quốc doanh có diện tích là 15.730 ha (chiếm 63,3% tổng diện tích cao su)
ñang giữ vai trò chủ ñạo trong phát triển ngành hàng cao su; cao su ngoài
quốc doanh là 9.111 ha, sản lượng toàn tỉnh ñạt 27.641 tấn cao su, năng suất
bình quân là 1,44 tấn/ha. Cụ thể tổng hợp theo 11 ñơn vị hành chính thuộc
tỉnh ở bảng 2.5.


11
Bảng 2.5 Diện tích, năng suất, sản lượng cao su theo thành phần kinh tế
STT

Chỉ tiêu Diện tích

(ha)
Cơ cấu

(%)
Diện tích
thu hoạch
(ha)
Năng

suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(tấn)
Toàn tỉnh 24841

100

19221

1,44

27641

Quốc doanh 15730

63,3

13111

1,51

19805

Ngoài quốc doanh 9111

36,7

6110


1,28

7836

1

TP Buôn Ma Thuột 1266

100

813

1,4

1138

Quốc doanh 753

59,5

607

1,45

880

Ngoài quốc doanh 513

40,5


206

1,26

260

2

Huyện Ea H'leo 7141

100

4110

1,5

6165

Quốc doanh 4753

66,6

3068

1,6

4909

Ngoài quốc doanh 2388


33,4

1042

1,19

1237

3

Huyện Ea Súp 450

100




Qu
ốc doanh



0,0








Ngoài quốc doanh 450

100,0


4

Huyện Krông Năng 3155

100

2311

1,8

4160

Quốc doanh 2520

79,9

1846

1,85

3415

Ngoài quốc doanh 635

20,1


465

1,6

745

5

Huy
ện Krông Búk

2547

100

2499

1,25

3124

Quốc doanh 2150

84,4

2051

1,3


2666

Ngoài quốc doanh 397

15,6

448

1,02

457

6

Huy
ện C
ư M'gar

7901

100

7317

1,44

10536

Quốc doanh 3999


50,6

3984

1,51

6016



Ngoài qu
ốc doanh

3902

49,4

3333

1,35

4484

7

Huyện Ea Kar 153

100



Quốc doanh 0,0




Ngoài qu
ốc doanh

153

10
0,0







8

Huyện Krông Pắc 312

100

310

1,3

403


Quốc doanh 68

21,8

68

1,4

95

Ngoài quốc doanh 244

78,2

242

1,27

307

9

Huyện Krông Bông 29

100


Quốc doanh 0,0



Ngoài quốc doanh 29

100,0


10

Huyện Cư Kuin 631

100

628

1

628

Quốc doanh 546

86,5

546

1,1

601

Ngoài quốc doanh 85


13,5

82

0,33

27

11

Thị xã Buôn Hồ 1256

100

1233

1,25

1541



Qu
ốc doanh

941

74,9

941


1,3

1223

Ngoài quốc doanh 315

25,1

292

1,09

318

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk và số liệu trồng trọt sơ bộ năm 2008.
Từ bảng 2.5 cho thấy hiện toàn tỉnh có 13 huyện, thành phố trồng cao
su, huyện CưM’gar có diện tích nhiều nhất. Huyện EaH’leo có diện tích hiện
ñứng thứ II, chiếm 28,7% toàn tỉnh, trong ñó cao su ngoài quốc doanh chiếm


12
33,4% trong huyện. Năng suất bình quân toàn huyện là 1,5 tấn/ha, sản lượng
toàn huyện chiếm 22,3% toàn tỉnh. Huyện Ea Súp hiện có diện tích là 450 ha
cao su, chiếm 1,8% toàn tỉnh, hầu hết là cao su ngoài quốc doanh ñang trong
thời gian KTCB.
2.4.2.2. Định hướng phát triển của tỉnh
Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk ñến năm 2010 và
ñịnh hướng ñến năm 2020 xác ñịnh: diện tích cao su trên ñịa bàn tỉnh Đắk
Lắk ñến năm 2010 ñạt khoảng 40 ngàn ha và ñến năm 2020 ñạt 50 ngàn ha.

