Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

bai thuyet trinh DONG BANG BAC BO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 14 trang )

Cảnh quan đồng bằng Bắc Bộ
Một đoạn đê sông Hồng
Sản xuất rau vụ đông Phù sa sông Hồng


Cảng Hải Phòng Đảo Cát Bà

HẠN HÁN
LŨ LỤT
BÃO TỐ
MỘT SỐ THIÊN TAI THƯỜNG GẶP TẠI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
Lược đồ đồng bằng sông Hồng
LƯỢC ĐỒ ĐỊA HÌNH ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
1.KHÁI QUÁT CHUNG
“Bên kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”
( Hoàng Cầm)
Quê hương ấy đâu phải chỉ là xứ Kinh Bắc của riêng Hoàng Cầm mà đó còn là những
nét đặc trưng độc đáo của cả một vùng đồng bằng Bắc bộ được khắc sâu trong tâm khảm mỗi
người dân Việt. Đó là nơi “xanh xanh bãi mía bờ dâu, ngô khoai biêng biếc”; nơi những
tiếng hát quan họ, những giọng ngâm Kiều quyện lấy hồn người, nơi ông cha ta đã đắp xây
nền văn hóa dân tộc. Đồng thời, ấy cũng là miền đất mà người Việt cổ cùng sông Hồng, trải
hơn bốn nghìn năm, bằng sức lao động cần cù và nhẫn nại đã giành được từ tay biển cả.
Ngày nay, nó mang dáng vóc của một vùng châu thổ hình tam giác cân rộng rãi, đỉnh nằm
tận Việt Trì, đáy kéo dài từ Hải Phòng xuống tận Ninh Bình.
Đồng bằng trải rộng từ 19
0
53’B ( huyện Nghĩa Hưng) đến 21
0


34’B (huyện Lập
Thạch), từ 105
0
17’Đ (huyện Ba Vì) đến 107
0
Đ (đảo Cát Bà). Phía Bắc và phía Nam được
giới hạn bởi những dãy đồi đá phiến chạy lúp xúp, những dãy núi đá vôi cao ngất nghểu.
Phía Đông là vịnh Bắc bộ rộng lớn và giàu có. Khu đồng bằng Bắc bộ phân theo hành chính
gồm có 10 tỉnh, thành phố nằm ở hạ lưu sông Hồng, gồm: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà
Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và một phần tỉnh
Bắc Giang, Thái Nguyên.
Nếu coi châu thổ như là “ món quà của các dòng sông” thì đồng bằng Bắc bộ chính là
một món quà tuyệt mỹ mà sông Hồng cùng sông Thái Bình đã ban tặng cho người Việt .
Món quà đó có gì độc đáo? Nó ôm ấp những bí mật thú vị nào? Chúng ta hãy cùng nhau
khám phá.
2.ĐỊA CHẤT
Cấu trúc địa chất của khu đồng bằng Bắc bộ là một vùng trũng liên tục bị sụt võng
tạo nên các lớp trầm tích dày trong đới nham tướng vùng trũng Hà Nội. Các lớp trầm tích
này có thành phần vật liệu không giống nhau và bề dày cũng khác nhau.
Thành phần vật liệu của các lớp trầm tích ở đây gồm cuội cấu tạo từ đá riôlít, sỏi, cát,
sét…
Tại sao các lớp trầm tích ở đây lại có độ dày khác nhau?
Khu vực trung tâm bị sụt võng mạnh nên có lớp trầm tích tuổi Đệ Tam dày hàng
nghìn mét. Còn lớp trầm tích Đệ Tứ ở đồng bằng Bắc bộ dày từ 100m- 180m. Ở vùng rìa,
các lớp trầm tích mỏng chỉ khoảng vài chục mét.
Hiện nay quá trình sụt võng ở đồng bằng Bắc bộ vẫn tiếp tục nhưng cường độ rất
yếu, mặt khác đồng bằng vẫn tiếp tục phát triển, lấn thêm ra biển.
Trong lòng đất ở đồng bằng Bắc bộ có nhiều tiềm năng về than bùn, nước khoáng,
khí đốt; trên bề mặt là những vật liệu xây dựng như đá vôi, cuội , sỏi, cát…
3. ĐỊA HÌNH

