Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 10NC- HK2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.62 KB, 5 trang )

Câu hỏi ôn tập học kì II – Vật Lý 10
1/ Điều kiện cân bằng của chất điểm và vật rắn.
- Là tổng hợp lực tác dụng lên vật bằng 0.
0F =
hl
2/ Trọng tâm là gì ? Tính chất đặc biệt của trọng tâm.
- Trọng tâm là điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật.
Tính chất:
- Những lực có giá đi qua trọng tâm làm vật chuyển động tịnh tiến.
- Những lực không có giá đi qua trọng tâm làm vậy xoay rồi chuyển động tịnh tiến.
3/ Quy tắc hợp lực đồng quy.
- Muốn cộng 2 lực có giá đồng quy ta sẽ dời chúng đến điểm đồng quy rồi áp dụng quy
tắc hình bình hành để tìm hợp lực.
4/ Hợp lực của 2 lực // cùng chiều. Hợp lực của 2 lực // trái chiều.
- Hợp lực của 2 lực // cùng chiều là một lực // cùng chiều, có độ lớn bằng tổng các độ lớn
và có giá chia trong khoảng cách giữa 2 giá của 2 lực thành phần thành những đoạn tỉ
lệ nghịch với 2 lực ấy.
- Hợp lực của 2 lực // trái chiều là 1 lực // cùng chiều với lực lớn, có độ lớn bằng hiệu các
độ lớn và có giá chia ngoài khoảng cách giữa 2 giá của 2 lực thành phần thành những
đoạn tỉ lệ nghịch với hai lực ấy.
5/ Moment lực: ĐN, biểu thức, đơn vị.
- Moment là 1 đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay vật của lực và được đo bằng
tích số giữa độ lớn của lực và chiều dài cánh tay đòn.
(N.m)
F.dM
=
(N)(m)
6/ Điều kiện cân bằng của vật có trục quay (Quy tắc Moment)
- Là tổng những Moment lực làm cho nó quay cùng chiều kim đồng hồ phải bằng tổng
những Moment lực làm cho vật quay ngược chiều kim đồng hồ.
7/ Ngẫu lực: ĐN, tác dụng của ngẫu lực, Moment ngẫu lực.


- Hai lực cùng tác dụng vào 1 vật, song song, ngược chiều có độ lớn bằng nhau nhưng có
giá khác nhau gọi là ngẫu lực.
Tác dụng:
- TH vật không có trục quay cố định: vật sẽ quay quanh một trục đi qua trọng tâm và
vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực.
- TH vật có trục quay cố định: Dưới tác dụng của ngẫu lực vật sẽ quay quanh trục cố định
đó.
Moment của ngẫu lực:
F.dM
=
(d:khoảng cách giữa 2 giá của 2 lực thành phần)
Tên:
Lớp:
8/ Các dạng cân bằng:
Cân bằng không bền:
- Là dạng cân bằng mà khi rời khỏi vị trí cân bằng thì vật có khuynh hướng rời xa không
trở lại vị trí cũ.
- Trọng tâm của vật ở vị trí cân bằng cao nhất so với các vị trí khác.
Cân bằng bền:
- Là dạng cân bằng mà khi rời khỏi vị trí cân bằng thì vật có khuynh hướng trở lại vị trí
cũ.
- Trọng tâm của vật ở vị trí cân bằng thấp nhất so với các vị trí khác.
Cân bằng phiếm định:
- Là dạng cân bằng mà mà khi rời khỏi vị trí cân bằng thì vật có thể cân bằng tại mọi vị
trí.
- Trọng tâm có độ cao không đổi.
9/ Định nghĩa mặt chân đế:
- Mặt chân đế là 1 đa giác lồi nhỏ nhất chứa tất cả những điểm mà vật tiếp xúc với mặt
phẳng đỡ.
10/ ĐK cân bằng của vật có mặt chân đế:

- Là trọng tâm của vật phải rơi trên mặt chân đế.
Muốn tăng mức vững vàng của cân bằng thì ta phải:
- Hạ thấp trọng tâm.
- Tăng diện tích mặt chân đế.
11/ Động lượng: ĐN, biểu thức, đơn vị.
- Động lượng là 1 đại lượng vectơ được đo bằng tích số giữa khối lượng của vật với vận
tốc của vật ấy.
Kg m/s
vmp
=
(kg)(m/s)
12/ Định luật bảo toàn động lượng:
- Tổng động lượng của 1 hệ kín luôn luôn được bảo toàn.
13/ Xung của lực (hay dạng khác của đluật II Newton):
Theo ĐL II Newton:
m
F
a =
m
F
Δt

=⇔
ΔtF.mvΔ =⇔
ΔtFpΔ
=
(
:ΔtF
xung của lực)
14/ Công: ĐN, đơn vị.