Quy hoạch sản xuất ngành trồng trọt tỉnh Đắk Lắk ñến năm 2010 do
Phân viện Quy hoạch Nông nghiệp Miền trung thực hiện năm 2007 (ñược Bộ
nông nghiệp và PTNT nghiệm thu) xác ñịnh: diện tích trồng cao su trên ñịa
bàn tỉnh Đắk Lắk ñến năm 2010 ñạt khoảng 40 ngàn ha, phân bố trên ñịa bàn
10 huyện.
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng ñất tỉnh Đắk Lắk ñến năm 2010 và kế
hoạch sử dụng ñất 2009-2010 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh xây dựng
năm 2008 (ñang trình phê duyệt) xác ñịnh: diện tích trồng cao su của tỉnh ñến
năm 2010 là 40.000 ha, phân bố trên ñịa bàn 10 huyện, gồm TP. Buôn Ma
Thuột và các huyện: Ea H’leo, Ea Súp, Krông Năng, Krông Búk, Buôn Đôn,
Cư M’gar, Ea Kar, Krông Pắc và Cư Kuin.
Triển khai dự án lập quy hoạch phát triển cây cao su trên ñịa bàn tỉnh
Đắk Lắk, Viện QH TKNN ñã làm việc với UBND các huyện, thị thành phố và
bước ñầu thống nhất diện tích trồng cao su trên ñịa bàn 12 huyện, thành phố
là 49.140 ha. Diện tích cao su trồng mới của tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới
dự kiến là 24.410 ha trong ñó, huyện Ea H’leo và Ea Súp là các huyện có diện
tích mở rộng trồng cao su lớn hơn các huyện khác cụ thể ở bảng 2.6: [27]


13
Bảng 2.6 Dự kiến diện tích vùng quy hoạch mở rộng cao su tỉnh Đắk Lắk

STT
Đơn vị
hành chính
Diện tích cao su
năm 2008
Diện tích cao su
QH ñến 2020
Diện tích mở

rộng ñến 2020
1

BMT

1.266

1.205


2

Ea H’leo

7.141

17.641

1
0
.
500

3

Ea S
ú
p

450


5.600

5.
150

4

Krông Năng

3.155

3.655

500

5

Krông
B
ú
k

2.547

4.047

1
.
500


6

Bu
ô
n
Đô
n


1.000

1.000

7

C
ư

M’gar

7.901

10.401

2.500

8

Ea Kar


153

1.653

1.
500

9

Krông
P

c

312

912

600

10

Krông Bông
29

29


11


Cư Kuin
631

996

400

12

Buôn Hồ
1.256

2.001

760


To
à
n t

nh

24
.
841

49
.

140

24
.
410


Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNN tỉnh Đắk Lắk.
2.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC ĐIỀU KIỆN SINH THÁI TRÊN
CÂY CAO SU
Nghiên cứu các ñiều kiện sinh thái (khí hậu, ñất ñai) là một hệ thống
công việc ngày càng ñược các nước trên thế giới và Việt Nam quan tâm, song
phương pháp áp dụng giữa các nước có nhiều ñiểm khác biệt.
2.5.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Các nước trên thế giới ñều có nhiều nghiên cứu về ñánh giá ñất, phân
hạng ñất ở các mức ñộ khái quát và chi tiết khác nhau, với những phương
pháp riêng biệt phù hợp với mục ñích và ñiều kiện cụ thể.
- Lee and Parton, 1971. Phân hạng ñánh giá ñất ñai dựa vào những hạn
chế chủ yếu. Đất xếp vào bậc thích hợp là ñất không có yếu tố hạn chế hoặc
nếu có chỉ là yếu tố hạn chế không ñáng kể. Còn lại những bậc sau có những
yếu tố hạn chế lớn và nghiêm trọng hơn.
- Chan H. Y and Pushparajah E, 1972. Đất trồng cao su của Malaysia
chia làm 5 nhóm dựa trên các chỉ tiêu về kinh tế, kỹ thuật của ñất ñai và cây


14
trồng. Các yếu tố chính của ñất là ñộ dốc, tầng sâu, lý tính ñất (thành phần cơ
giới, nước của ñất, kết cấu ) ñộ phì của ñất. [29]
- Theo W. E. Rockwood (Nigieria, 1977) sự rửa trôi, xói mòn ñất
không trồng thảm phủ lớn hơn gấp 4,4, 4,9, 6 và 6,9 lần so với ñất ñược trồng

