Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Ôn tâp thi tốt nghiệp lớp 12 môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (637.63 KB, 71 trang )

ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP LỚP 12
MÔN NGỮ VĂN
I. PHẠM VI KIẾN THỨC
Nội dung kiến thức thi TN THPT 2010 gồm toàn bộ chương trình SGK lớp 12 hiện
hành.
Văn học Việt Nam
- Khái quát VHVN từ sau 1945 (cần lưu ý đặc điểm và những thành tựu chủ yếu).
- Bài khái quát về tác gia (quá trình sáng tác và những nét chính về phong cách)
- Với những tác phẩm cụ thể - cần nhớ chính xác: + Tên tác giả, tác phẩm; + Hoàn cảnh ra
đời; + Tóm tắt chính xác, đầy đủ nội dung (nếu là truyện); + Học thuộc lòng những bài thơ
ngắn, những đoạn thơ tiêu biểu của những bài thơ dài;+ Nhất thiết phải nắm vững giá trị nội
dung và nghệ thuật của từng tác phẩm;+ Biết tập hợp tác phẩm thành từng nhóm để thấy nét
chung và điểm riêng…
Văn học nước ngoài
Mỗi bài học, cần nắm vững : Sơ lược về tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm chính của mỗi tác giả
và giá trị bao trùm tác phẩm / hoặc đoạn trích
Đối với phân môn Làm văn
- Về nghị luận xã hội: Ôn tập 2 dạng bài cơ bản: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí; nghị
luận về một hiện tượng đời sống;
- Về nghị luận văn học: Nghị luận vầ tác phẩm/ đoạn trích thơ; tác phẩm hoặc vấn đề văn
xuôi.
II- KĨ NĂNG LÀM KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
Để làm tốt bài văn nghị luận văn học, cần lưu ý những điểm sau đây.
Thứ nhất, cần nắm vững đặc trưng của văn nghị luận. Văn nghị luận là kiểu bài phát biểu ý
kiến, bày tỏ nhận thức, đánh giá và thái độ của người viết về một vấn đề nào đó bằng những
luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng cụ thể.
Thứ hai cần hiểu rõ tầm quan trọng và luyện tập thành thục những kĩ năng cơ bản nhất như:
- Kĩ năng đọc và phân tích đề
- Kĩ năng tìm và lập ý
- Kĩ năng diễn đạt, triển khai ý
- Kĩ năng trình bày


Thứ ba, một bài nghị luận hay trước hết phải đúng. Muốn đúng thì kiến thức cơ bản phải
vững và hệ thống. Nếu nghị luận về một tác phẩm cụ thể, phải tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh
ra đời, bố cục, ngôn ngữ, nhân vật, giọng điệu, chủ đề,…Nếu nghị luận về một ý kiến bàn về
văn học, cần nắm vững những khía cạnh về lí luận văn học như: nhà văn, quá trình sáng tác,
phong cách, tiếp nhận, các giá trị và chức năng của văn học, nhân vật, tình huống…
III- CẤU TRÚC ĐỀ THI
Đề thi chia thành những câu hỏi nhỏ, bao gồm cả nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
Tham khảo đề thi năm 2009 sau đây:
1
IV. CÂU HỎI VÀ GỢI Ý LÀM BÀI
Sau đây là một số câu hỏi và gợi ý cách làm theo chương trình và yêu cầu ôn tập nêu trên. Lưu ý
đây chỉ là một phương án triển khai để tham khảo.
C â u 1
“ Tuyên ngôn độc lập ” không chỉ là văn kiện lịch sử vô giá mà còn là áng văn chính luận mẫu
mực. Hãy chứng minh.
Gợi ý trả lời
Tháng 8-1945 nhân cơ hội Nhật đầu hàng Đồng Minh nhân dân Việt nam đã tiến hành tổng khởi
nghĩa cướp chính quyền giải phóng đất nước. Nhưng nền độc lập vừa giành được đã bị đe doạ vì
một tình hình chính trị hết sức phức tạp. Trên thế giới nội bộ phe đồng minh có mâu thuẫn có thể
khiến “Anh, Mỹ nhân nhượng với Pháp, để Pháp trở lại Đông dương”( Nhận định của hội nghị toàn
quốc của đảng cộng sản) ở Việt nam, Pháp, Mỹ cũng đang lăm le hòng cướp nước ta một lần nữa.
Trước tình hình khẩn cấp ấy ngày 25 /8/1945 Hồ Chí Minh đã viết bản tuyên ngôn độc lập và công
bố tại quảng trương Ba đình, bản tuyên ngôn độc lập không chỉ có giá trị lịch sử to lớn, vô giá mà
còn là áng văn chính luận kiệt xuất.
Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn. Trước hết áng “thiên cổ hùng văn”
này đã kịp thời ngăn chặn cảnh cáo dã tâm xâm lược của Pháp, Mỹ. Người đã lụa chọn những câu
nói bất hủ đã trở thành những chân lý được cả loài người thừa nhận để mở đầu bản tuyên ngôn:
“ Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm
phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống ,quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
“ người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi , và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền

lợi ”. Mỗi trích dẫn đều gắn liền với một cuộc cách mạng vĩ đại, có ý nghĩa to lớn với Pháp, Mỹ và
cả hành trình đấu tranh vì quyền sống, quyến tự do cho con người. Ẩn trong từng lời trích dẫn có sự
răn đe, cảnh cáo dã tâm xâm lược của Pháp, Mỹ. Nếu cướp nước ta, họ sẽ chà đạp lên những gì
chính họ từng tuyên bố, từng tự hào và tôn thờ. Những lời lẽ đẹp đẽ, cao thượng kia đã trở thành
đòn giáng kiểu “gậy ông đập lưng ông” khi tác giả phơi bày những hành động “trái hẳn với nhân
đạo và chính nghĩa” của chúng ở Việt Nam.
Hồ Chí Minh đã dành một phần lớn bản tuyên ngôn độc lập để phơi bày tầon bộ mặt thật của Pháp
trước dư luận quốc tế vì Pháp là kẻ thù nguy hiểm nhất đang đe doạ nền độc lập mà chúng ta vừa
giành được. Bằng sự tương phản giữa lời lẽ và hành động, Pháp đã không chỉ có tội với nhân dân
Việt Nam mà còn có tội với Đồng Minh và nhân dân thế giới khi chúng đưa ra những luận điệu giả
dối, bịp bợm như “khai hoá văn minh, bảo hộ thuộc địa”. Thực chất, chúng “xây nhà tù nhiều hơn
trường học”, “giữ độc quyền in giấy báo”, “đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý”… Thậm chí còn hai lần
bán nước ta cho Nhật. Đoạn văn giáng một bản cáo trạng đanh thép vạch trần bộ mặt thật của thực
dân Pháp. Chúng đã gây bao nhiêu tội ác nên không thể có một vai trò chính trị nào trên mảnh đất
này.
Không chỉ đập tan âm mưu cướp nước của kẻ thù, bản “Tuyên ngôn độc lập” còn tuyên bố với toàn
thể nhân dân thế giới sự ra đời của một nước Việt Nam độc lập, tự do.
“Một dân tộc đã có gan góc chống ách đô hộ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc
đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc ấy phải được tự do. Dân tộc ấy phải
được độc lập”. Lời tuyên bố ngắn gọn, hàm súc đã thể hiện toàn bộ tinh thần của bản Tuyên ngôn
độc lập. “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc
lập”. Hồ Chí Minh khẳng định quyền độc lập của nước Việt Nam là sự thật hiển nhiên không ai có
thể phủ nhận được. Vì dân tộc ấy cũng như các dân tộc khác trên thế giới, có quyền được “tự do,
bình đẳng về quyền lợi”. Hơn thế nữa, họ đã anh dũng hoàn thành hai cuộc cách mạng dân chủ
“Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”
2
Cuối cùng bản Tuyên ngôn độc lập là lời khẳng định ý chí sắt đá của toàn thể dân tộc Việt Nam
quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập vừa giành được. “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất
cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững nền tự do, độc lập ấy”. Có thể coi đây là
lời kêu gọi, cổ vũ tinh thần chiến đấu, lời thề giữ nước của nhân dân Việt Nam. Lời tuyên bố bộc lộ

tầm vóc tư tưởng của Hồ Chí Minh và truyền thống cao đẹp của dân tộc ta. Đó là khát vọng tự do
mãnh liệt đến mức “dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập”. Tư
tưởng ấy bắt nguồn từ truyền thống cao đẹp của một dân tộc chưa bao giờ chịu cúi đầu khuất phục
trong kiếp sống nô lệ.
Tuy nhiên bản Tuyên ngôn độc lập không chỉ mang giá trị lịch sử bất hủ, vô giá mà còn thể hiện
lập luận xuất sắc của một cây bút chính luận tài năng. Trước hết, văn phong chính luận của Hồ Chí
Minh được bộc lộ ở bố cục chặt chẽ, hoàn hảo.
Tác phẩm được chia rõ ràng thành ba phần riêng biệt. Phần một tạo dựng cơ sở pháp lý cho bản
tuyên ngôn. Từ mối quan hệ với những chân lý đã nêu ở phần đầu, Hồ Chí Minh phân tích tình hình
thực tế ở Việt Nam và tố cáo tội ác của thực dân Pháp trong phần hai. Trên cơ sở lý luận và thực té
đó, ở phần cuối, Người mới tuyên bố việc thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và quyết tâm
sắt đá bảo vệ độc lập của dân tộc Việt Nam.
Hơn nữa, mỗi phần lại có những lời chuyển tiếp liền mạch, chặt chẽ, tổng hợp, liên kết cả bản
tuyên ngôn lại thành một áng “thiên cổ hùng văn” thống nhất. Từ “thế mà” nối phần một và phần
hai đã dãn dắt, đưa người đọc tới sự tương phản gay gắt giữa lập luận và thực tiễn. Để rồi ở cuối tác
phẩm, bằng bốn từ “vì những lẽ trên” những lời tuyên bố được khẳng định như những điều tất yếu.
Không chỉ thể hiện rõ nét qua kết cấu chặt chẽ, hoàn hảo, phong cách chính luận của Nguyễn Ái
Quốc-Hồ Chí Minh còn được bộc lộ qua hệ thống dẫn chứng xác đáng, toàn diện và những lý lẽ, lập
luận sắc sảo, đanh thép.
Nhà văn đã bằng những câu trích dẫn chọn lọc bằng những lý lẽ không thể bắt bẻ được bằng
những sự thật lịch sử không thể làm ngơ và không thể chối cãi được đã làm nổi bật những âm mưu
xảo quyệt, hiểm ác của bọn thực dân. Từ đó, Người thay mặt toàn thể nhân dân Việt Nam “thoát ly
khỏi mối quan hệ với thực dân Pháp”, xoá bỏ đặc quyền của Pháp ở Việt Nam. Hành động của Pháp
là “trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa” thông qua những tội ác về chính trị, kinh tế với người Việt
Nam. Không chỉ có vậy, Pháp còn “bán nước ta hai lần cho Nhật”, để dân ta phải chịu cảnh “một cổ
hai tròng”. Những dẫn chứng xác thực, toàn diện và đầy tính thuyết phục đã trở thành phương tiện
đắc lực vạch mặt thực dân Pháp, khiến chúng hiện nguyên hình là những kẻ xâm lược tàn ác, nham
hiểm.
Song song với hệ thống dẫn chứng, những lý lẽ lập luận rất sắc sảo, đanh thép đã góp phần không
nhỏ tạo sức thuyết phục cho bản tuyên ngôn. Ngay ở phần đầu bản tuyên ngôn, rõ ràng là hai bản

trích dẫn của Pháp và Mỹ chỉ nêu lên vấn đề quyền con người với tư cách cá nhân. Vậy mà chỉ bằng
một cụm từ chuyển tiếp “suy rộng ra”, Hồ Chí Minh đã khéo léo nâng lên thành quyền tự quyết của
các dân tộc. Theo cách đánh giá của một số nhà nghiên cứu nước ngoài, Hồ Chí Minh khi nêu vấn
đề quyền tự quyết của các dân tộc đã góp phần thiết lập một trật tự pháp lý mới dựa trên sự tôn
trọng quyền tự quyết và chủ quyết của các dân tộc. Không chỉ nêu lên, Người còn khẳng định và
bảo vệ chân lý ấy bằng những hàng rào bất khả xâm phạm. Người mở đầu bằng lẽ phải trong bản
tuyên ngôn của nước Mỹ, kết thúc bằng chân lý trong bản tuyên ngôn nước Pháp; và giữa hai chân
lý ấy là ý kiến mới của Hồ Chí Minh. Lời khẳng định trong câu văn cuối cùng một lần nữa nhấn
mạnh sự vững chắc không gì lay chuyển được của ba chân lý ấy. “Đó là những lý lẽ không ai có thể
chối cãi được”. Chính hệ thống lập luận sắc sảo, chặt chẽ đã giúp nhà văn tạo dựng cơ sở pháp lý,
thực tiễn vững chắc để khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Nhưng nói về phong cách văn chính luận của Hồ Chí Minh, sẽ là một thiếu sót nếu bỏ quên ngôn
ngữ và giọng điệu truyền cảm của Người. Ngôn ngữ của Tuyên ngôn độc lập là ngôn ngữ kết hợp
hài hoà giữa tình cảm và lý trí, giữa chính luận và nghệ thuật. Ta bắt gặp ở đây những câu văn viết
3
bằng lý trí sắc sảo, nhưng cũng thấy được tấm lòng của Hồ Chí Minh với vấn đè hệ trọng của Tổ
quốc, vận mệnh của đồng bào. Khi thì Người đau xót, căm thù nói về tội ác của Pháp “Từ đó, dân ta
càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kỳ,
hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói. Khi thì Người tự hào rắn rỏi kiên quyết nói về sức vùng dậy
của đồng bào ta, ý chí, niềm vui và độc lập dân tộc. “Chúng tôi, lâm thời chính phủ của nước Việt
Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát li hẳn quan hệ với thực dân Pháp, xoá bỏ
hết những hiệp ước mà Pháp đã ký với nước Việt Nam, xoá bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên
đất nước Việt Nam”. Khi thì lại lịch sự, mềm mỏng “Chúng tôi tin rằng” nhưng ràng buộc, kiên
quyết, đòi hỏi: “đã công nhận”, “quyết không thể không công nhận” để tranh thủ sự đồng tình, ủng
hộ của nhân dân thế giới.
Có thể nói, trong cả bản Tuyên ngôn độc lập, ta bắt gặp sự đa dạng, biến đổi linh hoạt theo từng
đối tượng của giọng điệu. Điều này bắt nguồn từ nhiệt huyết yêu nước của người chiến sĩ cộng sản
vĩ đại Hồ Chí Minh. người đã dồn vào bản tuyên ngôn tất cả sức mạnh của lòng yêu nước, căm thù
giặc, niềm tự hào dân tộc… Đó là lý do vì sao Người đã từng tâm sự rằng “những ngày viết Tuyên
ngôn độc lập là những giây phút hạnh phúc nhất của đời tôi”.

