Châm cứu cổ điển và hiện đại (Phần 2) - Điều trị một số bệnh thường gặp
Giáo sư-Bác sĩ Quan Đông Hoa
Nguyên chủ nhiệm khoa Đông Y Đại Học Cần Thơ
III. Điều trị một số bệnh thường gặp
A. Bệnh nội nhi
I/ Hệ hô hấp
I.1/ Cảm mạo
Triệu chứng: Đau đầu, mệt mỏi,phát sốt, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, đau họng, có thể gặp thể
bệnh cảm mạo, phong hàn, sợ gió, gai r1t, chảy mũi nước trong, rêu lưỡi trắng mỏng.
Cảm mạo phong nhiệt: sốt cao hơn, sợ gió, ít sợ lạnh, ra mồ hôi, khát nước, rêu lưỡi
vàng mỏng.
Điều trị:
-Phong hàn: châm đại chùy, phong trì, liệt huyết, ngoại quan, phế du, nghinh hương.
-Phong nhiệt: Châm thêm khúc trì, hợp cốc, phong long.
II.2/ Viêm mũi dị ứng
Triệu chứng: bệnh thường gặp lúc thay đổi thời tiết, trời lạnh, ngạt mũi, chảy nước
mũi trong nhiều. Đau gốc mũi và xoang. Kéo dài có thể gây xúc huyết hoặc viêm
nhiễm chảy nước mũi vàng quánh, không sốt hoặc sốt nhẹ, người mệt mỏi, nhức
đầu, khó chịu.
Điều trị: Châm: ấn dường, ngư yêu, nghinh hương, hợp cốc, phong trì.
III.3/ Viêm phế quản cấp
Triệu chứng: Ho nhiều, đờm trắng loãng, sau chuyển nhanh thành đờm, vàng đặc,
sốt tức nhực , khó thở, người mệt mỏi, ăn uống kém, miệng họng khô, háo khát, rêu
lưỡi vàng, đại tiện táo.
Điều trị: Châm tả thiên đột, trung phủ, phế du, liệt khuyết, phong long
I.4/ Hen phế quản
Triệu chứng: Tức ngực, khó thở thành cơn, khó thở ra, người bệnh há mồm, thở khè
khè rất mệt nhọc, sắc mặt nhợt nhạt, có thể tím tái. Tay chân lạnh. Cuối cơn hen có
ho, đờm nhiều. Ngoài cơn ho người mệt mỏi, không có sức, thở nhanh nóng, người
gầy yếu, sợ lạnh.
Có 2 thể bệnh:
- Hen hàn: sợ lạnh thích nóng, chân tay lạnh, đại tiện lỏng, rêu lưỡi trắng mỏng.
- Hen nhiệt: sốt, ho nhiều đờm vàng. Háo khát, thích uống nước mát, đại tiện táo,
nước tiểu đỏ ít, rêu lưỡi vàng dầy.
Điều trị: Cơn hen: định suyễn, suyễn tức, phế du, đản trung, thiên đột, khúc trì.
Châm tả: vê kim mạnh, đến khi dứt được cơn hen. Hen hàn phối hợp cứu từ 10-15
phút.
Ngoài cơn hen: châm bổ thận du, tỳ du, phong long, túc tam lý.
II/ Hệ vận động
II.1/ Thấp khớp:
Triệu chứng: Đau một hoặc nhiều khớp, thường hay bị ở các khớp nhỏ và nhở. Sưng
ít hoặc sưng to kèm nóng đỏ, hạn chế vận động của khớp, lâu ngày gây biến dạng
khớp, teo cơ gây di chứng ảnh hưởng nhiều tới chức năng vận động. Chia làm 2 thể:
Phong hàn thấp tý, các khớp sưng đau, không nóng đỏ, không sốt, đau một khớp
hoặc đau di chuyển, người sợ lạnh, lạnh đau tấy, da thịt tê mỏi, vận động chậm
chạp.
Nhiệt tý: Khớp sưng nóng đỏ, phát sốt, nhức đầu, miệng họng khô. Khớp đau nhiều,
không vận động được ở các khớp lớn như đầu gối, khủy tay có thể tràn dịch ở khớp.
Đại tiện táo, nước tiểu vàng.
Điều trị: Châm A thị huyệt và huyệt lân cận khớp bị đau. Châm thêm: phong hàn
thấp tý:
- Đau nhiều: thận du, quan nguyên phối hợp cứu
- Đau Đau di chuyển nhiều khớp: huyết hải, cách du.
- Mình mẩy tê mỏi, nặng nề: thương khâu, phong long.
Nhiệt tý: châm tả các huyệt lân cận khớp sưng đau. Châm thêm đại chùy, khúc trì,
hợp cốc.
II.2/ Thấp ngoài khớp
Triệu chứng: Là một nhóm bệnh đau nhức mỏi khớp rõ ràng ở vùng khớp, do tổn
thương phần mềm bao bọc xung quanh khớp. Khớp sưng nóng đỏ, hạn chế vận động
nhiều. Toàn trạng nhìn chung còn khỏe mạnh. Thường gặp đau mỏi ở: cổ gáy, khớp
vai, lưng, khớp háng, khủy cổ tay, mặt trong khớp gối. Chú ý tránh nhầm với các
bệnh khớp khác.
Điều trị: Phối hợp châm cứu với xoa bóp để làm mềm cơ, tăng nuôi dưỡng khớp, vận
động khớp.
- Đau cổ gáy, châm phong trì, thiên trụ, đại trữ, kiên tỉnh.
- Đau quanh khớp vai: kiên tỉn, kiên trinh, nhu du, trung phủ, trung chữ, A thị
huyệt.
- Đau lưng: các huyệt trên kinh bàng quang, trong đó có chú ý thứ liêu,t hận du,
can du.
- Đau mé ngoài cẳng tay: A thị huyệt, khúc trì, thủ tam lý
- Đau mỏm châm xương quay: liệt khuyết, dưỡng lão.