thảm phủ ứng với ñộ dốc lần lượt là 1%, 5%, 10% và 15%.
- Sys, 1975. Đối với cao su ñã ñề xuất việc phân hạng ñánh giá ñất dựa
vào những nguyên tắt của FAO chia làm 4 cấp: bậc, lớp, lớp phụ và ñơn vị ñất
thích hợp căn cứ vào những yếu tố hạn chế nghiêm trọng. Những yếu tố hạn
chế này có thể phân ra những yếu tố có thể và không thể cải tạo ñược do sự
quản lý của con người.
- Năm 1976 tổ chức Nông - Lương Liên hợp quốc (FAO) ñã ban hành:
“Đề cương ñánh giá ñất” [30]. Trong những năm 1990 ñược bổ sung, chỉnh
sửa và ñã trở thành tài liệu mang tính hướng dẫn và ứng dụng trên quy mô
toàn thế giới. FAO nêu những khái niệm chủ yếu dùng trong phân hạng ñánh
giá ñất là: ñất ñai (land), loại sử dụng ñất (kinds of utilization of land), ñánh
giá ñất (land evaluation). Hệ thống phân hạng gồm 4 cấp: bậc, lớp, lớp phụ,
ñơn vị. Có 2 bậc: thích hợp (S) và không thích hợp (N), ở bậc thích hợp gồm
3 lớp: Rất thích hợp (S
1
); Thích hợp vừa (S
2
); Kém thích hợp (S
3
). Hệ thống
phân hạng ñánh giá ñất này có thể áp dụng ở mức khái quát cho một vùng
rộng của một nước hoặc nghiên cứu phân hạng ñánh giá chi tiết phục vụ cho
một công ty hay nông trường.
- Liên xô và Đông âu cũng ñã nghiên cứu lĩnh vực ñánh giá phân hạng
ñất khá lâu và họ chia làm 3 giai ñoạn: Đánh giá thổ nhưỡng; Đánh giá khả
năng sản xuất; Đánh giá kinh tế ñất. Đối với những vùng ñất thích hợp do ñộ
dốc cao, nghèo mùn ñã có nhiều công trình nghiên cứu các biện pháp bảo
vệ, cải tạo ñất.



15
- Sanjeeva Ras, Jayarathnam, Sethuraj, năm 1990 nghiên cứu một số
chỉ tiêu ñể ñánh giá sự thích nghi với chế ñộ mưa và nhiệt ñộ của các vùng
trồng cao su tại Ấn Độ ñưa ra nhận xét: Lượng mưa phân phối ñều và nhiệt ñộ
tối ưu là 2 yếu tố khí hậu chính yếu cho sự tăng trưởng và sản xuất mủ của
cây cao su. Những vùng có nhiệt ñộ trung bình tối thiểu <10
0
C và nhiệt ñộ tối
ña >40
0
C ở bất cứ tháng nào, lượng mưa <1400 mm/năm và ở ñộ cao >600m
so mặt biển ñược gọi là giới hạn không thể trồng cao su.
2.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
- Ở Việt Nam, công tác ñánh giá phân hạng ñất ñã có từ rất lâu. Sau
năm 1954 ở miền Bắc ñã có nhiều công trình nghiên cứu, ứng dụng phân hạng
ñất, xây dựng bản ñồ thổ nhưỡng và xếp hạng thu thuế nông nghiệp, trong ñó
việc xác ñịnh hạng ñất căn cứ vào 5 yếu tố: Chất ñất, vị trí ñất, ñịa hình, ñiều
kiện khí hậu, ñiều kiện tưới tiêu.
- Công tác quản lý ñất ñai trên toàn quốc hiện nay ñã ñược chú trọng
nhằm ñáp ứng chuyển ñổi cơ cấu kinh tế và phát triển hệ sinh thái bền vững.
Các chương trình xây dựng tổng thể phát triển KT-XH cấp quốc gia, vùng,
tỉnh và huyện ñòi hỏi phải có những thông tin, dữ liệu về tài nguyên ñất, khả
năng khai thác sử dụng hợp lý, lâu bền của ñất. Chính vì vậy công tác ñánh
giá phân hạng ñất không chỉ dừng lại ở mức ñộ ñánh giá chất lượng tự nhiên
của ñất mà còn phải chỉ ra ñược các loại hình sử dụng ñất thích hợp cho từng
hệ thống sử dụng ñất khác nhau với nhiều ñối tượng, cây trồng.
- Đối với ñất trồng cao su IRCV (1954) ñã ñề xuất việc chọn ñất trồng
cao su dựa trên ñộ bằng phẳng, tầng sâu và ñộ phì của ñất (kết cấu, ñộ chua,
hàm lượng N, P, K).
- PTS. Trần Văn Năm, Viện nghiên cứu cao su Việt nam (1978-1979)

có nhận xét ñánh giá sơ bộ về tình hình ñất trồng cao su và có nêu một số biện
pháp sử dụng hợp lý các loại ñất này.