Đạt được nhiều thành tựu trong nội dung và nghệ thuật, Tuyên ngôn độc lập hoàn toàn xứng đáng
với sứ mệnh lịch sử được giao phó và kết tinh những nét đặc sắc trong phong cách văn chính luận
của Hồ Chí Minh. Tuyên ngôn độc lập ra đời không chỉ là sự đáp ứng tiếng gọi của lịch sử với yêu
cầu đặt nền móng pháp lý vững chắc đầu tiên xây dựng nước Việt Nam độc lập muôn đời. Hơn thế
nữa, đó còn là mệnh lệnh, là sự thôi thúc bên trong tâm hồn của một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng
Hồ Chí Minh.
Câu 2:
Trình bày quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh?
Gợi ý trả lời
Hồ Chí Minh không hề có ý định tạo dựng cho mình một sự nghiệp văn chương. Người chỉ nhận
mình là bạn của văn nghệ, người yêu văn nghệ. Ý thức được sức mạnh của văn chương , Người đã
dùng văn chương như một thứ vũ khí để chiến đấu. Vì vậy Hồ Chí Minh luôn đề cao tính chiến đấu
của tác phẩm và tư cách chiến sĩ của người cầm bút:
“ Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong ”
( Cảm tưởng đọc Thiên Gia thi )
Khi viết Hồ Chí Minh luôn đặt cho mình những câu hỏi : “ Viết cho ai ? ”, “ Viết để làm gì ? ”,sau
đó mới quan tâm đến việc “ Viết cái gì ? ” , “ Cách viết như thế nào ? ”. Những câu hỏi này cho ta
biết rằng Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng mục đích Cách mạng và đối tượng tiếp nhận mà tác phẩm
hướng tới.
Cũng do mục đích Cách mạng mà Hồ Chí Minh luôn đề cao tính chân thực và gia tri văn chương.
Người yêu cầu văn nghệ sĩ phải “ miêu tả cho hay , cho chân thật , cho hùng hồn ” những đề tài
phong phú của hiện thực Cách mạng , chú ý nêu gương “ người tốt , việc tốt ” , uốn nắn và phê
phán cái xấu. Và với một thiên tài văn học bẩm sinh , một tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm , sâu sắc
,Người đã sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị to lớn cả về mặt nội dung và nghệ thuật.
C â u 3
Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Tuân
Gợi ý trả lời
1) Cuộc đời Nguyễn Tuân sinh năm 1910 quê ở Từ Liêm - Hà Nội . Ông sinh ra trong một gia
đình có truyền thống Nho học. Cha Nguyễn Tuân là cụ Tú Hải Văn tài hoa nhưng bất đắc trí và lỡ

thời đã ảnh hưởng đến Nguyễn Tuân.
4
Bn thõn Nguyn Tuõn l mụt ngi ti hoa. Cỏ tớnh mnh m, ụng ch trng khng nh bn
sc cỏ nhõn mt cỏch cao . Nguyn Tuõn am hiu nhiu lnh vc ngh thut ( hi ha, in nh,
iờu khc)
Nguyn Tuõn yờu t nc theo mt cỏch riờng, ụng trõn trng giỏ tr vn hoỏ, truyn thng ca
dõn tc v yờu ting m . i vi ngh vn , ụng c bit quý trng .
2) S nghip
Trc cỏch mng : Sỏng tỏc ca Nguyn Tuõn xoay quanh 3 mng ti ln :
+ Ch ngha xờ dch : l tro lu t phng tõy, ch trng i lang thang chy trn cuc i phn
ỏnh tõm trng chỏn chng tht vng .
+ i sng tru lc : Tỡm nhng thỳ vui tm thng tha hoỏ con ngi cng bc l tõm trng b
tc.
+ Vang búng mt thi : Vit v v p ca quỏ kh : Thỳ vui thanh nhó nhng ngi ti hoa . ễng
ca ngi v p quỏ kh ph nh thc ti tm thng . Tp truyn mang li thnh cụng ln nht
trờn chng ng sỏng tỏc ny .
Sau cỏch mng:
+ Cỏch mng ó hi sinh cho Nguyn Tuõn. ễng ho hng nhp vo cuc sng mi .
+ Tỏc phm c m rng vi nhng ti mi: Chin u , lao ng , xõy dng t nc.
Cõu 4
Nguyễn Tuân mở đầu tuỳ bút Ng ời lái đò Sông Đà bằng hai lời đề từ. Giải thích và cho biết
ý nghĩa của hai lời đề từ đó đối với việc định hớng tiếp nhận tác phẩm?
Gợi ý trả lời
Trong sáng tác văn chơng, nhiều khi các tác giả thờng dùng lời đề từ cho tác phẩm của mình. Có
tác giả dùng thơ nh Xuân Diệu (trong Toả nhị Kiều), Chế Lan Viên (Tiếng hát con tàu); có tác giả
dùng lời văn của mình nh Thế Lữ (Nhớ rừng), Nguyễn ái Quốc (Vi hành) Lời đề từ th ờng ngắn
gọn và thể hiện một ý tởng nào đó của tác giả muốn gửi tới ngời đọc.
Nguyễn Tuân đã mở đầu tuỳ bút Ngời lái đò Sông Đà bằng hai lời đề từ là Đẹp vậy thay, tiếng
hát trên dòng sông và Chúng thuỷ giai đông tẩu - Đà giang độc bắc l u .
Với lời đề từ Đẹp vậy thay, tiếng hát trên dòng sông , tác giả nhấn mạnh vẻ đẹp của tiếng hát,

đồng thời cũng thể hiện khuynh hớng thẩm mỹ của tác phẩm là đi tìm cái đẹp.
Còn lời đề thứ hai Chúng thuỷ giai đông tẩu - Đà giang độc bắc l u - . Nhà văn lại nhấn mạnh ở
khía cạnh độc đáo, sự khác biệt của sông Đà: trong khi các dòng sông khác chảy về hớng Đông thì
riêng sông Đà lại nhằm hớng Bắc.
Hai lời đề từ này đã định hớng cảm hứng chủ đạo của tác phẩm đó là khám phá, phát hiện và
khẳng định vẻ đẹp và sự độc đáo của thiên nhiên và con ngời Tây Bắc qua hình ảnh con sông Đà và
ngời lái đò sông Đà. Đọc toàn bộ tác phẩm, chúng ta dễ thấy những đoạn hay nhất, những trang văn
tài hoa nhất đều thể hiện sự hứng thú đặc biệt của Nguyễn Tuân đối với vẻ đẹp độc đáo của sông Đà
và ông lái đò tài hoa trí dũng.
Nh vậy, hai lời đề từ này không chỉ là sự khái quát cảm hứng chủ đạo của toàn bộ thiên tuỳ bút mà
còn là một định hớng trong việc tiếp nhận đối với ngời đọc.
C õ u 5
Hình tợng nhân vật sông Đà đợc miêu tả nh thế nào?
5
Gợi ý trả lời
Trớc hết cần thấy trong Ngời lái đò Sông Đà, sông Đà không phải ch là bối cảnh thiên nhiên làm
nền cho nhân vật ngời lái đò. Nguyễn Tuân đã miêu tả con sông Đà nh một nhân vật, một sinh thể
sống, chứ không phải là một thiên nhiên vô tri vô giác. Vì thế, Sông Đà có cả khai sinh, rồi trởng
thành mãi lên rồi nhập quốc tịch; khi thì cáu gắt, lúc lại làm mình làm mẩy chẳng khác nào một
con ngời, có tính cách và tâm hồn cụ thể, sinh động.
Trong cảm nhận của Nguyễn Tuân, sông Đà có hai tính cách cơ bản là hung bạo và trữ tình.
Khi hung bạo, sông Đà nh kẻ thù số một của con ngời, ác nh gì ghẻ, chúa đất Vẻ hung bạo
này hiện lên qua những đoạn bờ sông đá dựng vách thành, những cái hút nớc ở Tà Mờng Vát Đoạn
tả thác nớc sông Đà, Nguyễn Tuân nh ngời nhạc trởng đang điều khiển giàn giao hởng bài ca của n-
ớc. Còn xa lắm mới đến thác mà đã thấy tiếng réo gần rồi lại réo to mãi lên. Tiếng thác nớc nghe
nh oán trách gì, rồi lại nh van xin, rồi lại nh khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi âm thanh
bất chợt đợc phóng to lên, các nhạc khí thét lên nh những âm thanh của thứ thiên nhiên đang ở đỉnh
điểm của dữ dội và man dại: nó rống lên nh tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng
vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng
bùng. Nhng dữ dội nhất, hung tợn nhất vẫn là những thác đá với các trùng vi thạch trận đầy cửa tử.

ở những đoạn này, bằng việc vận dụng linh hoạt các phép so sánh, nhân hoá, cũng nh tri thức của
nhiều ngành văn hoá nghệ thuật nh điện ảnh, võ thuật, quân sự, Nguyễn Tuân đã khiến con sông
Đà sống dậy với tất cả sức mạnh, thần thái của nó, làm cho ngời đọc nh đang đợc đứng trớc dòng
sông thực.
Có thể nói, mọi hình ảnh thị giác, thính giác đều làm nổi bật vẻ hùng vĩ, dữ dội của dòng sông.
Trong đó, hình ảnh xoáy hút là độc đáo hơn cả vì nó đợc đặc tả bằng kĩ thuật phim ảnh: Tôi sợ hãi
mà nghĩ đến một anh bạn quay phim táo tợn nào muốn truyền cảm giác lạ cho khán giả, đã dũng
cảm ngồi vào một chiếc thuyền thúng tròn vành rồi cho cả thuyền, cả mình, cả máy quay xuống đáy
cái hút sông Đà- từ đáy cái hút nhìn ngợc lên vách thành hút mặt sông chênh nhau tới một cột nớc
cao dến vài sải. Thế rồi thu ảnh. Cái thuyền xoay tít, những thớc phim màu cũng quay tít Có thể
nói, thủ pháp montage đặc trng cho điện ảnh đợc Nguyễn Tuân huy động để tả một khung cảnh có
sự lắp ghép của nhiều sự vật vốn cách xa nhau. Xoáy hút sông Đà- giếng bê tông cánh quạ đàn -
ôtô sang số nhấn ga anh quay phim đợc lắp ghép nhờ thủ pháp montage để miêu tả cảnh ghê sợ
của xoáy hút sông Đà- đoạn Tà Mờng Vát phía dới Sơn La.
Có thể nói, khi miêu tả vẻ hung bạo của sông Đà, có lẽ cha có nhà văn nào công phu nh Nguyễn
Tuân. Qua ngòi bút đầy uyên bác của tác giả, ta không chỉ thấy cảnh thác nớc, bờ đá, xoáy hút đều
hiện lên hết sức cụ thể, sinh động, tất cả đều đang nh gầm gào khủng khiếp mà ta còn đợc hiểu thêm
về nghệ thuật âm nhạc và điện ảnh cùng những kiến thức về địa lí, lịch sử nữa!
Bên cạnh nét dữ dội hung bạo thì có những quãng sông Đà lại hiện lên với những nét trữ tình
duyên dáng, đầy chất thơ, đẹp nh một mĩ nhân và gần gũi nh một cố nhân. Đó là khung cảnh
mặt nớc nơi những quãng sông trải qua khung cảnh những triền sông im vắng, tĩnh lặng. Để miêu tả
vẻ trữ tình này, Nguyễn Tuân đã sử dụng ngôn từ của hội họa, điện ảnh, giọng văn đẫm chất thơ,
những so sánh liên tởng đầy bất ngờ thú vị và lựa chọn những điểm nhìn khác nhau. Có lúc
Nguyễn Tuân nhân hoá khiến con sông nh có tâm hồn, biết nhớ thơng những hòn đá thác xa xôi
nh lắng nghe những giọng nói êm êm của ngời xuôi.
Nguyễn Tuân cũng vô cùng cao hứng khi chiêm ngỡng tính cách trữ tình, thơ mộng. Ông miêu tả
sông Đà từ góc nhìn cận cảnh, viễn cảnh Lúc ở trên cao, từ trên máy bay nhìn xuống, dòng sông
nh một sợi dây thừng ngoằn ngoèo. Khi độ cao hạ thấp dần, bức tranh toàn cảnh sông Đà hiện ra,
từng nét sông tãi ra trên đại dơng đá lờ lờ bóng mây. Rồi Con sông Đà tuôn dài tuôn dài nh một
áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng

hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nơng xuân. Ngoài vận dụng tri thức của điện ảnh, âm nhạc,
Nguyễn Tuân còn rất am hiểu hội hoạ. Chỉ bằng vài nét chấm phá nh trong bức tranh thuỷ mặc: áng
6
tóc tuôn dài, mây trời Tây Bắc, khói núi Mèo, Nguyễn Tuân đã thu đợc cái thần , cái hồn của dòng
sông. Để rồi giờ đây, sông Đà không giống nh mụ dì ghẻ nanh ác nữa mà hoá thân trở thành một
thiếu nữ dịu dàng, duyên dáng, một mĩ nhân hiền dịu và xuân sắc. Nhà văn nh thấu tỏ từng gam
màu đậm nhạt, từng đờng nét uyển chuyển. Nhờ sự hiểu biết ấy, ông có sự phối màu một cách hài
hoà: Sông Đà nh một áng tóc mun dài ngàn ngàn vạn vạn sải. Và Nguyễn Tuân phải kỳ công bay
tạt ngang sông Đà mấy lần để khám phá về màu nớc. Ông phát hiện ra Mùa xuân dòng xanh ngọc
bích, mùa thu n ớc sông Đà lừ lừ chín đỏ.
Tóm lại suốt dọc bài tuỳ bút này, con sông Đà không hề cứng đờ trên trang giấy mà qua tài năng
miêu tả của Nguyễn Tuân nó hiện lên sinh động nh một nhân vật có cá tính độc đáo, có tâm hồn nh
con ngời.
C õ u 6
Trình bày những nét tiêu biểu của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân. Điều đó đợc thực
hiện nh thế nào trong thiên tuỳ bút NLS?
Gợi ý trả lời
Có thể hiểu phong cách nghệ thuật chính là những nét độc đáo về t tởng và nghệ thuật của nhà văn
đợc thể hiện trong sáng tác. Những nét độc đáo về t tởng và nghệ thuật ấy vừa phải có giá trị thẩm
mỹ, vừa phải in đậm, trở đi trở lại trong nhiều sáng tác, nh một ám ảnh.
Trong văn học hiện đại Việt Nam, Nguyễn Tuân là nhà văn có phong cách độc đáo.
Những nét tiểu biểu trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trớc hết đợc thể hiện ở sự tài hoa
uyên bác. Ông thờng quan sát và phát hiện mọi đối tợng ở góc độ thẩm mĩ, góc độ văn hoá nghệ
thuật; trong khi miêu tả, ông thờng vận dụng những tri thức phong phú, sâu sắc về nhiều ngành văn
hoá nghệ thuật. Nhờ đó, những trang văn của ông đem lại cho ngời đọc những hiểu biết thú vị.
Nét thứ hai trong phong cách Nguyễn Tuân là cảm hứng lãng mạn. Chính vì quan niệm rằng những
trang viết phải thể hiện một cá tính độc đáo hoặc đa ra một cái nhìn, một lối viết mới lạ, sáng tạo
nên ông có cảm xúc đặc biệt trớc những cảnh tợng, con ngời gây ấn tợng mạnh vào giác quan.
Điểm thứ ba: Vốn là ngời a tự do phóng túng, ý thức sâu sắc về cá nhân nên ông tìm đến thể tuỳ
bút nh một tất yếu. Đây là thể loại cho phép ngời ngời viết đợc bộc lộ cảm xúc và quan điểm một