- Đau mé trong khớp gối: khúc tuyền, âm lăng tuyền.
- Đau mặt trong khớp háng: bễ quan, quy lai.
II.3/ Chuột rút
Triệu chứng: Xảy ra khi gắng sức quá lâu, thường gặp ở chi dưới. Cơ hoặc một nhóm
cơ bị co rút cứng lại, khiến cho một đoạn chi không vận động được
Điều trị: Gấp ngược đoạn chi đang bị co cứng theo hướng ngược lại để kéo căng cơ
đang bị co rút, châm vào đoạn giữa của cơ đó, vê mạnh, khi cơ đã mềm, day nhẹ
nhàng vào vùng cơ đó để tránh bị c o rút trở lại.
Châm thêm: Vùng cẳng chân sau: Thừa sơn.
Mặt ngoài cẳng chân: Phong long.
Cẳng tay: Ôn lưu
Bả vai: Thiên tông.
III/ Hệ thần kinh
III.1/ Nhức đầu
Triệu chứng: Là triệu chứng chủ quan xuất hiện trong nhiều loại bệnh. Đau toàn bộ
đầu hoặc đau tại một vùng. Đau đầu kém theo mất ngủ. Mệt mỏi, phối hợp với triệu
chứng của bệnh chính.
Cảm cúm: đau đầu, ngạt mũi, ho, sợ lạnh, đau mình mẩy, rối loạn tiêu hóa. Đau dầu,
buồn nôn, đầy bụng, ợ chua.
Cao huyết áp: đau đầu, rức mắt, người bực dọc, bức hỏa lên mặt.
Suy nhược cơ thể: đau âm ỉ, không rõ ràng, nặng nề, âm u trong đầu, người mệt mỏi
không có sức, đoản hơi, hồi hộp đánh trống ngực.
Điều trị: Phối hợp chữa tại chỗ và toàn thân.
Tại chỗ: Bách hội, tứ thần thông.
Đằng trước: Thượng tinh, Đầu duy, Dương Bạch, Ân đường.
Nửa đầu: Xuất cốc, Thái dương, Phong trì, Dương phụ.
Đằng sau: Phong trì, Hậu khê, Côn lôn
Toàn thân:
Cản cúm: Khúc trì, Hợp cốc
Cao huyết áp: Thái xung, Túc lâm khấp.
Rối loạn tiêu hóa: Túc tam lý, Trung quản, Phong long
Suy nhược: Quan nguyên, Khí hải, Túc tam lý, Cách du.
III.2/ Suy nhược thần kinh
Triệu chứng: Đau đầu, váng đầu, mất ngủ, hay mê. Hồi hộp, đánh trống ngực, hay
bực dọc, dễ cáu gắt hoặc sợ hãi vô cớ. Trí hớ kém, khả năng làm việc trí óc giảm sút.
Người mệt mỏi, ăn kém, châm tiêu đau lưng, chân tay lạnh, di tinh, liệt dương.
Điều trị: Châm bổ Nội quan, Thần Môn, Tam âm giao, Bách hội. Váng đầu, dễ cáu
gắt: Châm tả: Thái xung, Khúc tuyền, Ê phong. Đau lưng, di tinh: châm bổ Thận du,
Mệnh môn, Quan nguyên, Chí thất, KHí hải. Ăn kém, đầy bụng: Túc tam lý. Phối hợp
cới các huyệt tại chỗ để chữa đau đầu, hồi hộp, tai ù
III.3/ Liệt mặt
Triệu chứng: Liệt mặt trung ương: do tổn thương tại não, thường đi kèm với liệt nửa
người. Liệt mặt tập trung chủ yếu vào nửa dưới rãnh mũi, má bên liệt mờ, méo
mồm, nhân trung lệch sang bên lành, cơ má bên liệt nhão, ăn cơm uống nước hay
chảy ra ngoài, khó nói.
Liệt mặt ngoại biên: do tổn thương dây thần kinh ngoại biên, do lạnh hoặc chấn
thương, viêm nhiễm. Liệt hoàn toàn một nửa mặt: mắt nhắm không kín, má xệ
xuống, méo mồm, lệch nhân trung, rãnh mũi má mờ.
Điều trị:
Châm tả vào bên liệt: Dương bạch, Toán trúc, Nghinh hương, Quyền liêu, Điạ thương,
Giáp xa, Ê phong.
Châm bình: hợp cốc bên kia.
Hoặc châm xuyên huyệt: Dương bạch xuyên Ngư yêu, Toán trúc xuyên, Tinh minh,
Nghinh hương, Xuyên quyền liêu, Địa thương xuyên Giáp xa.
Liệt mặt do lạnh phối hợp cứu và xoa bóp.
Liệt lâu ngày nên châm cả bên lành.
III.4/ Đau dây thần kinh (đau mặt)
Triệu chứng: Đau mặt thành từng cơn, mỗi cơn kéo dài từ vài giây tới 1-2 phút. Cơn
đau thường tứ một điểm lan ra toàn bộ nửa mặt, có thể gây ra cơn đau nếu sờ ấn
phải một số điểm đó. Lâu ngày cơn đau có thể gây co rút cơ mặt, chảy nước mắt,
nước dãi, cần phân biệt với đau mặt âm ỉ do đau răng, viêm tuyến nước bọt.
Điều trị: Châm tả A thị huyệt (thường ở gần các huyệt giáp xa, Hạ quan, Tứ bạch,
Nghinh hương, Dương bạch…)
Châm bổ xung: Hợp cốc, Ê phong, Phing trì.
III.5/ Đau dây thần kinh liên sườn
Triệu chứng: Đau gực dọc theo xương sườn, có khi xuất phát đau từ cột sống, đau
âm ỉ, hoặc đau thành cơn dữ dội như dao cắt, bó lấy ngực, ho, hắt hơi đau tăng.