16
- Viện quy hoạch và TKNN (1975), bước ñầu nghiên cứu và ñánh giá
và phân hạng ñất khái quát toàn quốc. Đất ñai chia làm 7 nhóm: 4 nhóm ñầu
sử dụng vào nông nghiệp; 2 nhóm sau sử dụng làm lâm nghiệp; Nhóm cuối
cùng sử dụng vào mục ñích khác. Trong phân hạng ñánh giá ñất, mới làm thử
có kết quả ñối với ñất lúa ở ñồng bằng Sông Hồng. Các cây trồng khác hầu
như chưa ñược nghiên cứu phân hạng, trong ñó có cây cao su [24].
- Viện NCCSVN ñã có báo cáo tổng kết toàn diện ñề tài ñất trồng cao
su, chương trình 40A-02.01 ñã ñược nghiệm thu cấp nhà nước vào năm 1990
theo ñề tài 40A-02.01 ñã kết luận như sau [1]:
. Khí hậu miền Đông nam bộ thuận lợi cho cao su sinh trưởng và phát
triển. Cần chú trọng các tháng 7, 8, 9 mưa tập trung có thể xảy ra hiện tượng
úng cục bộ vùng ñất xám và xói mòn bề mặt trên các vùng ñất dốc nâu ñỏ
bazan. Vùng phía Tây và Nam Đông nam bộ mưa ít, trong 4 – 5 tháng mùa
khô cần giữ ẩm lớp ñất mặt nhất là ñất xám phù sa cổ như biện pháp tủ gốc
bằng chất xanh thảm phủ.
. Đất ñai miền Đông nam bộ, ñặc biệt chú ý vùng ñất xám phù sa cổ có
nhiều yếu tố hạn chế cho sinh trưởng cao su như: tầng ñất nông do mực thuỷ
cấp gần mặt ñất 20 – 30 cm kết von 60 – 90% hoặc dày ñặc gần mặt ñất từ 30
– 90 cm, tầng tích tụ chặt bí Úng ngập nước bề mặt, hiện tượng gley. Độ
dốc cao, có hiện tượng xói mòn, rửa trôi nghèo chất dinh dưỡng. Thành phần
cơ giới nhẹ. Hoá tính ñất chua, mặn.
. Thảm Stylosanthes gracilis và hổn hợp cây thảm phủ bộ ñậu thân bò
sau một năm trồng còn có tác dụng tăng vanh cao su 1 tuổi lên 30,97% và
31,31% so với không trồng thảm là 28,11% trên ñất nâu ñỏ MĐNB. Biện
pháp tủ gốc cao su năm thứ nhất bằng 20 kg chất xanh cassia tora trên ñất

xám nghèo màu MĐNB giúp phát triển hệ rễ từ 3,43 lên 5,76 g/gốc cao su.


17
- Nguyễn Thị Huệ , năm 1994 ñã thực nghiệm phân vùng thích nghi
cho 1500 ha cao su tại nông trường Tân Lợi, thuộc Công ty cao su Đồng Phú
và chia thành 2 vùng chính: vùng thích hợp trên trung bình (R++), chủ yếu là
vùng ñất nâu ñỏ basal và ñất chuyển tiếp từ ñộ cao trên 85 m; vùng thích hợp
dưới trung bình (R ) chủ yếu là ñất xám và ñộ cao dưới 85 m [11].
- Tôn Thất Chiểu, năm 1999, ñã xây dựng ñược cuốn sổ tay ñiều tra
phân loại ñánh giá ñất với các nguyên tắc xác ñịnh và phân hạng theo yếu tố
trội là yếu tố có ý nghĩa quyết ñịnh trong phân hạng không thay ñổi ñược. Thí
dụ như loại ñất, ñịa hình, ñộ dốc, ñộ dày tầng ñất, thành phần cơ giới, khả
năng tưới ñối với các cây trồng cần tưới. Các yếu tố khác ngoài các trường
hợp trên có thể ñược coi là yếu tố bình thường, ít ảnh hường ñến việc quyết
ñịnh hạng [6].
- Tổng Công Ty Cao Su Việt Nam ñã xuất bản quy trình riêng cho cây
cao su của ngành (2004). Từ những giới hạn về các yếu tố sinh thái, Đất trồng
cao su ñược phân thành hạng Ia, Ib, IIa, IIb và III. Tiêu chuẩn phân hạng ñất
trồng cao su ñược nêu trong phụ lục I của quy trình kỹ thuật cây cao su. [16]
Thời gian kiến thiết cơ bản của lô cao su tính từ năm trồng ñược quy
ñịnh tùy theo mức ñộ thích hợp của vùng ñất canh tác, cụ thể: vùng ñất thích
hợp hạng I (Ia và Ib) là 6 năm; Vùng ñất thích hợp hạng II (IIa và IIb): 7 năm;
Vùng ñất thích hợp hạng III: 8 năm [16].
Bảng 2.7 Tiêu chuẩn hàng năm vòng thân cây ño ở ñộ cao 1 m (cm)
Hạng ñất Năm trồng
2 3 4 5 6 7 8 9
Hạng Ia và Ib 10 20 30 39 48 K.thác K.thác K.thác
Hạng IIa và IIb 8 17 26 35 42 48 K.thác K.thác
Hạng III 7 12 18 26 34 42 48 K.thác

×