Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Mĩ thuật 3 - Thường thức mĩ thuật Tìm hiểu về tượng ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.52 KB, 3 trang )

Mĩ Thuật
Bài 21: thường thức mĩ thuật
Tìm hiểu về tượng.
I. Mục tiêu:
- Học sinh bước đầu làm quen với nghệ thuật điêu khắc.
- Có thói quen quan sát nhận xét các pho tượng thường gặp.
- Thêm yêu thích giờ tập nặn.
II. Chuẩn bị
- Tượng Bác Hồ.
- ảnh chụp một số pho tượng.
- Ba bài tập nặn của học sinh
III. Các hoạt động dạy học
Giới thiệu bài: Tượng có nhiều trong đời sống xã hội (ở chùa, ở các công
trình kiến trúc, công viên bảo tàng và các gia đình.
Tượng làm đẹp thêm cho cuộc sống.
Tượng khác với tranh: Tranh vẽ trên vải, giấy,thưòng bằng bút chì, bút
màu tranh vẽ trên mặt phẳng, tượng được tạc, đúc, đắp bằng đất, đá,
thạch cao, xi măng, gỗ có thể nhìn thấy các mặt xung quanh. Tường
thường có một màu (trừ tượng thờ và tượng dân gian)
Hoạt động 1: Tìm, hiểu về tượng.
Yêu cầu HS quan ssát tượng Bác Hồ, một số ảnh chụp về tượng và tóm tắt:
- ảnh chụp tượng nên chỉ nhìn thấy một mặy như tranh.
- Em quan sát hình ở vở tập vẽ 3 , hãy quan kể tên các pho tượng.
- Pho tượng nào là tượng Bác Hồ, tượng anh hùng liệt sĩ.
- Tượng đó làm bằng chất liệu gì? đá, gỗ hay thạch cao.
* GV bổ sung ý kiến nếu cần và nhấn mạnh:
- Tượng rất phong phú kiểu dáng: có tượng tròn tư thế ngồi (phật trên toà
sen) có tượng đứng, chân dung
- Tượng cổ thường được dặt những nơi tôn nghiêm như đình chùa, miếu mạo
(Thí dụ: tượng Phật bà Quan Âm nghìn tay, nghìn mắt ở chùa bút tháp - Bắc
Ninh.


- Tượng mới thường ở các công viên, cơ quan, bảo tàng, công trường, trong
các triển lãm Mĩ thuật (Thí dụ tượng chân dung Bác Hồ, tượng đài các anh
hùnh, văn nhân )
- Tượng cổ thường không có tên tác giả, tượng mới có tên tác giả.
Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá
- Nhận xét tiết học của lớp, động viên khích lệ HS phát biểu xây dựng bài.
- Dặn dò : Về nhà sưu tầm một số kiễu mẫu chữ nét đều chuẩn bị cho bài
sau.
_______________________________________


×