Người mệt mỏi, khó chịu, ăn ngủ kém, tính tình bực dọc.
Điều trị: Châm tả A thị huyệt (tránh châm quá sâu chạm vào màng phổi)
Du huyệt vùng đau. Chi câu, Dương lăng tuyền, Nội quan.
III.6/ Đau dây thần kinh hông to
Triệu chứng: Đau vùng thắt lưng hông lan xuống mặt sau đùi, cẳng chân bàn chân.
Đau âm ỉ, nặng nề, mỏi. Thỉnh thoảng đau cơn dữ dội. Vận động bị hạn chế, đi chóng
khỏi. Thay đổi thời tiết, gặp lạnh đau tăng. Kèm theo có rối loạn cảm giác, tê bì đùi
mặt ngoài hoặc mặt trong cẳng chân phản xạ giảm, lâu ngày thì teo cơ. Tùy theo
mức độ.Có thể chia ra 2 loại: thực và hư.
- Thực: đau dữ dội, không đi lại được, nhấc chân khỏi mặt giường gây đau vùng lưng
tăng, cơ chân teo, bệnh mới mắc.
- Hư: đau âm ỉ, đi lại cúi ngửa kém, cơ teo nhiều, bệnh mắc lâu ngày.
Điều trị: Châm các huyệt: Đại trường du, Thượng liêu, Hoàn khiêu, Thừ phù, Ân
môn, Uy trung, Thừ sơn, Côn lôn, Dương lăng tuyền, Phong long, Huyền chung. Giải
khê
Thực chứng: châm tả
Hư chứng: châm bổ, phối hợp xoa bóp và chân Túc tam lý, Thận du.
III.7/ Liệt nửa người
Triệu chứng: người bệnh có bệnh cao huyết áp hoặc bệnh tim, liệt ½ mặt, một bàn
tay và một bàn chân, phản xạ gân xương tăng, cơ không teo hoặc teo ít, giảm hoặc
mất cảm gia1d ở phần liệt chia làm 2 loại:
Trúng tạng phủ: hôn mê, rối lọan cơ tròn, nặng có thể chân tay lạnh, mạch nhanh
nhỏ khó bắt, huyết áp hạ. Trúng kinh lạc: không hôn mê, chỉ liệt nửa người.
Điều trị: Châm càng sớm càng tốt, châm tả kích thích mạnh
- Trúng tạng phủ: châm tả nhân trung, thập tuyên, bách hội
- Huyết áp hạ: cứu quan nguyên, khí hải, thần khuyết
- Trúng kinh lạc: Châm tả giáp xa, địa thương, dương bạch, toán trúc, kiên ngung,
khúc trì, ngoại quan hợp cốc, hoàn khiêu, phong thị, dương lăng tuyền, huyền chung,
giải khê, thái xung
Phối hợp xoa bóp và tập vận động của người bệnh.
Khi đã thành di chứng, cần châm xuyên huyệt, kích thích bằng điện (điện châm) và
tập vận động nhiều.
III.8/ Bại liệt
Triệu chứng: Là một bệnh lây do virut, thường bị ở trẻ em sau khi hết sốt, xuất hiện
liệt tay hoặc chân. Liệt mềm, cơ nhão, teo, mất phản xạ gân xương. Dần dần thành
di chứng, mất vận động hoàn toàn.
Điều trị: Nên châm sớm khi bắt đầu xuất hiện liệt
Liệt tay: kiên ngung, khúc trì, thiếu hải, ngoại quan, hợp cốc.
Liệt chân: hoàn khiêu, phong thị, dương lăng tuyền, huyền chung, giải khê, thái
xung.
Tùy tình trạng sức khỏe của người bệnh mà kích thích mạnh hoặc yếu.
Nếu trẻ nhỏ nên châm vê kim rồi rút ngay, không nên lưu kim phòng trẻ dẫy dụa làm
gãy kim, chảy máu.
III.9/ Động kinh
Triệu chứng: đột nhiên lên cơn co giật, bất tỉnh, nghiến răng, sùi bọt mép, ngừng
thở. Cơn kéo dài từ 30 giây đến 1-2 phút. Dần dần nằm yên thở nhẹ, người rất mệt.
Hết cơn không nhớ sự việc xảy ra, người mệt mỏi.
Điều trị: Trong cơn động kinh: châm tả nhân trung, á môn, đại chùy.
Ngoài cơn: Châm bổ nội quan, tam âm giao, túc tam lý, bách hội, phong trì.
III.10/ Câm điếc
Triệu chứng: Do di chứng sản khoa, nhiễm virus…não bị tổn thương nên trẻ không
nghe được và không nói được. Trẻ có thể bị kèm các di chứng về tâm thần kinh.
Điều trị: Châm các huyệt thính cung, tính hội, ế phong, á môn, liêm tuyền, bách hội,
thận du, ngoại quan, trung chữ.
IV. Hệ tiêu hóa
IV.1/ Rối loạn tiêu hóa
Triệu chứng: Nhạt miệng, chán ăn, chậm tiêu, đầy bụng, sôi bụng, đi tiêu lỏng sống
phân. Người mệt mỏi, da vàng nhợt, lưỡi nhợt nhat mềm nhợt nhạt hay hoa mắt khi
đứng lên ngồi xuống hoặc làm việc nặng. Thường thấy ở trẻ em suy dinh dưỡng,
người lớn mới ốm dậy hoặc giai đoạn đầu của các bệnh hệ tiêu hóa.
Điều trị: Châm bổ các huyệt: Túc tam lý, thiên khu, khí hải. Có tiêu lỏng sống phân,
sợ lạnh chân tay lạnh: cứu thận du, hồi hộp đánh trống ngực, mất ngủ: nội quan,
tam âm giao.
IV.2/ Đau dạ dày
Triệu chứng: Do viêm hoặc loét dạ dày hành tá tràng. Đau vùng thượng vị lan lên
trên hoặc ra xung quanh. Đau có chu kỳ thường đau vào mùa lạnh và thay đổi thời
tiết, có ợ hơi ợ chua, rối lọan tiêu hóa.
