Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Những hồ độc đáo trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.08 KB, 3 trang )

Những hồ độc đáo trên thế giới
+ Hồ sâu nhất: Hồ Baikal (LB Nga) có chiều sâu trung bình là 730m, nhưng nơi sâu nhất đến
1.620m, đạt kỷ lục về độ sâu của các hồ trên thế giới.
Hồ Baikal - Ảnh: www.baikaladventures.com
Diện tích hồ Baikal là 31.500km
2
, đứng thứ 8 thế giới; nhưng vì độ sâu lớn, nên lượng chứa nước
của hồ này đạt đến 23.000km
3
, tương đương với tổng lượng nước của 5 hồ lớn ở Bắc Mỹ, chiếm
khoảng 1/5 tổng lượng nước các hồ trên thế giới.
Hồ Baikal xứng đáng là kho nước ngọt lớn nhất thế giới. Có 336 con sông lớn nhỏ chảy vào hồ
Baikal.
+ Hồ tròn nhất: Hồ Bosenri ở phía tây châu Phi, trong lãnh thổ nước Cộng hòa Ghana, tròn vành
vạnh giống như vẽ bằng compa và có đường kính hơn 3km.
Thường thường, các loại hồ miệng núi lửa, cũng có một số hình tròn bởi vì chúng do núi lửa phun
ra mà thành. Nhưng quanh hồ Bosenri không hề có dấu vết núi lửa.
Người ta cho rằng từ thời nguyên thủy, khi trái đất chưa có sự bảo vệ của tầng khí quyển, có một
sao băng rơi xuống trái đất tạo nên một hố thiên thạch không nhỏ hơn 3km, tốc độ rơi của thiên
thạch rất lớn, trên 20km/giây, và chính điều đó đã tạo ra hồ Bosenri.
+ Hồ rộng nhất: Hồ rộng nhất trên thế giới là “biển” Caspian, nằm giữa hai đại lục Âu-Á, phía Tây
Nam và Nam của nó là dãy Caucasus và Elbrutz với những ngọn núi phủ tuyết vây quanh, ba phía
còn lại là đồng bằng rộng lớn. Cái tên Caucasus là chỉ một bộ lạc cư trú ở miền đông Caucasus -
người Caspi.
Người ta gọi Caspian là "biển", không những vì nó có một số đặc trưng của biển, như diện tích
rộng, nước sâu, thường có sóng to gió lớn, động thực vật tương tự như biển hơn nữa cũng do
trước kia nó thực sự là một phần của biển.
Biển Caspian có hình chữ S, kéo dài 1.200km, chiều rộng trung bình 320km, tổng chiều dài của bờ
biển là 7.000km, diện tích rộng đến 370.100 km
2
, bằng khoảng 51% tổng diện tích 5 hồ lớn ở Bắc


Mỹ.
Sự thay đổi thất thường của mực nước biển Caspian thật hiếm thấy. Từ khi có sử sách ghi chép,
biên độ lên xuống của mức nước có đến 16 lần. Nguyên nhân là do sự thay đổi của khí hậu, sự biến
động của vỏ Trái đất và sự phá hoại của con người.
Do lượng nước bị thất thoát nên mỗi năm biển Caspian giảm khoảng 23,1km
3
, mặt nước hạ xuống
6-7cm. Các nhà nghiên cứu dự đoán, nếu không có biện pháp hạn chế, không bao lâu nữa, mực
nước của “biển” Caspian sẽ thấp hơn hiện nay 2m, diện tích bị hẹp lại hàng vạn km
2
.
+ Hồ trên cao nhất: Trên dãy núi Andes ở Nam Mỹ có một cái hồ lớn nổi tiếng thế giới, gọi là hồ
Jiticaca, nằm ở biên giới hai nước Peru và Bolivia.
Mặt hồ cao hơn mặt nước biển đến 3.812m, là hồ ở độ cao nhất thế giới; độ sâu trung bình của hồ
này là 100m; tổng dung tích nước trong hồ khoảng 830km
3
, lớn gấp 10 lần hồ Thanh Hải to nhất ở
Trung Quốc.
Nhiều hồ trên núi cao đều là hồ nước mặn, nhưng hồ Jiticaca là hồ nước ngọt. Hồ Jiticaca có nhiệt
độ rất thấp, bởi vì nước hồ ở đây luôn luôn được tuyết tan ở trên núi cao xung quanh bổ sung.
Vùng hồ Jiticaca là một trong những cái nôi của nền văn hóa Inca nổi tiếng của người Indian cổ đại,
đã lưu lại nhiều truyền thuyết thần thoại.
+ Hồ thấp nhất: Hồ ở độ thấp nhất thế giới là “biển Chết”, nằm thấp hơn mực nước biển 418m
(năm 2005). Đây cũng là một trong những hồ có nồng độ muối cao nhất thế giới, được xếp vào loại
"siêu mặn".
+ Hồ có tên dài nhất: Ở chỗ giáp giới của bang Connecticut và phía Nam huyện Woots của bang
Massachusetts nước Mỹ có một cái hồ nhỏ chỉ dài 4,8km, nhưng tên hồ lại dài một cách kỳ lạ, tên
của nó gồm 43 chữ cái là: Chargoggagoggman-haugagoggchaubunagungamaugg.
Tên hồ này là do người Indian định cư sớm nhất ở vùng này đặt, theo ngôn ngữ Indian có nghĩa là:
"Anh bắt cá ở bên chỗ anh, tôi đánh bắt cá ở bên chỗ tôi, không ai được đánh bắt cá ở giữa".

Để cho tiện, có khi người ta chỉ lấy nửa phần sau của cái tên dài ấy, tức là hồ
Chaubunagungamaugg. Các hồ lại ở gần thành phố Webster, cho nên trên bản đồ thường ghi là hồ
Webster.
Theo TTXVN

×