Đồng bằng Bắc bộ thấp dần từ Tây Bắc đến Đông Nam, từ các thềm phù sa cổ 10 đến
15m giảm dần đến các bãi bồi 2m đến 4m ở trung tâm rồi đến các bãi triều ngập nước ven biển.
Tuy nhiên, địa hình lại cao thấp không đều và không đơn giản như hình thái bên ngoài của nó.
Vd:
- Ở Phủ Lạng Thương cách biển >100km mà có nơi chỉ cao 1,7m, nhưng ở bờ biển
lại có những cồn cát cao tới 4m đến 5m.
- Gia Lương (Bắc Ninh) là vùng thấp úng bên cạnh các núi Thiên Thai
- Vùng trũng Nam Định, Hà Nam bên cạnh Chương Sơn, núi Đọi
Các dạng địa hình chính của đồng bằng:
Các bậc thềm phù sa cổ :
Nằm ở phía Tây của khu, rộng khoảng 5m đến 6km, dài khoảng 40km và cao từ 10m
đến 15m so với mực nước biển. Ở đây có nhiều gò và đồi đá phiến; các thung lũng sông chia
cắt làm phá vỡ đi tính chất bằng phẳng nhưng không tạo thành các dạng địa hình quan trọng.
Các bậc thềm phù sa này là kết quả của thời kì có mực nước biển dâng cao phân bố ở Hà Tây
– Hà Nội, Ninh Bình.
Dải đất chuyển tiếp phía Bắc :
Thực chất đây là những dãy đồi đá gốc chạy lúp xúp, đỉnh đồi thường bằng, sườn lồi
có các thung lũng phân cách. Địa hình này là bán bình nguyên cổ. Những quả đồi có độ cao
tương đối từ 10m đến 15m, sườn lồi và hơi dốc, đổ xuống các thung lũng chật hẹp làm cho
diện tích đồi lớn hơn nhiều so với diện tích thung lũng. Các đồi này thường thấy ở Vĩnh
Phúc, Phú Thọ.
Những đồi thuộc bán bình nguyên cổ ven sông Hồng, sông Lô trong quá trình phát
triển chịu tác động xâm thực và bồi tụ của sông đã trở thành những bậc thềm hỗn hợp. Các
đồi đá này có độ cao tương đối thấp hơn, sườn thoải và dài đổ nhẹ nhàng xuống các thung
lũng rộng. Các đồi này thường thấp, ở Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên.
Các bãi bồi:
Nằm kẹp giữa vùng đồi ở phía Bắc và các bậc thềm cổ ở phía Tây, các bãi bồi này là
một vùng châu thổ rộng lớn do sông Hồng bồi đắp nên trên vùng nền trũng Hà Nội. Ở Sơn
Tây – Việt Trì độ cao của đồng bằng lên tới 12m đến 16m, có chỗ cao từ 18m đến 25m vùng
trũng hai bên sông cao từ 7m đến 9m, càng xuống phía Nam và ra phía biển độ cao giảm