Chia làm hai thể: Cán khí phạm vi:
Do căng thẳng về thần kinh, người luôn lo lắng bực dọc cáu gắt. Ngực sườn đầy tức,
trướng bụng, hay ợ chua, đau nhiều lần liên tiếp, đại tiện khi nát khi táo.
- Tỳ vị hư hàn: Người mệt mỏi gầy yếu, đau bụng lâm râm, thích xoa nắn chườm
nóng, ăn chậm tiêu, hay nôn ra nước trong đại tiện phân lỏng.
Điều trị:
Can khí phạm vị: Châm tả kỳ môn, túc tam lý, lương môn, thái xung, dương lăng
tuyền, trung quản.
- Tỳ vị hư hàn: Châm bổ và cứu: Tỳ du, vị du, túc tam lý, chương môn, nội quan, khí
hải, công tôn.
IV.3/ Nôn mửa. Nấc
Triệu chứng: Nôn mửa là một triệu chứng gặp trong nhiều bệnh của hệ tiêu hóa vá
các cơ quan khác như: Cảm lạnh, suy nhược cơ thể, viêm loét dạ dày tá tràng, ăn
quá no, ngộ độc thức ăn, các loại nhiễm khuẩn tiêu hóa, viêm đại tràng, hẹp thực
quản, ung thư thực quản, ung thư dạ dày, hẹp môn vị, tăng áp lực nồi sọ…Do đó khi
gặp nôn nhiều cần xác định nguyên nhân và điều trị bằng các phương pháp khác. Chỉ
điều trị nôn bằng châm cứu trong các trường hợp là rối loạn cơ năng hoặc không
nguy hiểm tính mạng người bệnh, nấc cũng gặp trong một số bệnh tiêu hóa hoặc sau
phẫu thuật do kích thích cơ hoành.
Điều trị: Ở đây chỉ là điều trị triệu chứng.
Nôn mửa: châm bổ trung quản, đản trung, nội quan, vị du, tỳ du, châm tả thái xung,
dương lăng tuyền.
Nấc: Cự khuyết, đản trung, cách du, tỳ du, châm tả, hướng mũi kim ngược đường
kinh.
IV.4/ Lỵ - Táo bón
Triệu chứng: Hội chứng lỵ gặp trong các bệnh việm đại tràng do vi khuẩn amíp , các
bệnh políp, u đại tràng. Triệu chứng bao gồm: Đau quặn dọc khung đại tràng, nhất là
đau quặn vùng hố chậu trái, mót rặn, phân lỏng có nhầy mũi hoặc chỉ toàn nhầy mũi
(chất tiết của đại tràng). Có thẻ kèm sốt, phân có lẫn máu…
Táo bón gặp ở người già, người bị sốt gây mất nước, hoặc do chế độ ăn uống ít chất
xơ, lười vận động.
Điều trị: Châm cứu chỉ chữa triệu chứng, phải kết hợp với chữa nguyên nhân gây ra
bệnh.
Lỵ: Châm tả quan nguyên, khí hải, túc tam lý, thiên khu.
Đau quặn nhiều: dương lăng tuyền.
Sốt: Khúc trì, nội đình, hợp cốc.
Táo bón: Khí hải, thiên khu, đại trường du, trường cường.
Người già xoa nhẹ vùng thắt lưng cùng và hạ vị.
IV.5/ Cơn đau túi mật
Triệu chứng: Trong khi điều trị nguyên nhân, phối hợp châm cứu để làm giảm cơn
đau.
Châm tả: Trung quản, nội quan, túc tam lý, đởm du.
Thủy châm: dương lăng tuyền bằng Nô-vô-ca-in hoặc A-trô-pin.
IV.6/ Viêm đại tràng co thắt
Triệu chứng: Đau dữ dội dọc khung đại tràng, nhất là vùng đại tràng xuống và trực
tràng, bụng mềm, ấn vào hoặc cử động gây đau tăng, mót rặn, đi tiêu ra ít phân hay
không có phân. Buồn nôn, nôn khan nhiều lần thường gặp trên người bệnh đang
viêm đại tràng mãn tính hoặc do nhiễm khuẩn thức ăn.
Điều trị: Trung quản, thiên khu, khí hải, túc tam lý, nội quan.
V./ Hệ tuần hoàn
V.1/ Hồi hộp và đánh trống ngực
Triệu chứng: Người bệnh cảm thấy tim đập nhanh, mạnh trong lồng ngực, có lúc
ngừng lại như người bước hụt, sau đó lại đậnh nhanh, kèm theo có khó thở tức ngực.
Gặp trong các bệnh tim hoặc người thể tạng thần kinh dễ xúc động và một số bệnh
nội khoa khác.
Điều trị: Châm cứu các huyệt tâm du, đản trung, nội quan, thần môn tùy tình trạng
người bệnh để châm bổ, tả hoặc cứu.
V.2/ Ngoại tâm du
Triệu chứng: Thỉnh thoảng xảy ra hoặc thường xuyên, người bệnh thấy tim đập hanh
trong ngực rồi lại ngừng như hụt hẫng, nghe tim thấy hai tiếng tâm thu liền nhau
cách một nhịp hoặc vài nhịp lại xảy ra một lần.
Điều trị: Châm bổ thần môn, nội quan, tam âm giao, tâm du.
V.3/ Đau vùng trước tim
Triệu chứng: Đau đột ngột hoặc sau một kích thích: Xúc động, ăn quá no, đi mưa
lạnh, lao động quá sức, con tim đập nhanh, đau vùng ngực trái, đau âm ĩ lâm râm
một chỗ hoặc đau dữ dội sau xương ức lan lên vai cánh tay. Cơn đau kéo dài từ vài
giây tới vài phút. Người bệnh mệt mỏi hoặc hốt hoảng lo sợ, có thể kèm khó thở, ho
sốt. Do thiểu năng dộng mạch vành, cơ tim kém dinh dưỡng nếu cơn đau kéo dài
trên nửa giờ phải nghĩ tới tác động mạch vành nhồi máu cơ tim.
