Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

BÓN PHÂN CHO CÂY KHOAI MÌ (CÂY SẮN) ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.5 KB, 6 trang )


BÓN PHÂN CHO CÂY KHOAI MÌ (CÂY
SẮN) (27/03/2007)


Theo Bộ Nông nghiệp & Phát triển
nông thôn tính đến ngày 29/01/2007
cả nước có 41 nhà máy chế biến tinh bột
khoai mì, nhưng nguyên liệu chỉ đáp ứng
được 50% công suất chế biến, gây lãng phí
rất lớn. Vì vậy, khuyến khích mở rộng diện
tích trồng và nâng cao năng su
ất khoai mì là
việc làm cần thiết. I. ĐẶC ĐIỂM
CHUNG: Cây khoai mì có khả năng thích ứng
cao với những đi
ều kiện sinh thái khác nhau, có
thể trồng được từ vĩ độ 30
o
Bắc đến 30
o
Nam
và ở độ cao đến 2.500mét. Cây có th
ể phát triển
được ở vùng có lượng mưa thấp < 600mm đến
vùng có lượng mưa cao (>1500mm). Mặc dù
khoai mì chịu được hạn, nhưng năng suất giảm
khi gặp hạn. Nhiệt độ thích hợp từ 15-29oC.
Đất trồng khoai mì cho năng su
ất tối hảo khi có
pH = 4,0-7,5, lân hữu dụng > 5ppm, Ca và K


trao đổi lớn hơn 0,25 và 0,17 meq/100g đất
khô; Zn và Mn hữu dụng > 1ppm và 5 ppm;
Sulfate-S lớn hơn 8ppm. Về dinh dưỡng
khoáng: Khoai mì sẽ cho năng suất và hàm
lượng tinh bột cao khi được cung cấp đầy đủ
các dưỡng chất. Để đạt 1tấn củ/ha cây lấy đi từ
đất 4,1kg K; 2,3kg N và 0,5kg P. Trên vùng đ
ất
xám ở Đồng Nai và Tây Ninh bón phân NPK
với liều lượng 60-60-90 cho năng suất củ từ
19,5-23,4 tấn/ha, liều lượng 120-120-180 đạt
26,4-28 tấn/ha (Hòang Văn Tám, 1997). Trên
vùng đất phèn ở Tri Tôn (An Giang) bón phân
với liều lượng 100-60-80 năng suất đ
ạt 24,8 tấn
củ/ha (Lê Quang Trí, 2002). Đạm cần cho sự
tổng hợp protein, phát triển thân lá, tích lũy
chất khô.Thiếu đạm cây kém phát triển, lá màu
lục nhạt, hơi vàng ở ngọn. Muốn tăng năng su
ất
khoai mì phải bón đạm với liều lượng từ 50-
120kg N/ha. Lân là thành phần cấu tạo của tế
bào sống, tham gia vào quá trình tạo thành tinh
bột. Cây khoai mì có thể thu hút lân trong đ
ất ở
nồng độ rất thấp để tạo nên năng suất cao so
với nhiều cây trồng khác, đi
ều này có thể do sự
cộng sinh của nấm mycorrhyze với hệ rễ của
khoai mì. Ở đ

ất rất nghèo lân, bón phân lân làm
tăng năng suất, tăng hàm lượng tinh bột trong
củ. Thiếu lân có triệu chứng gần giống như
thiếu đạm. Liều lượng lân bón từ 40-150kg
P
2
O
5
/ha. Kali là nguyên tố đa lư
ợng quan trọng
nhất đối với cây khoai mì vì có tác dụng vận
chuyển các chất tổng hợp được từ thân lá về rễ
củ. Thiếu kali cây sẽ bé đi, lá gìa vàng và rìa lá
gần đầu lá có màu nâu. Lượng kali bón cho
khoai mì từ 60-500kg K
2
O/ha. Lưu huỳnh cần
thiết cho cây khoai mi để tạo ra các acid amin
chứa lưu huỳnh. Sự thiếu lưu huỳnh dễ xảy ra
khi bón nhiều kali. Canxi có vai trò quan trọng
đối với khoai mì, đặc biệt khi trồng trên đất
chua, phèn. Trong trường hợp này, canxi được
cung cấp với vai trò vừa là chất dinh dưỡng,
vừa trung hòa độ chua của đất, tạo ra pH đất
thích hợp hơn cho sự sinh trưởng của cây.
Manhê cần được cung cấp cho cây khi trồng
trên đất chua, phèn. II. KỸ THUẬT BÓN
PHÂN 1. Chuấn bị đất trồng: Chuẩn bị đất
trồng khoai mì nhằm mục đích làm tơi xốp lớp
đất mặt, gia tăng độ sâu đất, tạo điều kiện cho