xuống còn 6m đến 8m, có nơi còn 2m đến 3m.
Rải rác trong vùng bãi bồi này có những đầm hồ là di tích của những vùng trũng chưa
được bồi đắp do một khúc sông chết để lại như Hồ Tây –Hà Nội, hồ Bảng Nguyệt –Hưng
Yên.
Các ô trũng giữa sông:
Có rải rác ở khắp nơi quan trọng nhất là ô trũng ở Hà Nam Ninh (nằm ở giữa sông
Đáy, sông Hồng, sông Phủ Lý), ô Vĩnh Yên, ô trũng Nho Quan, ô Bắc Hưng Hải… các ô
trũng này do các sóng đất, do nước lũ bồi đắp hoặc do quá trình con người quay đê ngăn mặn
tạo thành.
Các cồn cát duyên hải:
Tạo thành một dải kéo dài dọc theo bờ biển từ Hải Phòng trở xuống, được thành tạo
do tác động của sóng. Cồn cát tập trung nhiều nhất ở quãng giữa sông Trà Lý và sông Hồng
có tới 25 dải cồn song song tạo thành vùng đất cồn rộng đến 30km. Điều đặc biệt là các cồn
cát này không hề di chuyển mà nằm cố định tại chỗ.
Các bãi phù sa biển chịu ảnh hưởng của nước mặn:
Chiếm diện tích rộng lớn từ cửa sông Đáy đến cửa sông Thái Bình khoảng 130km
2
.
Vùng bờ biển này có chỗ thì đang bồi tụ, có chỗ thì đang bị sóng biển mài mòn. Ở những
vùng bồi tụ thì tốc độ cũng không lớn lắm. Riêng vùng phía Đông Nam vùng cửa Lạch, cửa
Đáy quá trình bồi tụ diễn ra hết sức mạnh mẽ. Nguyên nhân là do hệ thống đê mặn chắn sóng
làm cho lượng phù sa không được bồi đắp ở vùng trong đê mà lấn dần ra biển tạo thành các
nón khổng lồ, các bãi phù sa bồi ngay ở cửa sông. Mặt khác ở phía ngoài lại có hòn Nẹ che
chắn làm cho bề mặt vụng nước bên trong khá yên tĩnh. Tốc độ bồi tụ khoảng 100m/năm, có
thể so sánh với tốc độ bồi tụ của sông Missisipi ở Bắc Mỹ.
Các con đê:
Đây là bộ phận địa hình quan trọng góp phần hình thành nên nhiều đặc điểm tự nhiên
khác của đồng bằng Bắc bộ. Các đê này được đắp trên những gờ sông tự nhiên được cấu tạo
dọc hai ven bờ, có chiều dài >1600km, chân đê rộng từ 30 đến 50m, mặt đê từ 6 đến 10m,
càng ra đến biển độ cao đê giảm dần.

4.KHÍ HẬU:
Do địa hình thấp và bằng phẳng của một vùng đồng bằng và vị trí giáp biển về phía
đông nam nên nhìn chung khí hậu đồng bằng Bắc bộ tương đối điều hòa và đồng đều.
Đồng bằng Bắc bộ thuộc á đới khí hậu chí tuyến gió mùa có mùa đông lạnh khô thực
sự.
• Tổng lượng bức xạ : 110-120 kcal/cm
2
/năm
• Số giờ nắng : 1600-1850 giờ
• Nhiệt độ trung bình đạt : 22,5-23,6
o
C
• Tổng nhiệt hàng năm đạt : 8100-8600
o
C
• Độ ẩm : 82-85%
• Lượng mưa trung bình : 1500-1800 mm/năm.
Đặc biệt vùng còn chịu ảnh hưởng của front cực và khối khí cực đới NPc trong mùa
đông nên nhiệt độ xuống thấp. Tần suất xuất hiện front lạnh chỉ sau khu Đông Bắc.
Lạng Sơn: 22 lần/ năm,
Hà Nội: 20,5 lần/ năm.
Khí hậu đồng bằng Bắc bộ chia làm 2 mùa rõ rệt:
+Mùa hạ nóng, nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 là 28-29
o
C.
Hướng gió chính là nam và đông nam.
Mưa nhiều nhất vào tháng 8 (trung bình 300-500mm, 16-18 ngày mưa).
Lượng mưa vào mùa hạ chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm.
Tuy nhiên có những ngày chịu ảnh hưởng của gió tây khô nóng(do áp thấp
Bắc bộ khơi sâu) đem lại nhiệt độ tối cao không thua kém đồng bằng Trung bộ. Hà