Điều trị: Châm tả đản trung, thần đạo, thần đường, nội quan, khích môn, giản sử.
Khi đang cơn đau, vê kim mạnh để giảm đau, sau đó lưu kim 30 phút, thỉnh thoảng
lại vê kim.
V.4/ Cao huyết áp
Triệu chứng: Huyết áp trên 140/90 mm Hg, người mệt mỏi bứt rứt, chóng mặt nhức
đầu ù tai bồn chồn, ngủ kém chân tay tê. Nặng hơn thấy đau lưng mỏi gối, đau vùng
trước tim, di tinh liệt dương, tiểu dắt, tiểu đêm nhiều lần.
Điều trị:
- Châm tả: Can du, thái xung, hành gian.
- Châm bổ: Túc tam lý, phong long, quan nguyên, khí hải, nộ quan, thần môn, tam
âm giao, thận du.
Châm bình hoặc châm tả Bách hội, phong trì, xuất cốc, ấn đường, dương bạch.
Phối hợp xoa bóp vùng đầu mặt và d6ay bấm các huyệt trên.
VI. Hệ tiết niệu sinh dục
VI.1/ Cơn đau quặn thận
Triệu chứng: Đau vùng mạng sườn một bên hoặc cả hai bên, đau quặn dữ dội lan
xuống theo đường đi của niệu quản tới khớp mu. Đau từng cơn, người vả mồ hôi,
mạch nhanh, buồn nôn, nôn khan, tiểu buốt, tiểu dắt có khi bí tiểu. Gặp trên người
bệnh bị viêm thận, bể thận sỏi thận.
Điều trị:
- Châm tả A thị huyệt, thận du, khí hải, trung cực. Thủy châm: thận du, thử tim
bằng Atropin.
- Phụ: Sỏi niệu quản.
Cách chữa cũng tương tự như trên, tùy theo điểm đau mà chọn huyệt, chú ý vai trò
cắt cơn đau A thị huyệt.
VI.2/ Bí đái
Triệu chứng: Người bệnh quá 6 giờ chưa tiểu được, có cầu bàng quang, ấn trên khóp
mu càng thấy tức khó chịu; cần phân biệt với vô niệu trong bàng quang không có
nước tiểu. Bí tiểu gặp trong bệnh u xơ tuyến tiền liệt, co thắt cơ vòng do thần kinh,
rối loạn co bóp bàng quang sau mổ hoặc một số bệnh nội khoa. Bằng châm cứu có
thể điều trị bí tiểu do cơ năng.
Điều trị: Châm tả: Quan nguyên, khí hải, tam âm giao, dương lăng tuyền, trung cực.
Kết hợp: Day xoa chườm ấm vùng bụng dưới.
VI.3/ Viêm bàng quang
Triệu chứng: Tiểu buốt, tiểu dắt, đau tức vùng hạ vị, mỏi hai thắt lưng, nước tiểu
vàng đục, viêm bàng quang cấp thì sốt, nước tiểu có thể lẫn máu.
Điều trị:
- Châm các huyệt: Quang nguyên, khí hải, trung cực, thận du, tam âm giao, thái
khê.
Viêm bàng quang cấp: châm tả, viêm mãn, châm bổ.
Phụ: Viêm nhiễm đường tiết niệu:: Triệu chứng tương tự như trên, cái chính mà tiểu
buốt, tiểu dắt. Áp dụng điều trị tương tự như viêm bàng quang.
VI.4/ Đái dầm
Triệu chứng: Gặp ở trẻ em, gọi là đái dầm khi trẻ từ 3 tuổi trở lên ngủ đêm tự đái. Có
thể một đêm đái tới 2-3 lần. Trẻ thường yếu, sắc mặt trắng, sợ lạnh, tay chân
lạnh,tính tình nhút nhát hay xúc động. Ở những trẻ hay có rối loạn thần kinh chức
năng, giảm khả năng ức chế.
Điều trị: Phải phối hợp châm cứu với rèn luyện cho trẻ một thói quen trước khi đi ngủ
phải đi đái, bữa cơm thì ăn ít canh, uống ít nước, châm bổ và cứu các huyệt: Thận
du, bát liêu, quang nguyên, khí hải, tam âm giao, xoa sát nóng vùng thắt lưng và
vùng bụng dưới
VI.5/ Di tinh
Triệu chứng: Gồm mộng tinh: Ngủ nằm mê rồi xuất tinh; hoạt tinh: tinh tự chảy khi
có kích thích. Nếu xảy ra thường xuyên ảnh hưởng tới sức khỏe thì phải điều trị.
Thường gặp 2 thể:
Thể hưng phấn tăng: ngủ ít, hồi hộp, choáng váng, người dễ bị kích thích, hay phân
tán tư tưởng. Nóng bên trong, háo khát.
Thể suy nhược: người mệt mỏi, đau đầu, ít ngủ, hay mê, đau lưng mỏi gối, trí nhớ
giảm sút.
Điều trị:
- Hưng phấn tăng: Châm tả quan nguyên, khí hải, thận du, chí thất.
Châm bổ nội quan, thần môn, tam âm giao.
- Suy nhược: Châm bổ: Thận du, mệnh môn, quan nguyên, khí hải, trung cực, tam
âm giao.
Nếu người lạnh, sợ lạnh, phân lỏng, tinh tự chảy, thì cứu các huyệt trên.
VI.6/ Đau bụng kinh (thống kinh)
Triệu chứng: Phần lớn là đau bụng, trước khi hành kinh hoặc một hai hôm đầu của kỳ
kinh. Thường đau dữ dội vùng thắt lưng, đau lan ra trước và xuống bụng dưới. Có thể
kèm ngực sườn đầy tức, vú căng. Khi hành kinh được thì giảm dần rồi hết đau.