- Công của 1 lực F trên đoạn đường s là đại lượng A được đo bằng tích số
cosαsFA
=
(F: lực tác dụng; s:đoạn đường vật di chuyển;
)s,F(α =
)
15/ Công suất.
- Là công mà vật thực hiện được trong 1 đơn vị thời gian.
(W)
t
A
N
=
(J)(s) | 1HP = 736 W
16/ Đặc điểm của công của trọng lực:
)hmg(hA
21p
−=
- Công của trọng lực không phụ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo mà luôn luôn bằng tích
của trọng lực với hiệu 2 độ cao đầu & cuối của quỹ đạo.
- Công của trọng lực trên quỹ đạo kín bằng 0.
17/ ĐN lực thế (lực bảo toàn).
- Lực thế là lực mà công của chúng không phụ thuộc vào hình dạng quỹ đạo, mà phụ
thuộc điểm đầu & điểm cuối của quỹ đạo.
Vd: Lực hấp dẫn, lực đàn hồi, lực tĩnh điện.
18/ Động năng: ĐN, công thức, đơn vị. Tính chất.
- Động năng của một vật là năng lượng mà vật có được do vật chuyển động.
(J)
2
đ

m.v
2
1
E
=
(kg)(m
2
/s
2
)
Tính chất:
- Động năng là 1 đại lượng vô hướng.
- Động năng có tính tương đối.
- Động năng có giá trị lớn hơn hay bằng 0.
19/ ĐN thế năng. Thế năng của trọng lực:
- Thế năng là năng lượng mà hệ có được do các vật bên trong hệ tương tác với nhau mà
có và phụ thuộc vào vị trí tương đối giữa các vật bên trong hệ với nhau.
mghE
t
=
(đây là CT thế năng của trọng lực)
20/ Định luật bảo toàn cơ năng:
- Trong hệ kín không ma sát, có sự biến đổi qua lại giữa động năng và thế năng nhưng cơ
năng được bảo toàn.
21/ Định luật bảo toàn năng lượng:
- Trong 1 hệ kín có sự chuyển hóa của năng lượng từ dạng này sang dạng khác nhưng
năng lượng tổng cộng được bảo toàn.
22/ Nội dung của thuyết động học phân tử:
- Các chất được cấu tạo bởi 1 số rất lớn những nguyên tử, phân tử riêng biệt có kích
thước rất nhỏ.

- Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng.
- Chuyển động của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật càng mạnh thì nhiệt độ của
vật càng cao.
- Các nguyên tử, phân tử tương tác với nhau bằng lực hút và lực đẩy phân tử.
23/ Định luật Boyle-Mariotte: phát biểu, công thức.
- Đối với 1 khối khí xác định, khi nhiệt độ không đổi (đẳng nhiệt) thì áp suất biến thiên tỉ
lệ nghịch với thể tích.
2211
VPVP
=
24/ Định luật Charles: phát biểu, công thức.
- Đối với 1 khối khí xác định, khi thể tích không đổi (đẳng tích) thì áp suất biến thiên tỉ lệ
thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
2
1
2
1
T
T
P
P
const.V
=⇔=
25/ Định luật Gay-Lussác: phát biểu, công thức.
- Đối với 1 khối khí xác định, khi áp suất không đổi (đẳng áp) thì thể tích biến thiên tỉ lệ
thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
2
1
2
1

21
T
T
V
V
PP
=⇔=
26/ Thiết lập phương trình trạng thái khí lý tưởng:
- Xét 1 khối khí.
- Trạng thái 1:
)T,V,(P)T,V,(P
222111

'TT:1'1
11
=→
21
'
V'V:21 =→

'V'PVP
1111
=⇒
2
1
2
1
T
'T
P

'P
=⇒

Thế (1) vào:
2
2
1
211
V
T
T
PVP =
2
1
21
T
T
P'P =⇒
(1)
2
22
1
11
T
VP
T
VP
=
27/ Chất rắn:
- phân loại chất rắn

- tính đẳng hướng và dị hướng của chất rắn
28/ Biến dạng cơ của vật rắn:
- biến dạng đàn hồi_biến dạng dẻo
- định luật Húc
- giới hạn đàn hồi, giới hạn bền
- các loại biến dạng khác ( lệch, uốn…)
29/ Hiện tượng dính ướt_không dính ướt
- hiện tượng dính ướt_không dính ướt
- công thức tính độ dâng lên hay hạ xuống của mực chất lỏng trong ống mao dẫn
30/ Áp suất thủy tĩnh _nguyên lý Pascal
- công thức định nghĩa áp suất_đơn vị
- công thức tính áp suất ở độ sâu h
- nguyên lý Pascal_ biểu thức
- ứng dụng của nguyên lý Pascal
31/ Sự chảy thành dòng của chất lỏng_ định luật Bécnulli_ứng dụng
- khái niệm ống dòng_đường dòng
- định luật Bescnulli_biểu thức_ứng dụng

×