Nội có nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 42,8
o
C. Nhưng kiểu thời tiết này chỉ gặp trong 5-
10 ngày(còn đồng bằng Bắc Trung bộ tới 20-30 ngày).
+Mùa đông lạnh rõ rệt so với mùa hạ.
Nhiệt độ thấp nhất thường xảy ra vào tháng 1 là 15-17
c
C, với 3 tháng t
o
<18
o
C.
Chênh lệch nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất lên đến 12
o
C.
Hướng gió thịnh hành nhất là hướng bắc và đông bắc.
Lượng mưa ít, thấp nhất là tháng 12, 1 trung bình chỉ đạt 30-50mm.
Do vị trí giáp biển mà tình trạng ẩm ướt cuối mùa đông ở đồng bằng Bắc bộ
được tăng cường hơn so với các vùng khác(chỉ trừ Việt Bắc). Đó là hiện tượng mưa
phùn vào nửa cuối mùa đông của đồng bằng Bắc bộ(thường kéo dài 30-40 ngày tập
trung vào tháng 2,3).
Khí hậu đồng bằng Bắc bộ còn có sự phân hóa về mặt không gian đó là phân hóa giữ
vùng trung du và vùng duyên hải.
+ Ở trung du: có tính chất chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, dao động nhiệt độ
ngày đêm lớn hơn đồng bằng khoảng 0,5
o
C, nhiệt độ tối thấp trong những tháng mùa lạnh
thấp hơn đồng bằng một chút. Trong khu vực này có xảy ra sương muối nhưng không trầm
trọng như miền núi. Gió yếu hơn đồng bằng.
+ Vùng duyên hải: khí hậu dịu hơn đất liền. Mùa nóng nhiệt độ tối cao thấp hơn đất

liền 1-2
o
C, mùa lạnh nhiệt độ tối thấp lại cao hơn chừng 1
o
C. Các tỉnh ven biển từ Hải Phòng
đến Ninh Bình số tháng có nhiệt độ dưới 18
o
C giảm đi còn 2 tháng.Vùng ven biển gió lạnh
hơn, tốc độ gió lớn hơn đất liền 1-2m/s.
Ngoài ra, vùng đồng bằng Bắc bộ tiếp giáp với biển cũng là nơi chịu ảnh hưởng trực
tiếp của bão thường đổ bộ vào bờ biển vùng này nhất là trong 3 tháng 7, 8, 9 kết hợp với
mưa lớn gây ra sức tàn phá nặng nề.
5.THỦY VĂN
Với điều kiện khí hậu tương đối điều hòa và đồng đều; địa hình trũng, thấp và khá
bằng phẳng nên sông ngòi ở đây rất phát triển, mật độ sông suối khá cao 0,7 – 1 km/km
2
với
hai hệ thống sông chính là Sông Hồng (Tính từ Việt Trì cho đến khi đổ ra biển ở cửa Ba Lạt)
và sông Thái Bình.
Các sông ở ĐBBB phần lớn là các đoạn hạ lưu nên có độ dốc dòng chảy rất nhỏ 0,02
– 0,05m/km. Sông chảy êm đềm, uốn khúc mạnh, nhiều chi lưu. Các con sông lớn có lượng
nước và lưu lượng dòng chảy lớn, modul dòng chảy trung bình 20 – 30 l/s/km
2
.
Hàng năm hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình đổ ra biển lượng nước khoảng 136
tỉ m
3
, trong đó sông Hồng chiếm đa số với 126,3 tỉ m
3
và sông Thái Bình khoảng 9,7 tỉ m

