Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Mĩ thuật 3 - Vẽ trang trí Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.12 KB, 3 trang )

Mĩ thuật
Bài 2: vẽ trang trí
Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm
I. Mục tiêu:
- Học sinh tìm hiểu cách trang trí đường diềm đơn giản.
- Vẽ tiếp được hoạ tiết và vẽ màu đường diềm.
- Học sinh thấy được vẻ đẹp của các đồ vật có trang trí đường diềm.
II. Chuẩn bị:
- Bài mẫu đường diềm
- Ba đồ vật có trang trí đường diềm.
- Bài vẽ học sinh năm trước.
III. Các hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài: Dùng các đồ vật đã chuẩn bị cho học sinh quan sát và giới
thiệu với các em để các em nhận ra đồ vật có trang trí đường diềm sẽ đẹp
hơn.
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét.
Cho học sinh xem 2 mẫu đường diềm (một cái đã hoàn chỉnh, một cái chưa
hoàn chỉnh) và đặt câu hỏi:
- Em có nhận xét gì về 2 đường diềm này ?
- Có những hoạ tiết nào ở đường diềm ?
- Các hoạ tiết được sắp xếp như thế nào ?
- Đường diềm chưa hoàn chỉnh còn thiếu hoạ tiết gì ?
- Những màu sắc nào được vẽ trên đường diềm ?
HS trả lời theo cảm nhận riêng, giáo viên bổ sung nếu thấy chưa chính xác.
Hoạt động 2: Cách vẽ hoạ tiết:
Yêu cầu quan sát hình vẽ ở vở tập vẽ 3. Chỉ ra cho học sinh thấy những hoạ
tiết đã có và vẽ tiếp
Phác trục để vẽ hoạ tiết cho đều và cân đối
- Khi vẽ cần phác nét nhẹ trước để có thể tẩy sửa (GV vẽ minh hoạ)
ở đường diềm có 2 nhóm hoạ tiết được vẽ cách đều nhau và xen kẽ, em vẽ
hoạ tiết theo đúng quy luật


- Chọn màu theo ý thích, có thể dùng 3- 4 màu. Các hoạ tiết giống nhau cố
gắng vẽ bằng nhau và cùng màu cùng độ đậm nhạt.
Nên vẽ màu nền và không nhem ra ngoài.
Hoạt động 3: Thực hành:
GV cho HS quan sát bài của anh chị khoá trước.
Bài thực hành là vẽ tiếp hoạ tiết vào đường diềm ở vở tập vẽ 3.
Nhắc nhở hs vẽ cân đối, đều
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá.
- Chọn một số bài yêu cầu học sinh nhận xét, giáo viên bổ sung
Nhắc nhở chuẩn bị bài sau.


×