Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

8 từ nhà lãnh đạo cần nhớ ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.38 KB, 5 trang )

8 từ nhà lãnh
đạo cần nhớ
Có những người vừa thông minh, vừa có tài nhưng họ lại thiếu đi khả
năng lãnh đạo, điều đó khiến thành tích của họ bị hạn chế rất nhiều. Vậy
những điều gì có thể giúp họ rèn luyện khả năng lãnh đạo cho chính
mình?

Điều thứ nhất: Học
Học như cung tên, tài như mũi tên, kiến thức cần phải lĩnh hội đầy đủ,
làm thế mũi tên mới bắn trúng được đích. Người có khả năng lãnh đạo
thực sự sẽ phát huy được điều đó trong công việc.
Nếu bạn là nhà lãnh đạo luôn phải đối mặt với sự lựa chọn phải thay đổi
hoặc tạo ra sự thay đổi, mà bạn không học tập nâng cao kiến thức cho
bản thân, thì bạn sẽ rất khó xây dựng nên một bộ máy tổ chức theo mô
hình học tập, điều đó sẽ làm cho tổ chức của bạn rất khó tiến bộ đi lên.
Do vậy lãnh đạo một tổ chức không những phải học hỏi để trang bị
thêm kiến thức cho mình mà còn phải tổ chức những buổi học cho chính
nhân viên của mình.
Điều thứ hai: Lạc quan
Trong vất vả sẽ có niềm vui, niềm vui sẽ đến từ sự vất vả đó. Một tổ
chức phát triển toàn diện thì bằng chứng dễ thấy nhất đó là nhân viên
của họ cảm thấy vui vẻ và hào hứng trong công việc. Nếu như những
nhà lãnh đạo thấy những nhân viên dưới quyền của mình có những biểu
hiện tiêu cực, như vậy tốt nhất họ nên kiểm tra lại chính bản thân mình.
Một cái gì đó nóng chắc chắn sẽ truyền nhiệt, nếu như đứng trước một
người có suy nghĩ lạc quan và tích cực, người khác chắc chắn sẽ khó mà
giữ được thái độ lạnh lùng xa cách. Nếu như một nhà lãnh đạo có thể
truyền lòng tự tin, hy vọng, sự lạc quan của mình đến cả một tập thể lớn
thì tầm ảnh hưởng của họ sẽ không ngừng được nâng lên.

Điều thứ ba: Dũng cảm


Gạt đi cái cũ, làm theo cái mới, không có cái này bị sụp thì làm gì có cái
khác được dựng lên. Các nhà lãnh đạo kiệt xuất đều là những người
từng trải qua thất bại. Thay đổi tình trạng hiện tại nhất định sẽ khiến cho
một số người không vừa ý, cho nên một trong những công việc của
người lãnh đạo là làm cho người khác tức tối. Nếu một nhà lãnh đạo
suốt ngày phải quan tâm đến việc đối xử tốt với tất cả mọi người, không
được mắc lỗi với người khác, thì nhà lãnh đạo đó chỉ khiến cho bản thân
mình ngày càng trở nên tầm thường trong con mắt mọi người mà thôi.
Nắm cờ mà không nắm chắc, sẽ không có cách nào để thưởng phạt một
cách phân minh. Người lãnh đạo phải dũng cảm, dám phá bỏ những cái
cũ và những quy phạm vốn có nhưng đã không còn hiệu quả.

Điều thứ tư: Tỉ mỉ
Mắt phải nhìn trên diện rộng, tay phải làm những việc nhỏ nhất. Nhà
lãnh đạo đương nhiên phải có con mắt nhìn của một nhà chiến lược, có
phong thái riêng biệt và có đầu óc mưu lược, nhưng những việc nhỏ
cũng không thể bỏ sót, đặc biệt là những việc nhỏ mang tính xu thế. Bởi
vì mọi quyết sách về nhân lực đều phải hướng tới tất cả các nhân viên,
do vậy sau khi đưa ra một quyết sách quan trọng, nhất định phải thực
hiện từ những chi tiết nhỏ nhặt nhất. Chỉ có cẩn thận chu đáo làm tốt
mọi việc, chuẩn bị tỉ mỉ mọi công việc mới có thể thực hiện được toàn
bộ mục tiêu chiến lược đề ra.

Điều thứ năm: Tin tưởng
Danh mà chính, không lệnh mà vẫn làm theo, danh không chính, ra lệnh
cũng không theo lệnh. Giữ vững lòng tin là một trong những tài sản quý
báu làm nên thành công của các nhà lãnh đạo. Nhà lãnh đạo nhất định
phải coi trọng việc nuôi dưỡng lòng tin của nhân viên vào bản thân
mình. Ví dụ như, lãnh đạo đã nói sẽ tăng lương cho nhân viên thì nhất
định phải biến lời nói thành hành động. Mất đi niềm tin vào nhân viên

sẽ là sự tổn hại lớn nhất đến họ. Nói được làm được, đó là việc bản thân
mình phải có tránh nhiệm với chính hành vi của mình, cũng chính là có
trách nhiệm với nhân viên của mình.

Điều thứ sáu: Giản đơn
Người có tri thức thường thay vẻ hào nhoáng bằng sự giản đơn, kẻ ngu
đần thay sự giản đơn bằng sự hào nhoáng. Lãnh đạo có hiệu quả có thể
biến sự việc phức tạp trở nên một việc đơn giản, dễ hiểu, và dễ giải
quyết. Một nhà lãnh đạo thông minh và sáng suốt sẽ rất biết cách đơn
giản hoá cả một quá trình phức tạp, tạo nên sự thay đổi về chất cho
những sự việc đã được đơn giản hoá.

Điều thứ bảy: Thận trọng
Thận trọng và tỉ mỉ là một loại trách nhiệm, là đang an toàn nhưng phải
nghĩ đến sự nguy hiểm, phòng trước lo xa; thận trọng và tỉ mỉ cũng là
một phẩm cách của con người, thận trọng khi nắm quyền, thận trọng khi
đơn độc, tự cảnh giác và tự cổ vũ mình. Môt nhà lãnh đạo mà tâm hồn
và con người luôn trong trạng thái cân bằng sẽ biết cách lúc nào nên
xông pha trận mạc, lúc nào nên án binh bất động, cũng như nắm rõ lúc
nào nên điều chỉnh lại tất cả mọi thứ ngay từ đầu.


Điều thứ tám: Hành động
Quân tử một lời nói bốn ngựa khó theo. Các nhân viên bình thường
không thích nghe những gì lãnh đạo nói mà chỉ thích nhìn những gì lãnh
đạo làm. Nếu như những người khác trong cùng một tổ chức không
nhìn thấy lãnh đạo của mình toàn tâm công tác thì bản thân họ cũng
không nỗ lực hết sức mình để làm việc. Một nhà lãnh đạo biết nhìn xa
trông rộng không để cho việc những lời nói của mình là những câu nói
rỗng tuyếch, chỉ cần biết cái gì là quan trọng, sẽ quyết tâm theo đuổi

điều đó bằng được, không chùn bước khi bị ngăn cản, làm việc quyết
đoán. Hành động là một phương pháp tốt loại bỏ sự trì trệ, hành động
chưa chắc đã đem lại hạnh phúc, nhưng không hành động chắc chắn sẽ
không có được hạnh phúc.
Ngọc An
Theo chrp.cn

×