Một số ít đau bụng lâm râm rồi kéo dài sau khi hành kinh, người mệt mỏi, ăn kém,
hoa mắt, chóng mặt, bụng dưới mềm, kinh loãng, nhạt màu.
Điều trị: Đau trước khi hành kinh: Châm tả trung cực, thứ liêu, tam âm giao, huyết
hải.
Thủy châm Atrôpin huyệt thứ liêu hoặc tam âm giao.
Đau kéo dài sau hành kinh: Châm bổ: quan nguyên, khí hải, thận du, thứ liêu, tam
âm giao, túc tam lý.
VI.7/ Bế kinh
Triệu chứng: Con gái quà tuổi dậy thì mà chưa có kinh hoặc phụ nữ quá 3 tháng mà
chưa hành kinh. Có thể do cơ thể quá suy nhược hoặc quá căng thẳng thần kinh. Càn
loại trừ trường hợp không có kinh ở phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
Điều trị: Châm các huyệt: Thận du, âm giao, tam âm giao, huyết hải, túc tam lý.
Cơ thể suy nhược: Châm bổ các huyệt trên.
Căng thẳng thần kinh: Châm bổ các huyệt trên cùng với hành gian, thái xung.
VI.8/ Kinh nguyệt không đều
Triệu chứng:
- Kinh sớm: Chưa đều kỳ kinh hoặc 1 tháng hành kinh 2la62n, kinh màu đỏ tươi,
trong người nóng, bứt rứt khó chịu.
- Kinh muộn: quá 35 ngày mới có kinh, có khi tới 40-50 ngày. Kinh đen loãng hoặc
có cục, người mệt mỏi, sợ lạnh.
- Kinh sớm muộn không định kỳ.
Điều trị:
- Kinh sớm: châm bình khí hải, tam âm giao, thái khê. Châm tả thái xung.
- Kinh muộn: Châm bình khí hải, tam âm giao, cứu thiên xu, quy lai, thận du.
- Kinh không định kỳ: Châm bổ và cứu, thận du, tỳ du, tam âm giao, túc tam lý, khí
hải.
VI.9/ Thúc đẻ
Triệu chứng: Bằng châm cứu có thể thúc đẩy quá trình chuyển dạ và sổ, trợ giúp cho
sản phụ quá yếu, căng thẳng thần kinh, rối loạn cơn co tử cung…
Điều trị: Kích thích liên tục (bằng vê tay hoặc điện châm) các huyệt hợp cốc, côn lôn,
tam âm giao.
Cứu:Chí âm, độc âm (ở lòng bàn chân, giữa lằn chỉ chân ngón thứ hai).
VI.10/ Ít sữa
Triệu chứng: Sua khi đẻ, người phụ nữ không có sữa, hoặc ít sữa không đủ cho con
bú. Người mệt mỏi, ăn kém, đại tiện lỏng, tự ra mồ hôi. Da trắng nhợt hơi vàng khô,
đầu choáng váng, tai ù. Trường hợp này chủ yếu do người phụ nữ suy nhược nên
không sinh ra sữa.
Một số ít sau đẻ vú căng tức đau, sữa không xuống, người bực dọc, ngực sườn đầy
tức, khó chịu.
Điều trị:
- Suy nhược, ít sữa: Châm bổ đản trung, trung phủ, nhủ căn, thiếc trạch, hợp cốc,
tỳ du, túc tam lý.
- Vú căng tức, sữa không xuống: Châm tả đản trung, trung phủ, nhũ căn, hợp cốc,
kỳ môn, thái xung.
B. Bệnh truyền nhiễm
I/ Quai bị
Triệu chứng: Bệnh lây truyền di vi-rút, hay gặp ở trẻ em từ 15 tuổi. Thường thấy sốt
nhẹ rồi sưng to tuyến mang tai ăn uống hoặc nuốt nước bọt thấy đau. Với trẻ lớn có
thể thấy sưng nhẹ, đau tinh hoàn.
Điều trị: Châm tả ế phong, giáp xa, chi câu, hợp cốc.
Viêm tinh hoàn châm tiêm: hành gian, trung đô, tam âm giao.
II/ Ho gà
Triệu chứng: Bệnh lây truyền ở trẻ em do trực khuẩn ho gà gây nên, thường phát
vào muà đông xuân.
Khởi phát: ngạt mũi chảy nước mũi, ho liên tục, đêm ho nhiều cơn.
Ho cơn: ho ngày càng nặng, sau cơn ho có tiếng rít, có thể ho ra máu, chảy máu
cam.
Hồi phục ho giảm, còn mệt mỏi khó thở, sốt nhẹ nóng trong.
Điều trị:
- Khởi phát: Châm bổ xích trạch, liệt khuyết, phong long, thiên đột, phế du, phong
môn.
- Ho cơn: Châm tả các huyệt trên.
- Hồi phục: Châm bổ phế du, cao hoang, túc tam lý, khí hải.
III/ Sốt rét
Triệu chứng: Bệnh lây do muỗi truyền, gây nên cơn sốt có chu kỳ. Gặp ở vùng rừng
núi và ven biển. Cơn sốt rét bắt đầu bằng rét run, sau đó sốt cao, ra mồ hôi rồi hạ
sốt. Cơn sốt lặp lại theo chu kỳ cách 1 ngày, 2 ngày, 3 ngày…nên người bệnh có thể
biết trước cơn sốt. Nặng có thể hôn mê và tử vong (sốt rét ác tính). Sốt rét kéo dài
có thể lách to, rụng tóc, người gầy yếu.
Điều trị:
- Ngăn cơn sốt: trước cơn sốt 1-2 tiếng, châm tả các huyệt: đào đạo, đại chùy, hậu
khê, giản sử, hợp cốc.