3
.
Đáng chú ý là sông Hồng có độ đục rất lớn, tới 1000g/m
3
.
Câu hỏi: Tại sao sông Hồng mặc dù có tổng lượng nước chỉ bằng ¼ lượng nước của
sông Mê Kông nhưng lại có hàm lượng phù sa lớn hơn (1,3 lần)?
Các sông cũng có dòng chảy theo mùa nhưng sự phân hóa ít sâu sắc hơn so với các
khu Đông Bắc và Tây Bắc. Nhìn chung chế độ nước tương đối điều hòa: Mùa lũ kéo dài 6
tháng từ tháng 5 – tháng 10, cao điểm nhất vào tháng 8. Mùa cạn từ tháng 11 tới tháng 4 năm
sau, với mực nước thấp nhất thường xảy ra vào tháng 3. Sự chênh lệch về lượng nước và lưu
lượng nước không lớn lắm, ví dụ: Tại Hà Nội có lưu lượng nước lớn nhất là 2800m
3
/s, thấp
nhất là 350m
3
/s.
Giữa hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình có sự liên thông do hai chi lưu quan
trọng của sông Hồng là sông Đuống và sông Luộc đã san sẻ tới 1/3 tổng lượng nước của
sông Hồng cho sông Thái Bình. Theo những số liệu điều tra khảo sát gần đây cho thấy dòng
chảy ở hạ lưu sông Thái Bình có tới 75% lượng nước và 91% lượng cát bùn có nguồn gốc từ
sông Hồng.
Ngoài hai hệ thống sông nói trên, trong vùng còn có các hồ tự nhiên, nguồn nước
ngầm phong phú như: Nước khoáng Tiên Lãng (Hải Phòng), Nước khoáng Vi Tan (Thái
Bình)…
Các con sông ở đây ít có giá trị về thủy điện nhưng lại có giá trị về giao thông đường
thủy. Các tàu bè có thể đi lại dễ dàng trong vùng với các cảng sông lớn như Hà Nội, Hải
Phòng, Nam Định.
• Hải văn:
Khu đồng bằng Bắc bộ tiếp giáp với vịnh Bắc bộ ở phía Đông và Đông Nam, có

đường bờ biển dài khoảng 400km, bị chia cắt mạnh tạo nhiều vũng, vịnh, nhiều cửa sông
thuận lợi cho việc xây dựng cảng, có ngư trường lớn là Ngư trường vịnh Bắc bộ, bể dầu mỏ,
khí đốt như Bể Sông Hồng thuận lợi cho việc đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản. Bên cạnh đó
trong vùng còn có nhiều bãi tắm đẹp và nhiều đảo có cảnh quan đẹp thuận lợi phát triển du
lịch biển.
6. THỔ NHƯỠNG- SINH VẬT
Đồng bằng Bắc bộ có lớp phủ thổ nhưỡng- sinh vật rất phong phú song chủ yếu do
con người tạo nên.
6.1. Thổ nhưỡng
Ở đây chủ yếu là đất phù sa thời kì đệ Tứ, ngoài trừ những vùng núi sót. Tuy nhiên
có sự khác biệt giữa đất phù sa trong đê và ngoài đê
+ Đất phù sa trong đê: chiếm diện tích rất lớn vào khoảng 1.100.000 ha và là đất
trồng lúa chính của đồng bằng. Các lớp phủ nguyên sinh ở đất này hầu như không còn,
mà chỉ còn tìm thấy ở trên các khu vực núi cao hiểm trở hoặc ở các bãi bồi ven biển. Đất
phù sa sông Hồng được đánh giá là loại đất tốt nhất ở nước ta với thành phần thịt nhẹ, có
độ phì tự nhiên, hàm lượng kim loại kiềm và kiềm thổ cao, có phản ứng trung tính, độ no
bazơ cao, rất thích hợp với các loại cây trồng. Đất phù sa sông Hồng cũng phát triển rộng
rãi nhất ở Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Hưng Yên, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc. Đất
phù sa sông Thái Bình tập trung ở Hải Phòng, Hải Dương đang ngày càng bị chua nghèo.
+ Đất phù sa ngoài đê: với diện tích 130.000 ha hàng năm được bồi đắp phù sa do
nước lũ mang lại nên đất tốt, phì nhiêu, thuận lợi cho sản xuất hoa màu, cây công nghiệp,
cây lương thực…
Đất phù sa có hệ số sử dụng lớn từ 3 đến 4 vụ trên năm, năng suất tương đối cao,
gần 7 -10 tấn/ha/năm
Đất glây phân bố ở vùng trung tâm, vùng trũng thấp như Hà Nam, Ninh Bình, có
diện tích gần 45.000 ha. Đất đã bị glây mạnh và phèn hóa mạnh nên chứa nhiều sunphat, mặt
đất có màu váng vàng, là màu của rỉ sắt. Trong những năm gần đây,người ta đã tiến hành
tiêu nước để cải tạo loại đất này để thâm canh và tăng vụ.
Đất mặn: do ảnh hưởng của nước ngầm phân bố dọc theo đê biển và đê sông thuộc
các tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình với diện tích khoảng