cách tự do.
Điểm cuối cùng trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân đợc thể hiện ở việc sử dụng và sáng
tạo ngôn ngữ. Ông đợc mện danh là nhà luyện đan ngôn từ, ông lái đò chữ nghĩa.
Những nét phong cách này đợc thể hiện khá đầy đủ trong thiên tuỳ bút Ngời lái đò Sông Đà. Có
thể tìm hiểu ở những khía cạnh sau đây:
- Việc lựa chọn sông Đà làm đối tợng miêu tả và thể hiện.(Bài tuỳ bút này là sự gặp gỡ kì thú
giữa một cái tôi phóng túng và một đối tợng độc đáo)
- Sông Đà đợc cảm nhận và miêu tả nh một công trình nghệ thuật tuyệt vời của Tạo hoá; ngời
lái đò đợc nhìn nh một nghệ sĩ tài hoa.
- Trong khi miểu tả, nhà văn dùng tri thức của lịch sử, địa lý, quân sự, võ thuật, điện ảnh, âm
nhạc, thơ ca
- Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ : dùng từ độc đáo, so sánh độc đáo, những câu văn dài nhiều
vế, những liên tởng bất ngờ
7
Chính nhờ phong cách độc đáo ấy mà Ngời lái đò Sông Đà trở thành một thiên tuỳ bút có sức
hấp dẫn và cuốn hút đặc biệt.
C õ u 7
Nờu hon cnh sỏng tỏc v cm hng ch o ca truyn ngn V chng A Ph
Gi ý tr li
Nm 1952,Tụ Hoi tham gia chin dch Tõy Bc. Nh th ó cú dp i sõu vo cỏc khu di tớch ca
ng bo dõn tc trờn min nỳi cao. Nh vn ó cú ln tõm s: t nc v con ngi min Tõy
ó thng, nh cho tụi nhiu quỏ. Tụi khụng bao gi quờn Hỡnh nh Tõy Bc au thng
m dng cm lỳc no cng thnh nột thnh ngi,thnh vic trong tõm hn tụi. Vỡ th tụi ó vit
Truyn Tõy Bc . Nh vy l Truyn Tõy Bc ó ra i t tỡnh cm thm thit,sõu nng ca
nh vn i vi cnh v con ngi Tõy Bc. Tp truyn ny c tng gii nht ca hi vn ngh
Vit Nam nm 1954-1955. V chng A Ph l truyn thnh cụng nht trong tp Truyn Tõy
Bc v cng l mt trong s nhng truyn ngn xut sc nht ca vn xuụi Vit Nam giai on
khỏng chin chng Phỏp.
Tỏc phm l bc tranh chõn thc v s phn bi thm ca ngi dõn nghốo min nỳi di ỏp bc ca
bn thc dõn phong kin v l mt bi ca v sc sng v khỏt vng hnh phỳc mónh lit ca con

ngi. Chớnh vỡ vy, truyn ngn ny cú giỏ tr hin thc v nhõn o sõu sc. V thụng qua cuc
sng kh cc ca ụi nam n ngi Mốo y, tỏc gi ó khng nh mt chõn lớ: ch cú i theo con
ng cỏch mng ca ng, nhõn dõn cỏc dõn tc min nỳi Tõy Bc mi thc s c lm ch
cuc i mỡnh.
C õ u 8
Phõn tớch nhõn vt M
Gi ý tr li
Nu trc cỏch mng Tụ Hoi ó ni ting vi nhng tỏc phm vit v loi vt nh D mốn
phiờu lu ký hay O chut thỡ sau cỏch mng ụng l mt trong nhng nh vn tiờu biu gúp phn
quan trng vo vic xõy dng nn vn hc mi. úng gúp ca ụng khụng ch l s sc so c ỏo
khi sỏng to cỏc chi tit ngh thut m cũn l ti ngh phõn tớch v tỏi hin th gii ni tõm nhõn
vt. iu ny ó c th hin rt rừ khi nh vn miờu t nhõn vt M trong tỏc phm V chng A
Ph.
Hỡnh tng nhõn vt M c tỏc gi khỏm phỏ v khc ho thụng qua nhng din bin tõm lý
phong phỳ v phc tp qua hai ln din ra cỏi cht tỡnh thn v c s hi sinh mónh lit.
n tng u tiờn m tỏc gi li trong lũng ngi c l cỏi cheets tinh thn au n ln th
nht. Trc khi v nh thụng lớ Pỏ tra, M sng vt v nhng hnh phỳc v sm cú ý thc v giỏ tr
ca cuc sng, khụng ham giu sang con phi lm nng ngụ tr n thay cho b. B ng bỏn con
cho nh giu. Vỡ th nhng ngy u b bt v nh thng lớ M ó phn khỏng d di. Cụ ó bc l
ni au kh cú ờm hng my thỏng, ờm no M cng khúc. Thm chớ M cún nh n lỏ ngún t
t nhng vỡ thng cha M ah quay tr li ú. Cuc sụng y au kh y ó bin M thnh ngi
n b cõm lng. M ỏnh mt tinh thn phn khỏng ngy xa. Bõy gi cụ khụng cũn tng n n
lỏ ngún t t na. Vỡ lõu trong cỏi kh, M quen kh ri. Khụng ch th, M cũn khụng ý thc
c s tn ti ca mỡnh. Cụ ng ó hoỏ con trõu, con nga. Trong u cụ ch cú nhng cụng
vic lp i lp li nm ny qua nm khỏc. Thm chớ cng ngy M cng khụng núi ch lựi li nh
con rựa nuụi trong xú ca. Cụ khụng cũn cm bit v cuc sng bờn ngoi, khụng bit l sng
hayl nng, l sm hay l chiu, ch i n bao gi cht thỡ thụi. Tuy khụng miờu t c th nhng
8
ta cũng có thể thấy được những nỗi đau đớn khổ nhục mà Mị phải gánh chịu và rơi vào cái chết tinh
thần đau đớn.

Nhưng ngay trong những nỗi đau đớn, khát vọng sống của Mị vẫn không lụi tắt. Tác giả đã để cho
không khí mùa xuân và những đêm tình ở Hồng Ngài làm thức tỉnh tâm hồn cô. Đặc biệt, tiếng sáo
yêu thương đã giúp tâm hồn Mị hồi sinh. Người đàn bà từng câm lặng không nghĩ gì giờ đây đang
hát theo lời của người thổi sáo, nhớ lại “ngày trước Mị thổi sáo giỏi…”. Bao nhiêu kỉ niệm ngày
xưa ùa về. Có thể thấy rằng bao nhiêu cay đắng tủi nhúc đã không thể chôn vùi được khát vọng
sống thiết tha mãnh liệt để giờ đây nó giúp cô sống lại với những cảm xúc ngày nào. Đỉnh cao của
sự hồi sinh là quyết định đi chơi của Mị. Cô như biến thành một con người khác. “Mị muốn đi chơi,
Mị cũng sắp đi chơi”. Đó là khát vọng hạnh phúc của cô. Khát vọng đó mãnh liệt tới mức khi bị A
Sử trói, Mị “không biết mình bị trói”. Có thể nói, đây là bằng chứng cho một sức sống tiềm ẩn trong
tâm hồn của cô gái bị nếm trải đau khổ vẫn thiết tha muốn sống hạnh phúc.
Nhưng kể từ cái đêm bị trói, Mị chìm vào cái chết tinh thần còn nặng nề hơn. Sự tê liệt và chai sạn
của tâm hồn Mị còn đáng sợ hơn lần trước. Mị dửng dưng với chình mình. Có hôm A Sử thấy Mị
sưởi bếp, A Sử đánh Mị, hôm sau Mị vẫn ngồi sưởi lửa. Mị cũng hoàn toàn vô cảm với mọi sự xung
quanh. Nhìn thấy A Phủ bị trói, Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay. “A Phủ có là cái xác đứng đấy
cũng thế thôi”. Qua đó, ta thấy hiện lên một cô Mị không còn sức sống, chỉ như cái xác vật vờ bên
bếp lửa.
Nếu sự hối sinh trong đêm hội mùa xuân ở Hồng Ngài được khơi dậy bằng tiếng sáo gọi bạn tình
thì ở đây, chính “một dòng nước mắt lấp lánh” đã đập mạnh vào trái tim tưởng chừng đã chết hẳn
của Mị và làm sống dậy trong tâm hồn cô biết bao nhiêu cảm xúc.
Lần đầu tiên sau rất nhiều năm tháng, Mị lại biết thương mình “Mị nhớ lại đêm năm trước, A Sử
trói Mị…Nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không lau đi được”. Đó là cảm giác uất hận của
thân phận nô lệ bị tước đoạt đến cả quyền lau nước mắt. Từ chỗ thương mình, Mị thương cả người
đàn bà bị trói đến chết ở nhà này và thương cả A Phủ. Trong trái tim Mị còn có cả lòng căm thù và
phẫn nộ đối với bọn nhà giàu. Để rồi sống dậy trong tâm hồn cô là mối đồng cảm sâu sắc với A
Phủ. “Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết đau, chết đói, chết rét, phải chết”. Bởi vì Mị thấu
hiểu nỗi đau mà A Phủ phải trải qua cho nên Mị bất bình thay cho A Phủ “Ta là thân đàn bà, nó đã
bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi, người kia việc gì phải
chết”. Dòng cảm xúc ấy là bao nhiêu xót xa căm thù uất hận đã giúp cô đủ can đảm để không thấy
sợ cha con thống lý Pá tra. Nó đã giúp cô hình thành nên hành động bất ngờ cắt dây cởi trói cứu A
Phủ. Chính lòng ham sống mãnh liệt đã giúp cô vượt lên nỗi sợ thần quyền để cứu chính mình chạy

trốn cùng A Phủ.
Miêu tả diễn biến tâm lý phức tạp, Tô Hoài đã khắc hoạ thành công tính cách của nhân vật Mị.
Ông đã làm hiện lên trang viết hình ảnh của người phụ nữ bị vùi dập trong đau khổ mà tâm hồn vẫn
luôn khát khao sống mãnh liệt. Có thể nói, số phận của Mị tiêu biểu cho con đường tự giải phóng
của người dân Tây Bắc. Đây cũng là một đóng góp độc đáo của Tô Hoài cho chủ nghĩa nhân đạo
mới trong văn học cách mạng.
C â u 9
Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn “ Vợ chồng A Phủ ”.
Gợi ý trả lời
Có thể nói Tô Hoài chiếm giữ một vị trí quan trọng trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Sự
nghiệp sáng tác văn học của Tô Hoài khá đồ sộ , trong đó mảng tác phẩm viết về đề tài miền núi
chiếm vị trí quan trọng. Tiêu biểu cho dề tài này là truyện ngắn “ Vợ chồng A Phủ ”. Ở đây tác giả
đã dành cho những con người nghèo khổ bất hạnh một tâm hồn đồng cảm sâu sắc và thái độ nâng
niu, trân trọng. Chính vì vậy truyện ngắn thấm đẫm tinh thần nhân đạo lớn lao.
9
Một tác phẩm có giá trị nhân đạo phải là một tác phẩm tập trung tố cáo , vạch trần tội ác của
những thế lực chà đạp lên quyền sống của con người. Tác phẩm đó cũng phải biểu dương , ca ngợi
những phẩm chất tốt đẹp của con người. Cuối cùng nhà văn cũng phải thông cảm , thấu hiểu tâm tư
tình cảm cũng như nguyện vọng và ước mơ của con người , giúp họ nói lên những ước nguyện và
đấu tranh để giành ước nguyện ấy. Giá trị nhân đạo là một cảm hứng xuyên suốt truyện ngắn “ Vợ
chồng A Phủ ”.
Tinh thần nhân đạo ấy được thể hiện trước hết qua niềm cảm thông sâu sắc của tác giả trước
cuộc sống tủi nhục , cam chịu của người dân miền núi. Người đọc như cũng xót xa trước cuộc đời
bị vùi dập , bị đày đọa đến chết đi sống lại của Mị. Từ một trẻ trung , xinh đẹp tràn đầy sức sống và
có ý thức về giá trị cuộc sống , cô hóa thành một người đàn bà câm lặng , nhẫn nhục , chai sạn. Cô
ngỡ mình đã hóa thành con trâu , con ngựa “ chỉ biết đi làm , chỉ biết ăn cỏ ” . Thậm chí Mị càng
ngày càng không nói “ lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa ”. Cuộc sống bên ngoài đối với cô giờ
đây chỉ là “ một ô vuông bằng bàn tay … Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng , không biết là
sương hay là nắng ” . Mị hoàn toàn lẻ loi cô độc “ chỉ biết , chỉ còn ở với ngọn lửa ” thờ ơ với chính
bản thân mình và cả mọi sự xung quanh nữa.

