Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phát minh ra giấy potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.85 KB, 5 trang )

Phát minh ra giấy
Bài chi tiết: Thái Luân


Các công đoạn sản xuất giấy của
người Trung Quốc cổ
Như vậy giấy làm từ tơ lụa đã
được biết đến trước khi Thái
Luân phát minh ra giấy
trong thế kỷ thứ 1, khoảng năm
105, chủ yếu làm từ sợi bên
trong của vỏ cây dâu (dâu
tằm).
[1]
Trước đó cũng đã có
giấy làm từ cây gai
dầu (Cannabis), còn được gọi là
cây cần sa, như năm mẩu giấy
được tìm thấy trong những năm
từ 1973 đến1978 đã chứng
minh. Các ghi định thời gian
được so sánh lại cho thấy các
mẩu giấy này phải có nguồn gốc
từ khoảng năm 140 đến 87 trước
Công nguyên.
Một loại nguyên liệu giấy khác
là cây thụy hương (Daphne).
Cây gai dầu và thụy hương có
sợi dài hơn những loại gỗ được
sử dụng ngày nay và qua đó mà
có độ bền cao. Hai tính chất này


cho phép giấy được sử dụng vào
những mục đích khác ngoài mục
đích để viết. Các đồ vật để trang
trí và quần áo cũng được sản
xuất theo truyền thống từ giấy
ở Đông Á.
Nguyên liệu làm giấy được cắt
vụn ra và giã nhỏ trong nước
thành bột lỏng. Các sợi được
phân tán mỏng trong nước. Đầu
tiên giấy được múc ra bằng một
cái rây nổi trên mặt nước. Lưới
ở dưới đáy rây được gắn chặt
vào khung. Mỗi tờ giấy được
múc ra phải được làm khô trong
rây và chỉ được đem ra sau khi
khô. Vì thế mà cần đến rất nhiều
rây. Kỹ thuật này lan truyền đến
người Tháivào khoảng năm 300.
Vào khoảng năm 600 kỹ thuật
múc giấy cải tiến dùng loại rây
múc lan truyền đến Triều
Tiên và sau đó đến Nhật. Ở loại
rây múc này khung rây có thể
gỡ ra khỏi rây. Tờ giấy vừa
được múc có thể được lấy ra khi
còn ẩm và đem đi phơi khô. Kỹ
thuật này còn được sử dụng cho
đến ngày nay ở các loại giấy
múc bằng tay và nói chung

nguyên tắc sản xuất giấy (cắt
vụn, giã nhỏ trong nước, múc và
hong khô) vẫn không thay đổi
cho đến ngày nay.


Hoa và lá cây
bụp mì


Giấy Nhật
Washi
Ở Nhật người ta cải tiến kỹ
thuật này và pha vào bột của sợi
giấy nhựa từ rễ của cây bụp
mì (Abelmoschus manihot). Các
sợi được phân tán đều hơn và
không còn bị vón cục nữa. Loại
giấy này được gọi là giấy
Nhật (Washi-
和紙
).
Ở châu Âu sau này giấy được ép
từng chồng, giữa hai tờ giấy có
lót một tấm vải hay nỉ (phớt).
Qua đó mà quá trình làm khô
giấy được tăng nhanh hơn và
giấy được nén chặt lại.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×