bộ rễ phát triển tốt. Tùy theo điều kiện đất đai
từng vùng, phương pháp làm đất có khác nhau:
- Tại các vùng đất có tầng mặt dày, sa cấu nhẹ,
hoặc nhiều chất hữu cơ, có thể không cần
chuẩn bị đất, hoặc chỉ làm xốp đất ở nơi đặt
hom. - Tại các vùng đất có tầng mặt nhiều sét,
ho
ặc trũng cần cày lật, lên liếp và xẻ rãnh thoát
nước. - Trên các vùng đất đồi núi, đất có độ
dốc, để tránh sự xói mòn đất trong mùa mưa,
cần trồng khoai mì theo đường đồng mức kết
hợp với trồng các băng cây phân xanh che phủ
đất. - Trên đất phèn vùng Tri Tôn (An Giang),
có thể cày xới và lên liếp để làm dày thêm lớp
đất mặt, chú ý không đưa tầng phèn màu vàng
rơm ( chứa Jarosite) hoặc màu xám xanh (chứa
Pyrite) lên tầng mặt. Do đất chua, có hàm
lượng nhôm trao đổi cao nên cần rửa đất trước
khi trồng. 2. Phân bón a. Phân hữu cơ: Phân
hữu cơ cần thiết cho khoai mì vì vừa cung cấp
hầu hết các dưỡng chất cây cần, vừa có tác
dụng làm cho đất tơi xốp, vừa giữ độ ẩm cho
đất. Liều lượng phân hữu cơ thích hợp từ 10-
20
tấn/ha. Tại một số vùng, nông dân sử dụng
phân hữu cơ dưới dạng trồng xen cây họ đậu,
cây phân xanh với cây khoai mì. b. Phân vô
cơ: Trong ba đại dưỡng tố cần thiết cho khoai
mì thì kali là yếu tố cần thiết hàng đầu, sau đó
đến đạm và cuối cùng là lân. Tỷ lệ N:P:K

khuyến cáo sử dụng là 5:1:9. - Về dạng phân
bón: Đối với phân đạm có thể dùng cả 2 dạng
đạm amôn hoặc nitrate. Phân lân nên bón ở
dạng dễ tiêu nh
ư phân superlân, không nên bón
các dạng khó tiêu. Kali nên sử dụng phân
clorua kali sẽ cho hiệu qủa tốt hơn. - Về liều
lượng phân: Tùy theo độ phì nhiêu của đất,
phân đạm nên bón với liều lượng từ 60-
120kgN/ha, phân lân từ 40-60 kg P
2
O
5
/ha, phân
kali từ 60-120kg K
2
O/ha. c. Phương pháp
bón: - Bón lót toàn bộ phân hữu c
ơ và phân lân
trước khi trồng. - Bón thúc lần 1: sau khi trồng
khỏang 45 ngày, bón 50% lượng phân đạm và
kali, bón gần gốc kết hợp với làm cỏ, vun gốc
cây. - Bón thúc lần 2: sau khi trồng khỏang 3
tháng, bón hết số phân đạm và kali còn lại kết
hợp với vun cao để đất tơi xốp, củ phát triển
thuận lợi, cây mọc vững chắc, chống đổ ngã.
Để nâng cao hiệu qủa của phân, nên bón cách
gốc cây khỏang 30-40cm, sâu 10-15cm là nơi
bộ rễ ăn tập trung. Kỹ thuật bón phân Đầu
Trâu cho khoai mì Để cho nông dân dễ lựa

chọn loại phân bón cho khoai mì có hiệu quả
đầu tư cao, Công ty Phân bón Bình Điền xin
giới thiệu cách bón phân cho khoai mì như
sau: + Bón lót (khi làm đất lần cuối hay bón
vào hốc trước khi trồng): 15-20 tấn phân hữu
cơ đã qua ủ + 500-1000 kg vôi bột + Bón thúc
1 khi cây mọc đều (khoảng 15-20 ngày sau
trồng): 200-250 kg NPK 20-20-15 ĐầuTrâu
hoặc 250-300kg NPK 16-16-8-13S Đầu Trâu.
+ Bón thúc 2 (khi củ bắt đầu phát triển): 300-
350kg NPK 15-10-15 Đầu Trâu hoặc NPK 16-
8-16-13S Đầu Trâu. + Bón thúc 3 (khi củ
đang lớn nhanh): 200-300kg NPK 15-10-15
Đầu Trâu hoặc NPK 16-8-16-13S Đầu Trâu


Ts. Đỗ Thị Thanh Ren - Trường ĐH C
ần
Thơ



×