Bên cạnh nhân vật Mị thì số phận của A Phủ cũng rất tiêu biểu cho những nỗi khổ đau bất hạnh
của những người lao động vùng cao. Anb không chỉ bị sống cô đơn nghèo khổ mà còn bị áp bức
bóc lột tàn tệ. Chỉ vì đánh nhau với con nhà quan mà A Phủ bị đẩy vào kiếp nô lệ và gánh lấy
những công việc nguy hiểm , nặng nhọc “Đốt rừng , cày nương , cuốc nương , săn bò tót , bẫy hổ ,
chăn ngựa , quanh năm một thân một mìng bôn ba ngoài gò , ngoài rừng ”. Không chỉ vậy tính
mạng của A Phủ cũng nằm trong tay thống lí. Anh có thừa sức mạnh và lòng can đảm nhưng lại
chịu nhẫn nhục chết trên cây cột trói người . Anh có thừa khéo léo và chăm chỉ nhưng lại sống kiếp
nô lệ.
Nhìn ở góc độ khác thì thái độ này của nhà văn cũng là một cách để ông bày tỏ sự phẫn nộ
trước những thế lực tàn bạo. Đó là cha con thống lí. Chúng không chỉ đày đọa Mị , bắt Mị sống
trong như kẻ tôi đòi , như con vật mà còn hủy hoại cuộc sống tinh thần Mị , dập tắt mọi nguyện
vọng của Mị.
A Phủ trói Mị không cho Mị đi chơi trong đêm hội mùa xuân, đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp
khi Mị sưởi lửa. Còn A Phủ bị đánh đập dã man như thời Trung Cổ “ Người thì đánh , người thì quì
lạy , kể lể , chửi bới. Xong một lượt đánh , kể , chửi lại hút… Cứ như thế suốt chiều , suốt đêm ,
càng hút , càng tỉnh , càng đánh , càng chửi , càng hút ”. Và A Phủ bị biến thành thứ nô lệ truyền
kiếp “Đời mày , đời con , đời cháu mày , tao cũng bắt thế , bao giờ hết nợ mới thôi ”. Có lẽ chưa ở
đâu sinh mạng con người bị coi rẻ như thế , con người bị chà đạp bóc lột tàn tệ đến vậy.
Cùng với việc khám phá nỗi tủi nhục của người dân vùng cao Tô Hoài còn khẳng định khát
vọng muốn được sống , muốn được hưởng hạnh phúc của họ. Khát vọng ấy ẩn chứa trong những
giọt nước mắt uất hận , phẫn nộ của A Phủ , nắm lá ngón đầy tủi hờn của Mị. Nó xuất hiện trong
nội tâm Mị trong đêm hội mùa xuân ở Hồng Ngài. Nó mang đến cho Mị nguồn sức sống khiến Mị
nhớ lại những hồi ức tươi đẹp của cuộc đời và lại khao khát sống một cuộc sống có ý nghĩa . Cô
muốn quyền sống , quyền hưởng hạnh phúc , cô muốn đi chơi Tết , muốn thoát khỏi kiếp sống nô
lệ. Còn A Phủ dẫu bị ném vào cuộc sống nô lệ cũng không mất đi tinh thần phản kháng. Nguồn sức
mạnh tinh thần ấy đã giúp A Phủ chống chọi được với cái đau , cái đói , cái rét để sống trên cây cột
trói người. Đỉnh cao của khát vọng sống ấy là hành động cắt dây trói của Mị cho A Phủ. Khao khát
đó khiến Mị tràn ngập lòng thương A Phủ . Và khát vọng tự do khiến khi được Mị cắt dây trói , A
Phủ đã khuỵu xuống lại quật sức vùng lên chạy trốn. Lúc đầu Mị không có ý định chạy trốn với A
Phủ vì còn sợ con ma nhà thống lí nhưng lòng tham sống mãnh liệt đã giúp cô vượt lên nỗi sợ thần

quyền để tự cứu chính mình.
Không chỉ vậy Tô Hoài còn khẳng định khả năng đến được với cách mạng để đổi thay số phận
của người dân miền núi. Mị và A Phủ chạy lên Phiềng Sa và được giác ngộ cách mạng. Với tất cả
10
cỏc phm cht cn cự , chm ch , gan gúc v khỏt vng sng mónh lit A Ph ó tr thnh tiu i
trng i du kớch Phing Sa. Anh khụng ch gii phúng cho mỡnh m cũn giỳp ngi khỏc.
Truyn ngn V chng A Ph rt tiờu biu cho ngũi bỳt nhõn o ca Tụ Hoi. ễng ó lm
hin lờn trờn trang vit nhng con ngi b ch p vựi dp nhng vn tim tng ngun sc sng
mónh lit. Truyn ngn cng l mt úng gúp ục ỏo ca Tụ Hoi cho ch ngha nhõn o mi
trong vn hc Cỏch mng.
C õ u 10
Trình bày hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề của truyện ngắn Vợ nhặt . Tóm tắt truyện.
Gi ý tr li
* Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề của truyện ngắn Vợ nhặt :
Mặc dù trên 50 năm cầm bút Kim Lân chỉ cho xuất bản hai tập truyện ngắn là Nên vợ nên
chồng (1955) và Con chó xấu xí (1962) nhng ông đã đợc xếp vào hàng những cây bút truyện
ngắn tài năng của văn học Việt Nam hiện đại. Vợ nhặt là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất
của Kim Lân. Truyện ngắn này đợc viết trong một hoành cảnh khá đặc biệt đó là ngay sau khi Cách
mạng tháng Tám thành công, nhà văn đã viết một cuốn tiểu thuyết có nhan đề Xóm ngụ c. Tiểu
thuyết này đang viết dở cha hoàn thành thì bản thảo bị thất lạc. Sau khi hoà bình lập lại (1954), Kim
Lân dựa vào cốt truyện của tiểu thuyết viết dở ấy và viết nên truyện ngắn Vợ nhặt.
Bên cạnh hoàn cảnh ra đời, truyện ngắn Vợ nhặt còn có một nhan đề rất có ý nghĩa. Tựa đề độc
đáo này gây cho ngời đọc một sự chú ý đặc biệt bởi ngời ta thờng coi nhặt đợc vật này, vật khác chứ
không ai nói nhặt đợc vợ hay chồng. Hơn nữa lấy vợ vốn là một trong những việc lớn của cuộc đời
mỗi ngời đàn ông, phải đợc tiến hành một cách thận trọng. Vậy mà nhân vật Tràng lại nhặt đợc vợ
một cách nhanh chóng, dễ dàng, không biết quê quán gốc tích, không biết phẩm hạnh tên tuổi mà
chỉ qua một câu nói đùa, vài bát bánh đúc, ngời con gái đã bám theo lấy Tràng theo về làm vợ.
Chính vì thế tựa đề Vợ nhặt đã nói lên thân phận rẻ rúng của con ngời trong xã hội cũ, nhất là vào
năm đói 1945.
Có thể nói Kim Lân đã tìm chọn đợc một tựa đề độc đáo phù hợp với nội dung tác phẩm. Nó cho

ta thấy đợc số phận bi thảm của ngời phụ nữ nói riêng, ngời đàn bà nói chung trong xã hội cũ. Tựa
đề này là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sức hấp dẫn lôi cuốn của tác phẩm.
* Tóm tắt truyện ngắn Vợ nhặt
Truyện kể về cuộc sống thê thảm của ngời nông dân ở một xóm ngụ c sau Cách mạng tháng Tám,
đặc biệt là một gia đình Tràng. ở đây không khí u ám, chết chóc bao trùm khắp nơi. Thế mà giữa
thời buổi đói khát ấy, Tràng lại dám lấy vợ. Đây là một truyện bất ngờ với tất cả mọi ngời và với
chính Tràng. Trong một lần đi chở gạo, Tràng vờ chọc ghẹo một cô gái và họ trở thành vợ chồng
thật. ý thức về việc có vợ đã biến Tràng từ một ngời ngờ nghệch thành một ngời biết quan tâm, chăm
sóc đến ngời khác. Anh sung sớng đến ngỡ ngàng, thấy thơng yêu và gắn bó với cái nhà của mình
lạ lùng. Ngời vợ nhặt cũng không còn chỏn lỏn, chua chát mà trở thành một nàng dâu hiền hậu, ý
nhị. Đặc biệt là bà cụ Tứ từ chỗ tràn ngập xót xa, tủi hờn cho các con và cho chính mình, đã nhẹ
nhõm, tơi tỉnh khác hẳn ngày thờng và rạng rỡ hẳn lên. Tuy nghèo khổ nhng cả ba ngời đều khát
khao hạnh phúc và tin tởng vào một tơng lai tơi sáng. Câu chuyện kết thúc bằng hình ảnh nắng buổi
sớm mùa hè sáng loá và hình ảnh lá cờ đỏ bay phấp phới. Chính vì thế vợ nhặt đã đem lại cho ngời
đọc niềm tin, niềm lạc quan ở cuộc sống và con ngời ngay trong cảnh khốn cùng.
C õ u 11
Phõn tớch tỡnh hung truyn trong V nht.
Gi ý tr li
T khi cũn l mt nh vn hin thc phờ phỏn cho n khi tr thnh mt nh vn cỏch mng, Kim
Lõn vn c bit n l mt cõy bỳt cú ti vit truyn ngn. ễng am hiu rt sõu sc cuc sng ca
nụng thụn v ngi dõn quờ Vit Nam. Nhc n nhng tỏc phm vit v nụng thụn ca Kim Lõn
11
không thể không kể đến “Vợ nhặt”- một truyện ngắn xuất sắc của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại.
Không chỉ bằng lối viết chân thực, giản dị, tự nhiên, mang đâm hơi thở của cuộc sống đời thường
mà bằng cả nghệ thuật xây dựng tình huống truyện đặc sắc, Kim Lân đã làm nên thành công cho
thiên truyện và mang đến cho người đọc nhiều ấn tượng mạnh mẽ.
Trong thể loại truyện ngắn, tình huống truyện có tác dụng góp phần thể hiện rõ đặc điểm tính cách
của nhân vật, Làm sang tỏ tư tưởng chủ đề của tác phẩm và tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn người
đọc.
Trong “Vợ nhặt”, tình huống truyện xoay quanh nhân vật Tràng và việc nhặt vợ của anh giữa

những ngày đói rét thê thảm-khi con người tưởng chừng chỉ còn nghĩ đến miếng ăn và cái chết.
Chuyện có vợ của Tràng được diễn ra trong một tình huống đầy bất ngờ và đầy kịch tính, khiến
cho tất cả những người chứng kiến đều ngạc nhiên
Tràng là một thanh niên nghèo, xấu xí: “hai con mắt nhỏ tí”, bộ mặt thô kệch, hai bên quai hàm
bạnh ra, cái đầu cạo chọc nhẵn. Đã thế lại là nhười ngớ ngẩn, có tật vừa đi vừa nói một mình, hơn
nữa lại là dân ngụ cư- loại người bị coi khinh trong xã hội bấy giờ.
Cả cái xóm ngụ cư đang tối sầm lại vì đói khát, cuộc sống của mọi người đang mấp mé bên bờ cái
chết. Thời buổi ấy lo nuôi thân còn chẳng xong, vậy mà Tràng lại dám lấy vợ, thậm chí nhặt dược
vợ. Việc Tràng dẫn về một người đàn bà lạ làm tất cả những người dân trong xóm “xôn xao bàn
tán”, náo đọng cả lên.
Đay cũng chính là một sự kiện bất ngờ với chính người trong cuộc là Tràng- với Tràng, đây chỉ là
chuyện chọc ghẹo tầm phào, nói đưa, thế mà lại thành vợ chồng thật. Khi đưa người đàn bà về đến
nhà, Tràng vẫn còn bán tín bán nghi, vẫn không ngờ rằng mình đã có vợ: “nhìn Thị ngồi ngay giữa
nhà, đén bây giờ nắn vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế”. Thậm chí đến tận sáng hôm sau, hai
người đã thành vợ chồng, “hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải.”
Bà cụ Tứ- mẹ Tràng lại càng bất ngờ hơn, bà ngạc nhiên tới mức đứng sững lại khi nhìn thấy
bỗng nhiên có một người đàn bà lại đứng ở đầu giường con mình và chào mình bằng u.
Quả thật, đặt trong hoàn cảnh xã hội lúc ấy thì việc lấy vợ hay đúng ra là nhặt vợ của Tràng là
một điều bất ngờ đáng cười.
Nhưng đằng sau cái đáng cười ấy, ta lại còn nhận thấy là một tình huống có lẽ gieo vào lòng
người cả niềm vui lẫn nỗi buồn, khiến cho nước mắt và nụ cười, mừng và tủi đan xen trộn lẫn với
nhau.
Cuộc sống nghèo khổ, tối tăm cơ cực xóm ngụ cư dường như có chút gì tươi, náo động xáo hơn
khi Tràng lấy vợ. Những người dân nơi đây đều tỏ ra phấn khởi, náo nức. Vì người như Tràng cũng
có được vợ, song hoàn cảnh lúc bấy giờ lại khiến nỗi vui mừng vừa loé lên đã nhanh chóng bị vụt
tắt. Họ nhanh chóng, lo thay cho Tràng: “giời đất còn rước về cái của nợ đời về.”
Cái đói đã đẩy người đàn bà xa lạ đến với Tràng. Anh vui sướng ngỡ ngàng vì mình đã có vợ.
Trên đường đưa người đàn bà về nhà, “mặt hắn có vẻ phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ
một mình và hai mắt thì sang lên lấp lánh. “có lúc” Tràng dường như quên hét những cảnh sống ê
chề, quên cả cái đói khát ghê gớm đang đe doạ Trong lòng hắn bây giờ chỉ còn tình nghĩa với

người đàn bà đi bên. Một cái nhìn mới mẻ lạ lắm…Nó ôm ấp, mơn man khắp da thịt…” tuy nhiên
trong niềm vui anh vẫn chợn hiện lên nỗi lo vì nghĩ rằng “thóc gạo này đến cái than mình chả biết
có nuôi nổi không lại còn đèo bòng.”
Và người thấu hiểu tất cả là bà cụ Tứ. Bà cụ mừng cho con mà cũng tủi cho con, mừng cho dâu và
cũng tủi khi mình không lo nổi vợ cho con, xót xa. Bà cụ mừng vì con trai mình đã có vợ song lại lo
cho cuộc sống mấy ngày sắp tới: “biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát
này không.” Đối với người vợ nhặt, Thị về với Tràng trong tâm trạng trĩu nặng. Trên đường về,
Thị lằng lẽ không nói gì “hai con mắt tư lự”. Khi nhìn thấy cái nhà của Tràng “vắng teo, đứng rúm
ró trên mảnh vườn moc lổn nhổn những bụi cỏ dại” thì “cái ngực gầy lép của Thị nhô hẳn lên, nén
12
một tiếng thở dài”. Nhưng dù sao, Thị cũng đã có một gia đình để gắn bó, yêu thương. Đặc biệt, cái
hạnh phúc tội nghiệp, cái niềm vui có vợ của Tràng cứ như bị nhấn chìm xuống bởi tiếng khóc hộ
người chết từ xa vọng tới trong cái đêm đầu tiên của vợ chồng Tràng. Và cái hạnh phúc ấy càng tội
nghiệp hơn khi bữa cơm đầu tiên đón người vợ mới là vài bát cháo loãng là những miếng cám đắng
chát nghẹn bứ trong cổ.
Chuyện Tràng có vợ đã diễn ra trong một tình huống độc đáo và hấp dẫn. Qua câu chuyện có vợ
của Tràng, Kim Lân đã phản ánh cuộc sống thê thảm của người dân lao động trước cách mạng: ranh
giới giữa sự sống và cái chết là vô cùng mong manh, giá trị con người trở nên rẻ rúng, bèo bọt. Cái
đói khổ đã đẩy lùi nhân cách sĩ diện của con người, vợ nhặt khiến Thj bám riết lấy Tràng. Người
con gái này làm quen với Tràng qua một câu chuyện tầm phào giữa chợ và vài bát bánh đúc, một
câu nói đùa. Với xóm ngụ cư, người con gái này là “cái của nợ đời”. Với bà cụ Tứ Thị là một cái
“miệng ăn”. Với Tràng Thị là món nợ “đèo bòng”.
Những trang viết của Kim Lân còn có ý nghĩa lên án, tố cáo xã hội đương thời đã đầy đoạ con
người vào cảnh sống khốn cùng tội nghiệp.
Nhưng cái đáng chú ý là từ cái bong tối của hoàn cảnh, Kim Lân đã làm sáng lên những cái nét
đẹp đáng trân trọng trong tâm hồn người lao động. Đó là khát vọng sống mãnh liệt và khát khao
hạnh phúc, dù trong hoàn cảnh sống tối tăm thế nào, họ vẫn luôn thương yêu, đùm bọc nhau, họ vẫn
luôn tin tưởng vào tương lai, tin vào những điều tốt đẹp đang chờ mình phía trước.
Có thể nói, tình huống chuyện mà Kim Lân tạo dựng vừa mang lại sức cuốn hút cho cốt chuyện,
vừa bộc lộ được các lớp chủ đề của tác phẩm là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo và đã thể hiện