- Hôn mê: nhân trung, quan xung.
- Lách to, cứu chương môn, bổ can (ngang đốt sống L1 ra 3,5 thốn). Phải phối hợp
với điều trị diệt ký sinh trùng, phòng bệnh bằng tây y. Khi hôn mê nên điều trị bằng
các phương pháp cấp cứu hồi sức.
C. Bệnh ngoại khoa
I/ Viêm hạch cấp
Triệu chứng: Khi trên cơ thể có viêm nhiễm thì hạch lymphô ở gần đó se sưng to lên.
Đó là phản ứng của hệ miễn dịch chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Hạch sưng to
đau, có thể nhận thấy nóng đỏ. Nhiễm khuẩn ở chân thì sưng hạch bẹn, tay sưng
hạch nách, đầu mặt: hạch cổ, răng họng, hạch dưới hàm. Khi nơi viêm nhiễm khỏi
thì dần dần hạch trở lại bình thường. Ở trẻ em và nhười yếu, hạch không hết viêm
mà nặng lên hóa mủ, nhô ra ngoài.
Điều trị: Khi hạch đang viêm: sưng nóng hơi đỏ, ấn đau, cần phối hợp châm cứu:
châm A thị huyệt xung quanh hạch viêm.
Châm thêm: ủy trung, giải khê, nộ đình nếu viêm hạch bẹn; khúc trì, hợp cốc nếu
viêm hạch nách; phong trì, ế phong, hợp cốc, nếu viêm hạch cổ.
Khi hạch đã hóa mủ nên điều trị bằng kháng sinh và trích dẫn lưu mủ.
II/ Viêm tuyếh vú, tắc tia sữa
Triệu chứng: Hay gặp ở người mới đẻ, đang cương sữa, thoạt đầu một thùy của vú
cứng lại, tắc tia sữa. Sau đó cả vú cương, sưng đau nóng đỏ. Sốt cao, có khi sốt rét.
Nếu không chũa dần dần vùng da vú đỏ tím lại, hóa mủ. Người sản phụ đau nhức,
gầy súc vật vã háo khát, đại tiện khó.
Điều trị: Cần đều trị sớm khi mới viêm tắt tia sữa.
- Châm tả: nhũ ăn, kỳ môn, trung phủ, kiên tỉnh, túc tam lý, túc lam khấp.
Chú trọng A thị huyệt.
III/ Sa trực tràng (lòi dom)
Triệu chứng: Sa tru74c tràng xảy ra ở trẻ em bị lỵ, ngồi bô lâu ngày, gặp trên người
lớn suy nhược, kiết lỵ kéo dài. Trực tràng sa ra ngoài thành một búi màu hồng nhạt
độ 1-2cm đau, để lla6u có thể gây viêm nhiễm.
Điều trị:
- Châm bách hội thừa sơn.
- Cứu: Trường cường, hội âm. Cứu từ 5-10 phút là trực tràng dần dần co lên hết.
IV/ Trĩ
Triệu chứng: Trĩ là bệnh mãn tính do phồng dãn tĩnh mạch hậu môn trực tràng. Búi
tĩnh mạch dãn nên dễ bị chảu máu, viêm nhiễm, to hơn có thể lòi ra ngoài, gây cản
trở nhiều trong sinh hoạt. Búi trĩ rỉ máu lâu ngày gây thiếu máu, suy nhược cơ thể.
Tùy vị trí và mức độ to của búi trĩ, người ta chia ra thành trĩ nội, trĩ ngoại.
Trĩ nội độ 1: búi trĩ nằm trong hậu môn, khôn nhìn thấy hay rỉ máu tươi theo phân.
Độ 2: trĩ lồi ra ngoài khi đi tiêu. Sau đói tự co lên được. Hay chảy máu.
Độ 3: búi trĩ to, không co lên được, hay viêm nhiễm chảy máu…
Trĩ ngoại: búi trĩ ở vành ngoài ống hậu môn, hay bị sưng đau, ít khi chảy máu.
Điều trị: Châm tả các huyệt thứ liêu, trường cường, túc tam lý, tam âm giao, thừa
sơn, hợp cốc, bách hội.
Trĩ lâu ngày gây thiếu máu: châm bổ và cứu các huyệt: bách hội, tỳ du, vị du, cao
hoang, cách du, khí hải.
Nói chung châm cứu có nhiều hiệu quả ở độ 1, 2. Khi đã có các biến chứng, châm
cứu góp phần chống viêm giảm đau.
D. Bệnh ngũ quan
I/ Chắp lẹo
Triệu chứng: Lẹo là nhiễm trùng na lông của mi. Mới đầu bờ mi cộm sau đó đỏ lên;
hóa mủ, cỡ mủ rồi liền sẹo để lại vết sẹo. Lẹo hay bĩ lan từ nan lông này sang nan
lông khác. Chắp là viêm sụn mí, thường diễn biến chậm, gây viêm hóa mủ lan rộng
rong mo mắt.
Điều trị: Cần châm sớm khi mới thấy hơi đau, đỏ.
Châm nặn máu: phế du, liệt khuyết, thiếu thương. Khi đã hóa mủ, cần trích dẫn lưu
mủ, đồng thời vẫn kết hợp châm như trên.
II/ Viêm kết mạc
Triệu chứng: Bệnh do virus gay ra. Thường phát bệnh nhanh, mắt đỏ (kết mạc xung
huyết) chảy nhiều nước mắt, có nhiều nhữ, sợ ánh sánh. Hay kèm viêm họng, ho
khan, đau nhức đầu mình. Có thể chyển sang viêm kết mạc mãn tính: kết mạc dày,
có tia máu, sợ ánh sánh nhìn chóng mỏi mắt, có nhiều nhữ.
Điều trị: Câm bình tình minh, đồng tử liêu, ấn đường, thừa khấp. Châm tả hợp cốc,
khúc trì, chi câu, thần môn.