rõ những nét tính cách đẹp đẽ của từng nhân vật. Những điều đó đã khiến “Vợ nhặt” trở thành một
trong những tác phẩm hay nhất trong kho tàng văn học truyện ngắn Việt Nam từ sau cách mạng
tháng Tám.
Câu 12
Nhà văn Kim Lân cho rằng :“ Những người đói không lo đến cái chết mà quan tâm đến cái
sống”. Điều này được thể hiện như thế nào qua các nhân vật trong truyện ngắn “Vợ nhặt” ?
Gợi ý trả lời
Nhà văn Kim Lân là người am hiểu rất sâu sắc về cuộc sống ở nông thôn và người nông dân
Việt Nam. Các sáng tác của ông chủ yếu xoay quanh đề tài nông thôn. Mặc dù đây là đề tài khá
quen thuộc song Kim Lân vẫn tìm được cho mình một hướng khai thác riêng. Điển hình là khi viết
về nạn đói khủng khiếp năm 1945, ông đã không chú trọng vào cái ngột ngạt, dữ dội của một nông
thôn tối tăm nghèo đói. Trái lại, Kim Lân cho rằng: “Những người đói không lo đến cái chết mà
quan tâm đến cái sống.” Ông đã nhìn thấy được vẻ đẹp và sức sống ngay trong những con người
đang phải đương đầu với nạn đói ấy. Và những nhân vật như Tràng, bà cụ Tứ, người vợ nhặt được
trong truyện ngắn “Vợ nhặt” chính là những minh chứng tiêu biểu cho quan điểm đó của ông.
Bằng ngôn ngữ dung dị đời thường, nhưng có sự chọn lọc kĩ lưỡng, nhà văn đã tái hiện lại
trước mắt ta không gian sống của những con người ấy. Họ là những người nông dân nghèo, nạn
nhân của cái đói khát đang bao trùm lên khắp mọi ngả. Trong không gian ắy là ngổn ngang những
kẻ sống người chết, những bóng ma vật vờ, lặng lẽ, những cái thây nằm còng queo bên đường. Vẩn
lên trong không khí là mùi ẩm thối của rác rưởi, mùi gây của xác người. Nhà văn Kim Lân thực sự
đã đem đến cho người đọc sự kinh hãi trước cảnh “những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những
bóng ma”; và cảm giác ớn lạnh trước tiếng quạ “cứ gào lên từng hồi thê thiết”. Có thể nói, cái đói
đã đẩy cuộc sống của những người dân nơi xóm ngụ cư này vào một vùng tối sâu thẳm. Nó khiến
cho những đứa trẻ vốn hồn nhiên, vui tươi là thế, nay chỉ còn biết ngồi ủ rũ dưới những xó tường,
không buồn nhúc nhích. Những ngôi nhà hai bên dãy phố thì úp súp và tăm tối, không nhà nào có
ánh đèn lửa.Cả không gian như bao trùm một màu xám ảm đạm. Cái nghèo đói đã đẩy một người
13
phụ nữ đến chỗ phải sống lang thang, và trước cái nguy cơ bị chết đói, chị đành bám lấy câu nói đùa
của Tràng để có cái ăn, và cuối cùng lại trở thành người vợ nhặt của anh. Cuộc sống của Tràng và
bà cụ Tứ dù chưa đến mức phải chết vì đói song cũng chưa có bữa nào được no đủ. Những lo lắng

chật vật cho cuộc sống vẫn ngày ngày đè nặng lên tấm lưng của Tràng
Sống trong cái không gian tăm tối của sự đói khát ấy dễ khiến cho con người ta trở nên tuyệt
vọng. vậy mà qua ngòi bút của kim Lân, người đọc lại trấy được niềm tin vào cuộc sống và sự lạc
quan khi nghĩ về tương lai của chính những con người đói khổ ấy. Dù cho “Cái đói đã tràn đến xóm
này từ lúc nào”, Tràng vẫn đèo bòng thêm một cô vợ trong khi anh không biết cuộc đời phía trước
mình ra sao. Hành động ấy bắt nguồn từ niềm khát khao hạnh phúc của một con người, bất chấp cái
đói cái chết đang lơ lửng trên đầu vẫn thiết tha muốn có một tổ ấm. Nguồn sáng đẹp đẽ của những
khát vọng ấy toát lên từ sự biến đổi kì diieụ trong con người Tràng kể từ lúc anh nhặt được vợ. Sự
kiện ấy làm bừng lên trong trái tim anh nông dân nghèo khổ những cảm xúc ngọt ngào trước đó
chưa từng có. Nó khiến Tràng quên hết cảnh sống ê chề, tăm tối hàng ngày, quên cả cái đói khát
ghê gớm đang đe doạ”. Khát khao được sống như một con người có tổ ấm , có hạnh phúc tiềm ẩn
trong tâm hồn Tràng càng được bbọc lộ rõ hơn khi anh tỉnh dậy trong căn nhà váo sáng hôm sau.
Quang cảnh ngôi nhà xiêu vẹo hàng ngày dường như trở nên mới mẻ, sáng sủa lạ thường. Mỗi âm
thanh, mỗi hình ảnh đều như nói với Tràng về một niềm hạnh phúc lớn lao. Còn đối với bà cụ Tứ,
sự kiện Tràng nhặt được vợ đã đem đến cho bà rất nhiều cảm xúc khác nhau. Ban đầu là sự ngỡ
ngàng, rồi đến nỗi tủi nhục khi không có tiền cưới vợ cho con một cách đàng hoàng, tử tế. Song vào
buổi sáng ngày hôm sau, bà vẫn tất tả chuẩn bị bữa cơm đón cô con dâu mới. Trong bữa cơm thảm
hại của ngày đói, người mẹ già nua ấy vẫn nói toàn những chuyện vui, chuyện sung sướng về sau.
Qua cái nhìn của bà, một góc chái bếp nhỏ hẹp cũng có thể biến thành gian chuồng gà vững chắc
“chả mấy chốc có ngay đàn gà cho mà xem”. Tưởng như bà đã nhìn thấy trước cái quang cảnh một
cuộc sống ấm no, sung túc, mọi thứ sinh sôi nảy nở trước mắt mình. Câu nói kia chứng tỏ bà cụ
không tuyệt vọng, vẫn tự tin ở cuộc sống, ở tương lai. Đó cũng là cácg bà nâng đỡ hai vợ chồng
Tràng. Bằng gương mặt rạng rỡ và những câu nói vui vẻ, bà cụ đã xua đi nỗi ám ảnh về cái đói, cái
chết đang bao phủ xung quanh.Và cũng chính những lời nói ấy của bà cụ đã giúp xua đi nỗi tủi
nhục của người con dâu nhặt được, giúp thị có được sự yên ả trong tâm hồn, để có thể sống một
cuộc sống vui vẻ bên tràng và người mẹ chồng nhân hậu. Có thể nói sự xuất hiện của thị đã làm
thay đổi cuộc sống của xóm ngụ cư nghèo nàn, tăm tối ấy, đã làm cho những khuôn mặt hốc hác, u
tối của mọi người rạng rỡ hẳn lên. Từ con người chao chát chảnh lỏn, thị bỗng trở thành cô vợ hiền
thục đảm đang. Có lẽ chính tình người, tình thương yêu đã khiến thị biến đổi như vậy. Thị xuất hiện
không tên tuổi, quê quán, trong điệu bộ thật thảm hại, nhưng chính thị lại là người gieo mầm sống

cho Tràng, làm biến đổi tất cả, từ không khí xóm ngụ cư đến không khí gia đình. Thị đã đem đến
một luồng sinh khí mới, sinh khí ấy chỉ có được khi trong con người thị dung chứa một lòng tin,
một ước vọng cao cả vào sự sống, vào tương lai. Kim Lân cũng thật thành công khi xây dựng nhân
vật này để góp thêm tiếng nói ca ngợi sức sống của vẻ đẹp tình người, niềm tin ở cuộc đời phía
trước trong những con người đói khổ ấy.
Có thể nói dù đã có rất nhiều tác phẩm viết về người nông dân, về cuộc sống nông thôn Việt
nam, song chưa có ở đâu mà hình ảnh người nông dân lại hiện lên đẹp đẽ như trong truyện ngắn
này. Giữa cái nền không gian tăm tối, đói khát ấy, người nông dân vẫn hiên lên rạng ngời với niềm
tin mãnh liệt và niềm khát khao một cuộc sống mới tươi đep. Kim Lân đã đong góp cho văn học
Việt Nam nói chung, và đề tài nạn đói nói riêng một quan niệm mới về lòng người và tình người.
C â u 13
Nêu những nét chính về phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu
Bài làm
Gợi ý trả lời
14
Tố Hữu là một nhà thơ lớn của dân tộc, là lá cờ đầu của nền thơ ca Cách mạng. Ông làm thơ
trước hết là để phục vụ Cách mạng , để ngợi ca về lí tưởng cộng sản và khích lệ tinh thần chiến đấu
“ Tôi viết về Đảng và về Cách mạng như viết về người đàn bà của lòng tôi ”. Niềm say mê ấy đã trở
thành cội nguồn của phong cách thơ độc đáo.
Thơ Tố Hữu tiêu biểu cho thơ trữ tình chính trị trong văn học Việt Nam. Trong thơ ông người
ta thấy các vấn đề về lí tưởng Cách mạng, đời sống Cách mạng và các sự kiện chính trị quan trọng
của đất nước, của dân tộc đều trở thành nguồn cảm xúc tình cảm to lớn, khơi những cảm hứng nghệ
thuật thực sự.
Bắt nguồn từ đời sống chính trị nên thơ Tố Hữu cũng rất giàu tính sử thi và cảm hứng lãng
mạn, khuynh hướng về sử thi trong thơ ông đã trở thành một điều tất yếu vì các tác phẩm của ông
luôn phản ánh những vấn đề về đời sống chính trị của nhân dân, của đất nước , luôn đề cập đến
những vấn đề có liên quan đến số phận của cả cộng đồng. Từ “ cái tôi ” chiến sĩ ở tập “ Từ ấy ”càng
về sau càng trở thành “ cái tôi ” nhân danh cộng đồng, nhân danh Đảng và dân tộc. Nhân vật trữ
tình trong thơ ông là con người tập trung những phẩm chất tốt đẹp của cộng đồng , giai cấp , dân tộc
và được nâng lên tầm vóc thời đại và lịch sử. Cảm hứng lãng mạn thường được biểu hiện ở cái tôi

sôi nổi , tâm tình , giàu cảm xúc, thể hiện ở cái nhìn tươi sáng , lạc quan khi đối diện với hiện tại
của đất nước còn đang thiếu thốn, khó khăn và gian khổ.
Thơ ông còn rất giàu tính dân tộc. Điều đó được thể hiện ở giọng điệu ngọt ngào, ân tình , sâu
lắng , với những hình thức thể loại, ngôn ngữ và cách biểu đạt , so sánh ví von… rất gần gũi với
tâm hồn người Việt Nam . Đặc biệt thơ Tố Hữu rất giàu nhạc điệu, ông đã khai thác triệt để sự phối
thanh, gieo vần tạo nên chất nhạc riêng cho thơ. Tố Hữu đã hình thành cho mình một phong
cách lớn vừa thống nhất vừa đa dạng , góp phần đắc lực trong nền thơ cách mạng. Ông xứng đáng
với danh hiệu nhà thơ trữ tình chính trị lớn nhất Việt Nam thế kỉ XX.
Câu 14
Bình giảng đoạn thơ:
“ Ta về mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rứng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung ”
(Việt Bắc - Tố Hữu)
Gợi ý trả lời
Trong nền thơ hiện đại, Tố Hữu chiếm một vị trí đặc biệt. Ông là nhà thơ trữ tình chính trị số
một - một người đã đưa thơ chính trị “ lên trình độ thơ rất đỗi trữ tình ”(Xuân Diêu) . Tiêu biểu cho
phong cách nghệ thuật độc đáo ấy là Việt Bắc. Trong đó có những đoạn thơ rất đặc sắc giúp cho
người đọc thấy được vẻ đẹp của ngòi bút Tố Hữu.
“ Ta về mình có nhớ ta

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung ”
15

Nói đến thơ Tố Hữu người ta thường nói đến một thế giới thơ giàu nhạc điệu chất hội họa cùng
một vẻ đẹp cổ điển, tạo nên cho Việt Bắc những bức tranh nhiều màu sắc, hình ảnh với những âm
điệu rộn ràng vui tươi về cảnh và con người. Đây cũng chính là đoạn thơ tràn ngập cảm hứng lãng
mạn. Trong lòng người ra đi , Việt Bắc hiện lên như một thế giới không thể phai mờ - một Việt Bắc
đẹp tươi giàu tình người.
“ Ta về mình có nhớ ta ”
Lời xưng hô “ ta – mình ” khiến cho câu hỏi vang lên thiết tha đằm thắm. Người ra đi cất tiếng
hỏi người ở lại nhưng chính là để bộc lộ tình cảm của mình. Sau mười lăm năm gắn bó thiết tha sâu
nặng , Việt Bắc đã “ hóa tâm hồn ”, đã trở thành một phần đời không thể nào quên. Người cán bộ
Cách mạng ra về mà lòng vẫn nhớ. Cách xưng hô ấy còn diễn tả chiều sâu của sự gắn bó giữa người
ra đi và người ở lại. Bởi họ chỉ có thể hỏi nhau như thế khi đã có một khoảng thời gian dài cùng kề
vai sát cánh , chia ngọt sẻ bùi. Ẩn sau hai tiếng “ ta – mình ” là cả mười lăm năm gắn bó nghĩa tình
sâu nặng. Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ lặp lại đại từ “ ta ” đến bốn lần. Câu hỏi ấy chỉ là cái
cớ để giãi bày thổ lộ tâm tình. Nỗi nhớ thương đang trỗi dậy trong giờ phút chia tay đầy lưu luyến.
Cấu trúc tầng lớp của dòng thơ “ Ta về / ta nhớ / những hoa / cùng người ” gợi nỗi nhớ chồng chất
mênh mang, thiết tha, sâu nặng , nhớ về khung cảnh thiên nhiên , nhớ về con người. Nỗi nhớ này
chưa kịp vơi đi , nỗi nhớ khác đã trào dâng như bao trùm cả không gian Việt Bắc.
Nỗi nhớ ấy đã làm sống lại trong tâm tưởng người ra đi một bức tranh toàn cảnh về Việt Bắc.
Đó là một bức tranh liên hoàn về cảnh và người Việt Bắc qua đủ bốn mùa. Những dòng thơ “ sáu –
tám ” như tự phân đôi , câu sáu tái hiện thiên nhiên , câu tám lại khắc hoạ hình ảnh con người.
Qua hồi tưởng, Việt Bắc là một thế giới thiên nhiên mĩ lệ đầy màu sắc với những vẻ đẹp đa
dạng . Bốn dòng thơ đầu gợi liên tưởng đến một bộ tranh tứ bình, phong cảnh rất quen thuộc đối với
người phương Đông. Mỗi câu thơ giống như một lời đề từ , ca ngợi cảnh đẹp bốn mùa trên quê
hương Việt Bắc. Mùa đông trên nền xanh thẳm bạt ngàn của núi rừng cây lá, nổi lên màu đỏ rực rỡ
của hoa chuối rừng. Màu đỏ tươi ấy làm ấm sáng cả không gian núi rừng Việt Bắc. Khi xuân đến,
đất trời như bừng tỉnh trong sắc áo hoa mơ :
“ Ngày xuân mơ nở trắng rừng ”
Cấu trúc đảo ngữ đã tô đậm không gian trong trẻo tinh khiết, huyền diệu của rừng xuân . Tưởng
chừng như cùng một lúc, vô vàn những nụ hoa bùng nở vào một ngày xuân tươi sáng , tạo nên vẻ
thơ mộng thần tiên của núi rừng Việt Bắc. Cái hay của câu thơ là nó không chỉ mô tả vẻ đẹp bên

ngoài của khung cảnh thiên nhiên mà còn gợi ra sự chuyển động bên trong của vạn vật
Đẹp nhất trong bức tranh này vẫn là cảnh mùa hè:
“ Ve kêu rừng phách đổ vàng ”
“ Vàng ” là màu sắc để miêu tả thu. Ở đây Tố Hữu lại dùng nó để tô đậm thêm vẻ đẹp của núi
rừng Việt Bắc. Khi hè sang , rừng phách lại đột ngột thay đổi sắc màu ngả sang màu vàng lộng lẫy.
Tác giả đã dùng từ “ đổ ” chứ không phải là “ chuyển ” , giống như một điều gì đó bình thường, là
chuyện đương nhiên lúc nào cũng vậy không bao giờ thu được cái nhìn của người đọc vào khung
cảnh , chỉ gợi được một chút gì đó rất thoáng qua không có cảm giác thực.
Bức tranh mùa hè tươi sáng rực rỡ bao nhiêu thì thu đến lại êm đềm, thanh dịu bấy nhiêu . Đêm
trong “ Việt Bắc ” hiện ra không rùng rợn như trong “ Tây tiến ” mà chìm trong ánh trăng êm dịu
,trong trẻo , thanh bình. Ánh trăng rọi sáng không gian và hòa trong tiếng hát.
Bốn câu thơ là bốn bức tranh phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp của núi rừng Việt Bắc. Thiên
nhiên Việt Bắc không hề hoang sơ , u ám ngược lại còn rất trong trẻo , tươi sáng , sinh động trong
các không gian thời gian khác nhau ( sương sớm, nắng chiều, trăng khuya ) , với vẻ đẹp đầy sức
sống Hoài Thanh đã từng nhận xét “ những câu thơ của Tố Hữu viết về thiên nhiên trong Tây Bắc
có thể so sánh với bất kì đoạn thơ miêu tả thiên nhiên nào trong văn học cổ điển ” . Nhìn lại những
dòng thơ này ta không khỏi ngạc nhiên trước những bức tranh có đường nét tươi tắn, dù rằng tất cả
16
chỉ hiện về trong nỗi nhớ. Điều đó chứng tỏ trong tầm hồn nguời ra đi , núi rừng Việt Bắc mãi mãi
còn được nâng niu , trân trọng không thể xóa mờ .
Hình ảnh sâu đậm nhất trong nỗi nhớ thương của người ra đi chính là những con người Việt
Bắc. Không phải ngẫu nhiên tất cả các dòng thơ đều mở đầu bằng nỗi nhớ.
Điệp từ “ nhớ ” diễn tả sự lưu luyến của người ra đi dành hẳn cho con người Việt Bắc. Trong
nỗi nhớ ấy không ai có tên tuổi cụ thể. Họ chỉ là một bóng dáng tình cờ thoáng gặp đâu đó trên nẻo
đường Việt Bắc. Một người đan nón , một cô em hái măng , thậm chí có khi còn không thấy cả
dáng hình mà chỉ là sự phản chiếu ánh sáng của con dao đi rừng gài bên hông. Tiếng hát vọng đến
giữa đêm trăng. Bằng cách khẳng định này tình cảm thắm thiết sâu nặng của những con người
kháng chiến với đồng bào Việt Bắc. Họ yêu thương , gắn bó với mảnh đất này tới mức “ nhớ cả
những người không quen biết ” chứng tỏ tất cả những ai trên mảnh đất ấy đều rất đỗi gắn bó yêu
thương . Không chỉ thế , hình ảnh con người đều gắn liền với công việc lao động thường ngày. Mỗi

hình ảnh đều gợi nên một phẩm chất cao quý của người dân Việt Bắc, đó là những con người mạnh
mẽ của núi rừng “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng ” . Câu thơ là sự phát hiện độc đáo của Tố
Hữu mang màu sắc rất Việt Bắc . Ánh mặt trời chiếu vào dao gài ở thắt lưng tạo nên sự phản quang
lấp lánh . Người lao động được đặt vào vị trí rất cao trong không gian của thiên nhiên và vũ trụ. Họ
vừa là trung tâm của bức tranh lại vừa có sức tỏa sáng . Hình ảnh “ Cô em gái hái măng một mình ”
gợi lên sự chịu thương chịu khó , còn tiếng hát ân tình giữa đêm thu lại nói lên tấm lòng đôn hậu sắt
son. Họ đã trở thành hiện thân cho nhân dân Việt Bắc gần gũi , bình dị và thắm thiết nghĩa tình.
Nhờ cái nhìn nghệ sĩ và đặc biệt là tình yêu thắm thiết với quê hương Việt Bắc đã tạo thành một
bức tranh trữ tình tuyệt đẹp về quê hương Việt Bắc. Âm hưởng của những câu thơ lục bát uyển
chuyển , nhịp nhàng , giọng thơ tâm tình , ngọt ngào đã khiến cho đoạn thơ như khúc hát tâm tình
xúc động . Từ “ nhớ ” được láy đi láy lại nhiều lần với những sắc thái khác nhau đã diễn tả sự lưu
luyến bội phần của tác giả với Việt Bắc.
Đoạn thơ đã thể hiện tình cảm thiết tha , sâu nặng của những người kháng chiến dành cho quê
hương Việt Bắc. Nó là cội nguồn tạo nên sức mạnh giúp họ vượt lên được mọi thiếu thốn , khốc liệt
của cuộc kháng chiến trường kì. Tình yêu cách mạng thủy chung son sắt này cũng là một truyền
thống tốt đẹp của dân tộc ta. Đây cũng là đoạn thơ in đậm dấu ấn riêng của ngòi bút Tố Hữu . Đó là
chất trữ tình chính trị , chất lãng mạn , tính dân tộc đậm đà , giọng điệu tâm tình , tha thiết.
Với Việt Bắc “ Tố Hữu đã nâng vẻ đẹp của người lao động lên một tầm cao mới vì họ chính là
những chủ nhân mới của đất nước ”. ( Xuân Diệu ) .
Câu 15
Đề bài: Bình Giảng
‘‘Những đường Việt Bắc của ta
……
Đèn pha bật sáng như ngáy mai lên.’’
Gợi ý trả lời
Tố Hữu là một nhà thơ lớn của nước ta. Những tác phẩm của ông luôn làm rung động trái tim
người đọc. Trong đó, ‘‘Việt Bắc’’ là bài thơ để lại trong lòng người đọc nhiều xúc cảm và suy nghĩ.
Bài thơ không chỉ là khúc ca ân tình mà còn là bản tổng kết bằng thơ của mười lăm năm cách mạng.
Bên cạnh những đoạn trữ tình ngọt ngào, ta lại gặp những khúc anh hùng ca tràn đầy khí thế chiến
thắng của quân dân ta mà tiêu biểu là bức tranh ‘‘Việt Bắc ra quân hùng vĩ’’ :

‘‘Những đường Việt Bắc của ta
……
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.’’
17
Bức tranh ‘‘Việt Bắc ra quân’’ đã được Tố Hữu miêu tả thật là hoành tráng với hào khí ngất trời
của những con ngườI mới xuất quân mà đã như cầm chắc phần thắng trong tay
‘‘Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng núi non.’’
Hai câu đầu là nét tả khái quát. Tác giả tả con đường ra trận nhưng là để nói lên khí thế dũng
mãnh của người ra trận. Hai câu đầu vang lên với âm hưởng hào hùng tái hiện lại không khí sôi
động của những ngày thuộc giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến.
Trong thơ Tố Hữu , con đường xuất hiện khá nhiều và giàu ý nghĩa. Có khi là con đường cụ thể
trên quê hương đất nước ‘‘Đường nở ngực những hàng dương liễu nhỏ…’’, có khi là con đường
cách mạng, con đường kháng chiến của dân tộc : “Đường cách mạng dài theo kháng chiến. Đến
hôm nay đường xuôi về bản…”. Từ khi mớI đến với cách mạng, Tố Hữu đã song hành cùng với con
đường này . Con đường máu lửa ấy đã trở thành con đường chiến thắng. Với Việt Bắc, sức mạnh
của dân tộc ta luôn gắn liền với con đường chiến thắng này. Ở đây, một lần nữa nhà thơ nhớ lại
những con đường Việt Bắc. Trên những nẻo đường ấy, ngày đêm rầm rập bước chân của những
đoàn quân nối tiếp nhau ra trận :
“Quân đi điệp điệp trùng trùng…”
Đội quân đông đảo hùng hâụ ấy có thể làm rung trời chuyển đất. Họ hiện lên với một tầm vóc
phi thường, sánh ngang cùng vũ trụ: “Ánh sao đầu súng bạn cùng núi non”. Hình ảnh thơ này vừa
thực vừa lãng mạn. “Khẩu súng” là biểu tượng của thiên nhiên của niềm hi vọng. Hành quân đi
trong đêm như những người lính đang hành quân dướI ánh sao trời và ánh sao như đang chiếu rọi
ngay trên đầu súng, như đang cùng ngườI lính hành quân ra trận. Hình ảnh này khiến ta nhớ đến
những hình ảnh đẹp, rất đỗi thi vị của những người lính đang đứng gác chờ giặc tới trong bài “Đồng
chí” (Chính Hữu) “Đầu súng trăng treo”. VớI hình ảnh này, Tố Hữu không chỉ tô đậm sức mạnh
rung trời chuyển đất, tư thế tầm vóc lớn lao phi thường của ngườI lính cách mạng mà còn khám phá

và ngợi ca vẻ đẹp phong phú tiềm ẩn trong tâm hồn họ. Đó là những con người đang nắm chắc tay
súng để chiến đấu, họ phải chịu bao khó khăn gian khổ và mất mát hi sinh, nhưng trái tim họ vẫn rất
nhạy cảm, tinh tế trước cái đẹp, trước cuộc đời. Theo họ ra trận không chỉ có cây súng mà còn có
ngàn sao trời lấp lánh.
Trong hai câu thơ tiếp, nhà thơ đã kết hợp những hình ảnh thực và hình ảnh tưởng tượng bay
bổng lãng mạn:
“Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”
Trong những ngày cuối của cuộc kháng chiến, từng đoàn dân công ngày đêm vận chuyển vũ
khí, lưong thực chi viện cho tiền tuyến. Đây là hình ảnh hùng tráng và hùng vĩ của cuộc chiến tranh
nhân dân. Với cấu trúc đảo ngữ “dân công đỏ đuốc từng đoàn” đã gợi ra sự điệp trùng vô tận của
từng đoàn dân công. Câu thơ không có chữ “điệp trùng” mà ta vẫn thấy sự trùng điệp ấy. Hiện thực
của cuộc kháng chiến đã được nhà thơ nâng lên thành biểu tượng của sức mạnh kì diệu của nhân
dân. “Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”, hình ảnh bàn chân được tác giả phóng đại cường điệu,
thể hiện sức mạnh vô địch của cuộc chiến tranh nhân dân. Bàn chân của nhân dân được đo bằng sức
mạnh của thần thoại: bước chân của những người ra trận đã hoá thành bước chân của những người
khổng lồ có sức mạnh trùm lấp trùm lấp cả vũ trụ. Tàn lửa để soi đường đã làm bừng sáng cả đất
trời. Chưa có bao giờ cuộc kháng chiến của dân tộc ta lại hoành tráng và hùng vĩ đến thế. Những
hình ảnh thơ đậm màu sắc sử thi đã phản chiếu vẻ đẹp của những con người vô danh song đã góp
phần không nhỏ làm nên thắng lợi của dân tộc. Bên cạnh đó, bức tranh kháng chiến còn hiện lên với
những hình ảnh mới, đường nét mới của một giai đoạn mới:
“Nghìn năm thăm thẳm sương dầy
18
ốn pha bt sỏng nh ngy mai lờn.
ú l hỡnh nh nhng on xe c gii ra trn. S hựng v ca nhng on quõn y c o
bng thc o ca nghỡn ờm lch s. nh sỏng ca nhng ngn ốn pha bng lờn gia rng
khng nh nim tin vo s chin thng ca tng lai. Nghỡn ờm l dũng thi gian ng ng
ca mt thi chin u chng cht gian nan th thỏch. Mn sng dy khụng ch l t thc thiờn
nhiờn khc nghit ca nỳi rng m cũn l hỡnh nh n d cho nhng on ng gian nan ca
nhng con ngi i khỏng chin. Nghỡn ờm thm thm sng dy y ó dc xua i bi ỏnh ốn

pha bt sỏng. S i lp tng phn gia sng dy thm thm v ốn pha bt sỏng ó lm ni
bt giỏ tr ca ngn ngy khỏng chin th hin nim tin vo ngy chin thng ang n gn.
Nh vy, ch vi tỏm dũng th, nh th T Hu ó tỏi hin ckhungcnh chõn thc v
honh trỏng ca quờ hng cỏch mng Vit Bc, ng thi on th cũn th hin c nột c sc
trong ngh thut th ca T Hu. on th y gúp phn lm nờn thnh cụng ca tỏc phm Vit
Bc.