III/ Teo thần kinh thị giác
Triệu chứng: Thị lực người bệnh tự nhiên giảm dần đi cho tới khi mù hẳn. Có thể nói
chung gần bình thường, có thể ăn ngủ kém, tai ù, đau lưng mỏi gối.
Điều trị: Châm bổ tình minh, thứa khấp, phong trì, quang minh, kỳ môn, cầu hậu
(3/4 bờ dưới ngoài ổ mắt). Người mệt mỏi châm thêm tam âm giao, thái khê, túc
tam lý.
IV/ Viêm tai giữa cấp
Triệu chứng: Đau đầu, ù tai, đau trong tai: sốt, sợ lạnh, đi ngoài lỏng nhiều lần. Để
lâu có thể hóa mủ, chảy mủ trong tai, mủ vàng dính có thể mẫn máu.
Điều trị: châm tả ể phong, thính hội, thính cung, hợp cốc, phong trì.
V/ Hội chứng tiền đình
Triệu chứng: Ù tai, chóng mặt. Đột nhiên tai ù rồi chóng mặt mọi vật xung quanh
nhhu7 xoay chuyển làm bệnh nhân ngã ra. Buồn nôn, nôn mửa một vài lần. Người
rất mệt, da trắng nhợt, vã mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp có thể hạ. Thường cơn
chóng mặt kéo dài từ 30 phút đến một hai giờ, sau đó để lại tình trạng mệt mỏi kéo
dài vài ngày.
Điều trị: Châm tả các huyệt ế phong, hướng mũi kim vào tai giữa, xuất cốc, phong
trì, trung chữ, nội quan, hành gian, thái khê, phong long…
VI/ Đau răng
Triệu chứng: Đau âm ỉ hay dữ dội – thường đau các răng hàm 6,7,8. Kem đau có
sưng lợi, chảy máu, mủ. Do sâu răng, viêm quanh răng.
Điều trị: Châm tả hoặc châm điện kích thích mạnh các huyệt giáo xa, hạ quan, hợp
cốc, nội đình.
Mũi kim hướng về răng đau, kích thích mạnh tới cắt cơn đau thì lưu kim 20 phút.
VII/ Viêm Amiđan cấp
Triệu chứng: Gặp ở trẻ em, thanh thiếu niên (dưới 20 tuồi) Amiđan sưng to xung
huyết, bề mặt Amiđan nhẵn có vài điểm vàng hoặc giồề cới nhiều hốc mủ. Họng đỏ,
sưng to hạch dưới hàm, nuốt khó, chảy nhiều nước bọt. Sốt cao, môi khô lưỡi bẩn.
Điều trị:
- Châm tả bàng liêm tuyền (cách ngoài liêm tuyền 0,5 thốn). Hợp cốc, nội đình,
khúc trì, ngư tế, thiên đột.
- Phụ: Viêm họng điều trị cũng tương tự như trên.
VIII/ Viêm xoang
Triệu chứng: Đau đầu, nhức mắt. Khi thay đổi thời tiết dễ bị tắt mũi, chảy nước mũi.
Đọc sách nhức đầu, ẩn trên mặt có thể tháy có những điểm đau nhói. Viêm xoang
hàm: ấn đau hai gò má, viêm xoang mũi ấn đau thân mũi gốc mũi, viêm xoan trán
ấn đau gốc mũi và đầu trong của 2 lông mày.
Điều trị: Châm bình nghinh hương, quyền liêu, toàn trúc, hợp cốc, ngoại quan, trung
chữ, phong trì.
E. Cấp cứu
I/ Ngất
Triệu chứng: Đột nhiên bất tỉnh, mặt trắng bệch, chân tay lạnh, cơ nhão, đồng tử co,
không thở tim ngừng đập. Sau một thời gian ngắn, bệnh nhân lại tỉnh trở lại.
Điều trị: châm tả vê mạnh thập tuyên, nhân trung cho đến khi tỉnh sau đ1o châm bổ
nội quan, túc tam lý.
II/ Choáng (sốc)
Triệu chứng: Xảy ra trên người đang truyền dịch,, phản ứng tiêm thuốc, hoặc bệnh
nặng đang điều trị. Mạch nhanh huyết áp hạ, ra nhiều mồ hôi, vô niệu, rối loạn hoạt
động các chức năng khác. Không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Điều trị: Châm tả nhân trung, tố liêu (đinh mũi) túc tam lý, cứu bách hội, khí hải,
quan nguyên.
III/ Say nắng
Triệu chứng: Do làm việc lâu tại chỗ nóng hoặc đi nắng: đau đầu chóng mặt bứt rứt
khó chịu. Mặt đỏ bừng, tim đập nhanh, da nóng không có mồ hôi, người mệt mỏi.
Nóng hơn là ngất hoặc hôn mê, sắc mặt trắng nhợt, chân tay lạnh, mồ hôi ra như
thác, huyết áp hạ.
Điều trị: Đưa vào chỗ mát thoáng gió, cởi bỏ quần áo, đắp nước lạnh lên người.
Châm đại chùy, khúc trì, hợp cốc, túc tam lý, phục lưu, nội quan. Nếu áp huyết hạ,
chân tay lạnh, cứu khí hải, thần khuyết, hôn mê châm tả nhân trung, thập tuyên.
IV/ Sốt cao co giật
Triệu chứng: Chủ yếu xảy ra ở trẻ em dươi 3 tuổi khi sốt trên 39o. Trẻ có một hoặc
vài cơn co giật: răng cắn chặt, toàn thần co giật.
Điều trị: Chườm lạnh, bỏ bớt tả lót quần áo. Châm nặn máu thập tuyên.
Châm tả nhân trung, đại chùy, hợp cốc, thái xung, dương lăng tuyền.
Giáo sư-Bác sĩ Quan Đông Hoa
Nguồn: Nguyên chủ nhiệm khoa Đông Y Đại Học Cần Thơ