Cõu 16
Đề bài: Bình giảng đoạn thơ sau:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Trôi dòng nớc lũ hoa đong đa
Gi ý tr li
Nói đến Quang Dũng, chúng ta không thể không nhắc đến bàI thơ Tây tiến 1 thi phẩm nổi
tiếng và tiêu biểu nhất cho hồn thơ của ông. Đợc viết vào năm 1948 khi Quang Dũng vừa rời xa đơn
vị Tây Tiến một thời gian, bài thơ là một nỗi nhớ da diết, sâu nặng hớng về đoàn quân tây tiến, về
một đoạn đời rất mực đau khổ nhng cũng rất đỗi hào hùng của những ngời lính Tây Tiến. Đặc biệt
bài thơ còn gợi lại những kỉ niệm sâu sắc, một thời từng gắn bó với những ngời lính ấy qua đoạn thơ:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Trôi dòng nớc lũ hoa đong đa.
Nếu nh ở đoạn thơ đầu là cảm hứng tràn trề về cuộc hành trình đầy gian khổ, tự hào của các
chiến sĩ Tây Tiến thì ở đoạn thơ này bằng những nét vẽ mềm mại, tinh tế, tài hoa Quang Dũng đã
khắc hoạ nên một Tây Bắc thơ mộng với cái thực, cái ảo đan cài, dệt nên đêm liên hoan lửa trại đầy
cuốn hút.
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về viên chăn xây hồn thơ.
Đó chính là đêm hội đuốc hoa, đêm liên hoan lửa trại giữa bộ đội Tây Bắc với đồng bào địa

phơng một đêm hội hết sức đơn sơ giữa hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn của thời chiến. Thế nhng
qua con mát đầy trẻ trung và lãng mạn của Quang Dũng đêm hội ấy đã trở thành dạ tiệc huy hoàng
lộng lẫy với áng sáng rực rỡ của ngàn đuốc hoa vừa đột ngột thắp lên. Bằng cách nói đảo ngữ
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa tác giả đã tô đậm ấn tợng về thứ ánh sáng rực rỡ đó. Nó làm
sáng rực lên không gian của núi rừng và chính trong ánh sáng lung linh ấy hiện lên vẻ đẹp của ngời
con gái Tây Bắc:
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Cảnh hiện lên trong hoài niệm nhng lời thơ lại gợi lên cho ta cảm giác nh cảnh đang hiện
lên ngay trớc mắt: Hai tiếng Kìa em vang lên thể hiện sự ngạc nhiên sung sớng đến ngỡ ngàng của
những ngời lính trẻ trớc vẻ đẹp dịu dàng, tình tứ, mới lạ của những thiếu nữ Tây Bắc. Họ đã say sa
19
chiêm ngỡng vẻ đẹp ấy trong bộ xiêm áo lộng lẫy, trong tiếng khèn, trống nhạc. Một loạt từ ngữ
xiêm áo, khèn, e ấp toát lên những hơng vị xứ lạ, mang hồn riêng của vùng sơn cớc chính bởi vậy
nó có sức thu hút, quyến rũ rất lớn đối với những chàng trai đất Hà thành và trong khoảng khắc ấy
tâm hồn của những ngời lính trẻ nh đang bay lên trong giấc mơ về tình yêu và hạnh phúc.
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.
Họ mơ về Viên Chăn, về một ngày thắng lợi. Khi biên giới Lào Việt sạch bóng quân thù
và khi đó họ có thể chung hởng niềm vui, niềm hạnh phúc của cuộc sống thành bình với nhân dân n-
ớc bạn.
Rời xa hình ảnh chan hoà, màu sắc âm thanh và rất tình tứ của hội đuốc hoa Quang Dũng
đã đa tới ngời đọc một Tây Bắc sông nớc mênh mông mờ ảo.
Ngời đi Châu Mộc chiều sơng ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng ngời trên độc mộc
Trôi dòng nớc lũ hoa đong đa.
Trong đoạn thơ này, ta thấy vang lên điệp khúc của những câu hỏi, có thấy, có nhớ phải
chăng nhà thơ muốn đánh thức trong tâm tởng muốn gợi về trong nỗi nhớ của ngời lính Tây Tiến
những hồi ức đẹp nhất của miền Tây Bắc và ở đây Tây Bắc thực sự đã trở thành bức tranh sông nớc
với nét tinh tế tài hoa.
Ngời đi Châu Mộc chiều sơng ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ.
Lại một lần nữa Tây Bắc chìm trong màn sơng mờ ảo. Không gian thời gian nh trộn lẫn với
nhau toạ nên một chất thơ riêng của vùng rừng núi mỗi khi chiều buông xuống và chính trong khung
cảnh vừa thực vừa ảo ấy những ngời lính trẻ với tâm hồn lãng mạn đã thấy hồn lau nẻo bến bờ,
thấy bạt ngàn rừng lau trong gió nh có hồn nh xôn xao một nỗi niềm. Những bông lau xám ấy phất
phơ trong gió bao giờ cũng gợi lên khung cảnh vắng vẻ quạnh hiu của núi rừng Tây Bắc cho nên tác
giả đã đặt hồn lay ấy ở trên nền không gian nẻo bến bờ. Khiến cho cảm giác về không khí tĩnh
lặng của vùng rừng núi hoang sơ càng đợc tô đậm thêm. Câu thơ nh vẽ ra trớc mắt ngời đọc những
triền sông bờ suối hoang vu nh cha từng có dấu chân ngời. Chỉ có ngàn lau xám bạc đang phất phơ
cùng gió và đối với những thanh niên ra đi từ ba sáu phố phờng Hà Nội không gian quạnh hiu mà
nguyên sơ tinh khiết này đã trở thành vẻ đẹp riêng biệt của vùng sơn cớc:
Có thấy dáng ngời trên độc mộc
Trôi dòng nớc lũ hoa đong đa.
Tính hàm xúc của ngôn từ đã khiến những dòng thơ gợi lên những cách hiểu khác nhau. Có
ý kiến cho rằng những câu thơ này ghi lại cảm giác lãng mạn của ngời lính Tây Tiến khi họ đối diện
với thiên nhiên và con ngời Tây Bắc, họ nhớ đến dáng hình uyển chuyển thanh thoát của ngời thiếu
nữ trên những con thuyền độc mộc và những nhánh lan rừng đong đa bên suối nh làm duyên với con
ngời. Nhng có ý kiến lại cho rằng câu thơ mô tả nỗi nhớ của ngời lính Tây Tiến về cuộc sống nhiều
gian khổ, thử thách và thơ mộng của họ. Trên dòng suối lũ nổi bật dáng khỏe khoắn của những con
ngời chèo thuyền và ngay lúc băng qua dòng suối lũ họ đón nhận và xót thơng cho những bông hoa
rueng đang trôi dạt. Sóng dẫu hiểu theo cách nào câu thơ vẫn làm nổi lên vẻ đẹp tâm hồn của những
ngời lính Tây Tiến, ho đã yêu thơngm gắn bó với mảnh đất này bằng tất cả tâm hồn nhạy cảm, tinh
tế và lãng mạn của mình.
Bằng tấm lòng và ngôn từ Quang Dũng đã thực sự thành công khi vẽ lên một Tây Bắc thơ
mộng với cái thực cái ảo đan xen, hoà quện va ông đã thành công hơn nữa khi đã khắc hoạ chân
dung những ngời lính Tây Tiến anh dũng trong chiến đấu; lãng mạn trong tình yêu đối với thiên
nhiên và con ngời Tây Bắc.
Cõu 17
Đề bài: Phân tích hình tợng ngời lính trong tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng
20

Gi ý tr li
Hình tợng ngời lính là mảng đề tài trung tâm của thơ ca kháng chiến. Đã có rất nhiều thi phẩm đặc
sắc viết về mảng đề tài này, tiêu biểu là Đồng Chí của Chính Hữu, Nhớ của Hồng Nguyên,
Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân Trong đó ta không thể không kể đến Tây Tiến của
Quang Dũng. Với Tây Tiến Quang Dũng đã đóng góp cho văn học Việt Nam một hình tợng tuyệt
đẹp về ngời lính. Trong bài thơ những ngời lính Tây Tiến hiện lên với vẻ đẹp lãng mạn vừa hào hùng
lại rất đỗi hào hoa, bi tráng.
Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng vợt lên trên hiện thực, hớng tới tơng lai, tìm tới một cái gì tơi
sáng hơn. Cảm hứng lãng mạn này thờng đem lại cho con ngời ta ý chí sức mạnh, niềm tin để vơn
lên trên thực tế đầy gian truân khổ ải. Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng đợc viết với cảm hứng
lãng mạn và hiện thực. Nhà thơ đã tập trung làm nổi bật vẻ đẹp hào hoa lãng mạn của ngời lính Tây
Tiến và đây cũng là phát hiện độc đáo mới mẻ nhất của Quang Dũng về hình tợng ngời lính. Vẻ đẹp
lãng mạn ấy trớc hết đợc thể hiện trong cái nhìn thiên nhiên con ngời Tây Bắc. Nh chúng ta đã biết
những ngời lính Tây Tiến vốn là những tri thức ra đi từ ba sáu phố phờng Hà Nội . Họ chỉ quen sống
trong cuộc sống nơi thành thị vì thế mà khi đặt chân lên mảnh đất đầy rừng núi hoang vu hiểm trở
họ đã quan sát nó với ánh mắt vừa ngạc nhiên ngỡ ngàng lại vừa náo nức. Trong ánh mắt của họ
thiên nhiên nơi rừng núi Tây Bắc hiện lên vừa hùng vĩ hoang sơ, bí ẩn dữ dội lại rất đỗi thơ mộng,
hữu tình. Ngay từ cái nhìn đầu tiên, những ngời lính Tây Tiến đã cảm nhận đợc nét thơ mộng của
núi rừng Tây Bắc. Đó là khoảng không gian mang vẻ đẹp huyền ảo đầy sơng khói của miền đất xa
xô này:
Mờng lát hoa về trong đêm hơi
Đây là một hình ảnh thơ rất đẹp và rất đỗi thơ mộng. Với cách nói hoa về trong đêm hơi nhà thơ
đã gợi nên một đêm sơng lãng đãng huyền ảo và nổi bật trong không gian mờ ảo đấy là vẻ đẹp của
những nhánh lan rừng. Nghệ thuật nhân hóa hoa về khiến cho cảnh vật trở nên sống động, có hồn.
Tâm hồn của những ngời lính Tây Tiến còn xao xuyến rung động trớc một chiều sơng Châu Mộc mờ
ảo, trớc những bông lau xám trên những triền núi đá của một không gian hoang sơ tĩnh lặng của
miền núi rừng cô tịch này:
Ngời đi Châu Mộc chiều sơng ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Đi trong chiều sơng ấy những ngời lính Tây Tiến với tâm hồn lãng mạn đã thấy hồn lau nẻo bến

bờ thấy ngàn lau hai bên bờ sông đang lay động nh có hồn. Với một tâm hồn nhạy cảm và tinh
tế, những ngời lính Tây Tiến đã cảm nhận đợc vẻ đẹp của một chiều sơng huyền ảo với những ngàn
lau xám hiu hắt một vẻ đẹp nguyên sơ và tinh khiết. Hình ảnh này đã tạo nên chất thơ của núi
rừng Tây Bắc. Không chỉ vậy ánh mắt trẻ trung lãng mạn của những ngời lính còn say sa chiêm ng-
ỡng những dáng hình của những thiếu nữ trẻ trung uyển chuyển trên những con thuyền độc mộc
xuôi dòng nớc lũ:
Có nhớ dáng ngời trên độc mộc
Trôi dòng nớc lũ hoa đong đa
Tâm hồn lãng mạn của những ngời lính Tây Tiến còn đợc thể hiện ở những cảm nhận, những rung
động tinh tế của họ trong đêm lửa trại - đêm hội đuốc hoa. Khi họ say sa trong tiếng khèn, tiếng
nhạc và những vũ điệu độc đáo và trong vẻ đẹp của những cô gáI miền sơn cớc với những trang phục
lộng lẫy:
Doang trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Những câu thơ không chỉ gợi lại cáI không khí tng bừng nhộn nhịp của doanh trại trong đêm liên
hoan mà còn gợi cho chúng ra cáI tng bừng nhộn nhịp trong những ngời lính trẻ - những con ngời
có tâm hồn lãng mạn, hào hoa và mơ mộng. Vẻ đẹp lãng mạn thơ mộng của những ngời lính Tây
21
Tiến còn đợc biểu hiện ở chỗ là họ đã mở rộng tráI tim của mình để đón nhận vẻ đẹp của tình ngời
nơI phơng xa xứ lạ. Đó là những phút giây họ đợc quây quần bên bếp lửa với những hơng thơm nồng
nàn của nồi xôi nếp đầu mùa:
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Đặc biệt, tâm hồn hào hoa lãng mạn của những ngời lính Tây Tiến đợc thể hiện rất rõ trong những
giấc mơ về tình yêu và hạnh phúc. Trong những phút giây say sa trong tiếng khèn, tiếng nhạc, trong
ánh sáng lung linh của đêm lửa trại tâm hồn những ngời lính nh bay lên với những khát vọng tha
thiết mãnh liệt về tình yêu và hạnh phúc:
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Phải là những con ngời hào hoa và lãng mạn lắm thì những ngời lính mới có thể mơ đến Viên
Chăn, mơ về tình yêu và hạnh phúc. Hành quân trên con đờng đầy gian nan và khốc liệt của chiến
tranh nhng trong tâm hồn của mỗi ngời lính Tây Tiến vẫn luôn lu giữ vẻ đẹp những thiếu nữ Hà
thành:
"Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm"
Đây chính là vẻ đẹp rất riêng và rất độc đáo trong hình tợng ngời lính Tây Tiến. Họ hiện lên không
chỉ là những con ngời mang trong mình khát vọng chiến đấu mãnh liệt và trong họ còn có những
tình cảm tinh tế, mơ mộng. Và có thể nói cảm hứng lãng mạn này đã đem đến cho những ngời lính
Tây Tiến ý chí, nghị lực để sống chiến đấu vợt qua những gian nan thử thách của cuộc chiến tranh.
Bên cảnh vẻ đẹp hào hoa lãng mạn hình tợng ngời lính Tây Tiến còn đơc khắc họa với vẻ đẹp hào
hùng bi tráng. Cái "bi" thờng là những cái buồn, cái đau thơng mất mát. Nhng điều đặc biệt ở đây là
Quang Dũng đã không hề né tránh hiện thực mà thậm chí ông còn tô đậm những gian khổ mất mát
hi sinh trong cuộc đời ngời lính. Những gian khổ khốc liệt ấy đợc thể hiện qua con đờng hành quân
của những ngời lính.Trên con đờng hành quân lên Tây Bắc họ phải vợt qua bao gian nan thử thách,
vợt qua những miền đất đầy mây mù hiểm trở với những dốc đèo gập ghềnh "khúc khuỷu", qua
những thác nớc dữ dội thú dữ luôn rình rập. Bởi thế có lúc đoàn quân nh bị vùi lấp trong sơng mịt
mù:
"Sài Khao sơng lấp đoàn quân mỏi"
Những lúc khó khăn gian khổ và thời tiết khắc nghiệt của chốn rừng thiêng nớc độc của nơi núi
rừng Tây Bắc đã khiến cho những ngời lính Tây Tiến trở nên tiều tụy xơ xác:
"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm"
Không chỉ nhắc đến những khó khăn gian khổ mà Quang Dũng còn nhiều lần nói đến cái chết, cái
mất mát hi sinh của ngời lính Tây Tiến. Khi thì là hình ảnh ngời chiến sĩ gục ngã trên con đờng
hành quân:
"Anh bạn dãi dầu không bớc nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!"
Khi thì là những nấm mồ nhỏ nhoi đơn độc nằm lọt thỏm giữa vùng biên ổi xa xôi:
"Rải rác biên cơng mồ viễn xứ"
và cả những cái chết hết sức thơng tâm:

"áo bào thay chiếu anh về đất"

Trong bài thơ Quang Dũng đã phơi bày toàn bộ những mất mát hi sinh mà những ngời lính Tây
Tiến phải đối mặt trên bớc đờng hành quân. Thế nhng hình tợng ngời lính trong bài thơ thể hiện lên
không hề yếu ớt bi lụy mà trái lại hiện lên với vẻ đẹp khỏe khoắn hào hùng. Cái hùng tráng của
những ngời lính Tây Tiến toát lên từ tâm hồn tràn đầy sức sống, từ tinh thần lạc quan phơi phới của
họ:
"Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời"
22
Đoàn quân Tây Tiến phải vợt qua những đèo dốc trập trùng hiểm trở và những đỉnh núi cao vút.
Đây quả là những khó khăn thử thách lớn với những chàng trai ra đi từ 36 phố phờng Hà Nội. Thế
nhng họ đã vợt qua tất cả và khi đến đỉnh núi những ngời lính thấy "súng ngửi trời". Hình ảnh thơ
này chứa đựng nụ cời tinh nghịch, hóm hỉnh và cái nhìn trẻ trung hồn nhiên của ngời lính Tây Tiến.
Câu thơ gợi cho ta cảm nhận những khó khăn gian khổ của những ngời lính Tây Tiến đã biến mất
mà chỉ còn lại tâm thế oai nghiêm sừng sững sẵn sàng vợt qua mọi gian nguy thử thách của họ. Bất
chấp mọi thiếu thốn t thế của những ngời lính vẫn hiên ngang tràn đầy khí thế tiến công, hình hài
của họ có thể xơ xác đi vì đói khát, ốm đau, bệnh tật. Thế nhng phong thái của họ vẫn đờng vệ, vẫn
oai nghiêm dữ tợn nh những vi chúa sơn lâm:
"Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới"
ánh mắt trừng gửi mộng thể hiện một dũng khí lớn lao của những ngời lính. Bất chấp mọi khó
khăn gian khổ, trong họ luôn sục sôi nhiệt huyết và khát vọng chiến đấu cho Tổ Quốc, cho lí tởng
quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh. Thậm chí ngay cả trong cái chết những ngời lính Tây Tiến cũng
toát lên vẻ đẹp ngang tàn kiêu dũng và đậm chất bi tráng. Trên con đờng hành quân có những ngời
lính đã gục ngã nhng họ đã gắng gửi đến giây phút cuối cùng. Và họ tỏ ra xem thờng cái chết:
Chiến trờng đi chẳng tiếc đời xanh
Chính nhng suy nghĩ nh vậy đã xóa mờ đi trong những ngời lính Tây Tiến cảm giác về sự hi sinh.
Sự kết hợp hài hòa hai yếu tố hào hùng bi tráng và hào hoa lãng mạn đã đem lại một vẻ đẹp đặc
biệt cho hình tợng những ngời lính Tây Tiến. Cảm hứng lãng mạn đã khiến cho ngòi bút của Quang

Dũng mỗi khi chìm vào cái bi lập tức lại đợc nâng lên bởi đôi cánh của lí tởng, của những cái cao
cả. Đối với những ngời lính Tây Tiến cái chết không phải là sự chấm dứt bởi vì họ thiết tha dâng
hiến cuộc đời mình cho Tổ Quốc cho nên cái chết đối với họ nhẹ tựa lông hồng. Cái chết ở họ không
phải là mất mát mà họ đang về với đất mẹ đang hóa thân vĩnh viễn vào sông núi, đất nớc:
áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Trong phút giây đa tiễn những ngời lính trở về với đất mẹ thân yêu có khúc nhạc vĩnh tiến hùng
tráng dữ dội của Sông Mã. Âm hởng hoành tráng này đã nâng những ngời lính Tây Tiến lên tầm vóc
sử thi, khiến họ trở nên lớn lao, kì vĩ và cái chết vô danh của họ đã trở thành cái chết bất tử.
Khắc họa vẻ đẹp hào hoa bi tráng của ngời lính Tây Tiến, Quang Dũng đã góp thêm một tiếng nói
mới mẻ độc đáo khi ông tái hiện cuộc sống và phẩm chất những ngời lính thời kháng chiến chống
Pháp. Chính sự tìm tòi ra nét riêng biệt này của Quang Dũng về hình tợng ngời lính đã tạo nên sức
sống bền vững cho tác phẩm của ông. Bởi vì chân lí muôn đời của văn chơng là Văn chơng không
chỉ là lĩnh vực của cái đẹp mà còn là lĩnh vực của cái riêng biệt độc đáo.
Cõu 18
bi : Bỡnh ging kh th sau trong bi th Tõy Tin ca Quang Dng:
Sụng Mó xa ri Tõy Tin i

Mai Chõu mựa em thm np xụi.
Gi ý tr li
V p ca nhõn dõn,ca t nc ó tr thnh i tng khỏm phỏ v phn ỏnh ca nn vn hc
mi.Bi vỡ hai cuc khỏng chin trng kỡ khc lit vi bao thiu thn gian kh hy sinh ó tr
thnh cỏi nn nhng v p tim n trong tõm hn con ngi Vit Nam ta sang hn bao gi
ht.Rt nhiu nh vn,nh th ó khc ha thnh cụng v p ú nh Chớnh Hu,Lờ Anh Xuõn,
Phm Tin DutQuang Dng cng gúp vo mt ting núi c ỏo vi bi th Tõy Tin .
õy,tỏc gi ó tỏi hin mt cỏch chõn thc v ti hoa khung cnh hựng v,th mng ca thiờn nhiờn
23
đất nước và cốt cách hiên ngang của những người lính Cách mạng.Ta có thể cảm nhận điều đó ngay
trong đoạn thơ mở đầu:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi


Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
Bài thơ đựơc mở đầu bằng tiếng gọi tha thiết :
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”.
Hình ảnh dòng sông Mã đã gợi lên không gian hùng vĩ của miền Tây Bắc, gợi cả sự xa xôi cách trở
giữa nhà thơ và đoàn quân Tây Tiến.Song khoảng cách không gian chỉ càng khiến nỗi nhớ thêm da
diết ,mãnh liệt.Nó bật lên thành tiếng gọi: “Tây Tiến ơi”_ như thể đoàn quân ấy đã hóa thành một
hình dáng cụ thể,gần gũi thân thương .Nỗi nhớ như nhuốm cả không gian của núi rừng.Hai từ nhớ
được điệp lại trên cùng một dòng thơ đã tô đậm ấn tượng về nỗi nhớ thương chồng chất trong trái
tim nhà thơ. Đặc biệt là cách nói “nhớ chơi vơi” khiến tâm trạng kia như có sức lan tỏa lạ kì.Nó làm
sống lại trong lòng người biết bao cảm xúc, bao kỉ niệm về thiên nhiên Tây Bắc ,về đoàn quân Tây
Tiến.
Trước hết nỗi nhớ làm sống dậy hình ảnh của một thiên nhiên thơ mộng tình tứ với những khoàng
không gian đầy sương khói:
“Sài khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
Có thể nói đây là một nét đẹp đặc trưng của miền Tây Bắc nên nó cứ trở đi trở lại trong dòng hồi ức
của nhà thơ. Khi là một màn sương dày đặc bao phủ cả đất trời khiến đoàn quân như bị vùi lấp,bị
chìm đi trong sương. Có khi lại là một đêm hơi lãng đãng huyền ảo “hoa về trong đêm hơi”. Hình
ảnh nhân hóa “hoa về” đã diễn tả chính xác cảm giác ngỡ ngàng thú vị của những người lính Tây
Tiến khi chợt nhận ra sự hiện diện của một nhánh hoa rừng giữa đêm sương mờ ảo. Nó phản chiếu
cả niềm hân hoan và sự gắn bó với thiên nhiên nơi này tưởng như những đóa hoa rừng cũng có linh
hồn biết tìm về để vui đón con người. Núi rừng Tây Bắc còn trải ra trước mắt với những thung lũng
êm đềm :
“Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Dòng thơ toàn thanh bằng gợi tả vẻ êm đềm tĩnh lặng của những thung lũng đang chìm trong màn
mưa.Mưa biến cả không gian nay thành mặt biển và những ngôi nhà nơi xóm núi thấp thoáng hệt
như những cánh buồm, những con thuyền, Khung cảnh hiện lên vừa chân thực vừa thơ mộng.
Thiên nhiên Tây Bắc không chỉ thơ mộng tình tứ mà còn hiểm trở với bao đèo dốc núi non trập

trùng cao ngất:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửu trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”
Điệp từ dốc và cấu trúc tầng lớp của dòng thơ thứ nhất đã tô đậm ấn tượng về độ cao và những dốc
núi miền Tây Bắc,chiều cao như chồng chất đến vô tận. Lại thêm hàng loạt từ láy tượng hình “khúc
khuỷu”, “thăm thẳm” , “heo hút”… làm cho người đọc có cảm giác như đang nhìn thấy một con dốc
quanh co gập ghềnh cao vút, dường như trong chiều cao có cả độ sâu thăm thẳm.Hình ảnh “heo hút
cồn mây” càng nhấn mạnh cái chiều cao vô tận đó. Nơi đó vắng lặng không có dấu vết của sự
sống.Câu thơ thứ ba được ngắt thành hai vế với những từ ngữ tương phản,như bị bẻ gãy thành
đường gấp khúc mang dáng núi cao ngất. Không gian được mở ra ở nhiểu chiểu,chiểu nào cũng
thăm thẳm hun hút như không có giới hạn. Đúng là hình ảnh đèo dốc ,núi non của miển Tây Bắc
nổi tiếng hiểm trở. Dưới ngòi bút của Quang Dũng, thiên nhiên Tây Bắc còn hiện lên với vẻ hoang
sơ bí ẩn và dữ dội:
“Chiều chiểu oai linh thác gầm thét
24
ờm ờm mng Hch cp tiờu ngi
Nhng khong thi gian chiu chiu, ờm ờm gi ra khụng gian vng v hoang vu v cm
giỏc rn rn khi i din vi min t l_ ni cha tng in du con ngi. Nh th cũn s dng
hang lot nhng t ng nhõn húa thỏc gm thột, cp tiờu ngi v lờn khung cnh ca chn
sn lõm búng c cõy gi. ú thiờn nhiờn hoang dó hon ton ng tr. a danh mng Hch
cng lm tng thờm n tng v ờm rng bớ n hoang vu tng nh õu õy ang lng vng nhng
bc chõn thỳ d rỡnh rp tiờu dit con ngi.
Trờn nn bc tranh y, ngũi bỳt Quang Dng ó phỏc ha nhng nột u tiờn v on quõn Tõy
Tin. ú l on quõn phi nm tri bao thiu thn,mt mỏt,gian kh,hy sinh trờn con ng chin
u.Cú lỳc h nh b vựi lp gia mn sng but giỏ ca nỳi rng Si khao sng lp on quõn
mi . Cú lỳc h phi dói du trong úi rột trong khớ hu khc nghit ca chn rng thiờng nc c
ti mc khụng ớt chin s ó cht gc trờn ng hnh quõn. Song iu kỡ l l hin thc au thng
khc lit y khụng h khin hỡnh tng on quõn Tõy Tin tr nờn yu t bi ly. Trỏi li nhng
ngi lớnh ny vn toỏt lờn v p ho hựng kiờn cng. Cỏi ngang tang kiờu dng y toỏt lờn qua

t th ca h khi i din vi thiờn nhiờn him tr hựng v:
Heo hỳt cn mõy sỳng ngu tri
Nu nh th vit sỳng chm tri thỡ ch gi c cao ca nhng nh nỳi Tõy Bc, cũn cỏch núi
nhõn húa sỳng ngu trili t c cỏi hn nhiờn lc quan yờu i ca nhng ngi lớnh Tõy Tin
vt qua bao ốo dc nỳi non gp ghnh him tr, tõm hn h vn tr trung hn nhiờn , tinh
nghch , vn húm hnh trn y sc sng.Thm chớ c khi i mt vi cỏi cht h vn ngang tang
kiờu hónh:
Anh bn dói du khụng bc na
Gc lờn sỳng mự b quờn i
Cỏch miờu t ca nh th khin ta cú cm giỏc ngi lớnh ny ó gng gi n tn hi th cui
cựng_gc ngó ngay trờn hng ng.Ging iu th ,bt cn b quờn i bc l thỏi khinh
thng cỏi cht.
Khụng ch th ngi lớnh Tõy Tin cũn tỡm thy trc hin thc gian kh khc lit y nim vui,
nim hnh phỳc ngt ngo ca cuc i ngi lớnh:
Nh ụi Tõy Tin cm lờn khúi
Mai Chõu mựa em thm np xụi
ú l khi h dng chõn ni bn lng quõy qun bờn bp la m nng tỡnh quõn dõn c nc. H
cm nhn ln hng ta ra t ni cm go mi v c sc quyn r ca nhng nng sn n tr trung,
tỡnh t.
on th ó th hin c tỡnh cm chõn thnh mónh lit ca Quang Dng vi min t Tõy Bc
v on quõn Tõy Tin. Qua ú nh th ó tỏi hin thnh cụng v p th mng v hựng v ca
thiờn nhiờnv v p bi trỏng ca on quõn Tõy Tin. õy cng l on th kt tinh nhiu nột c
sc trong ngũi bỳt Quang Dng. S kt hp gia bỳt phỏp hin thc v lóng mng vi ngụn ng th
giu cht nhc,cht ha.
Cõu 19
Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Gi ý tr li

Tây Tiến là bài thơ hay nhất của đời thơ Quang Dũng và cũng là một thành tựu xuất sắc của văn
học kháng chiến. Có thể nói, nếu chọn năm tác giả tiêu biểu cho giai đoạn văn học này có thể không
25

×