75.000 ha. Trong đất hay gặp tầng tích tụ muối hoặc tầng đất có váng sắt rỉ và các xác sú
vẹt. Lượng muối tan chiếm tỉ lệ 0,2 - 1 %, độ pH bằng 5,5 - 6,7.
Ngoài đê biển là đất mặn sú vẹt với diện tích 16.000 ha tập trung tại Hải Phòng,
Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình. Nồng độ muối cao, lượng muối tan có thể đến
1 - 4% do hằng ngày bị ngập thủy triều.
6.2. Sinh vật
Do địa hình thấp nên khu không có cảnh quan đai cao. Thực vật tự nhiên trong đồng
bằng bị tàn phá gần hết, có lẽ chỉ còn cỏ dại mọc trên bờ ruộng, bãi hoang. Thay thế vào đó,
thưc vật cây trồng phong phú hơn nhiều, gồm nhiều loại cây lương thực và cây công nghiệp.
Cây lương thực chiếm diện tích lớn nhất, còn lại là cây công nghiệp ngắn ngày. Một số cây
công nghiệp được trồng tập trung.
Động vật hoang dại tất nhiên cũng không còn mấy,trừ ở rìa đồng bằng tiếp giáp với
miền núi, còn lẩn quất một số mèo rừng, cầy giông, cầy móc cua, chuột đồng… thú lớn vắng
mặt hoàn toàn, phổ biến là các loài chim ăn ngũ cốc, các loài gậm nhấm mà nhiều nhất là
chuột. Ngoài ra còn có côn trùng sâu bọ. Giới động vật còn tương đối phong phú là động vật
dưới nước như cá, tôm, cua, ốc, sò, kể cả cá trong đồng lẫn ngoài biển.
Thông qua 4 đợt khảo sát bằng tàu biển, sử dụng các thiết bị đặc chủng, hiện đại, các
nhà khoa học đã xác định được 4.499 loài sinh vật sống ở Vịnh Bắc bộ. Trong số này thực
vật ngập mặn có 60 loài, rong biển 330 loài, cỏ biển 6 loài, thực vật phù du 318 loài, động
vật phù du 236 loài, động vật đáy 2.092 loài, san hô 199 loài, cá biển 1.198 loài, chim biển
22 loài, thú biển và bò sát 38 loài
Phần lớn số loài tập trung ở khu vực từ 20 mét nước trở vào. Từ 30 mét nước trở ra
số loài ít hơn vì các nhóm rong biển, san hô, thực vật ngập mặn và rất nhiều loài động vật
đáy không tìm thấy ở vùng khơi Vịnh Bắc bộ.
7. PHƯƠNG HƯỚNG SỬ DỤNG TỰ NHIÊN VỀ MẶT KINH TẾ
7.1 Thuận lợi:
Quá trình phát triển địa chất lâu dài đã tạo nên một đồng bằng châu thổ rộng lớn, với
diện tích khoảng 15.000km
2
.Và quá trình khai phá lâu đời của người Việt đã biến châu thổ

ấy thành một mảnh đất trù phú, giàu có; một “mảnh đất vàng”.
Trước hết, đồng bằng Bắc bộ là một vùng châu thổ đất đai phì nhiêu, màu mỡ rất
thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Trong đó tiêu biểu và chiếm diện tích lớn nhất là đất phù
sa (chiếm 51,2% diện tích toàn vùng) do hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.
Hiện nay tại đây đã hình thành nhiều vùng chuyên canh rộng lớn với năng suất và chất lượng
nông phẩm cao.Trong đó, lúa nước được xem là cây lương thực chính. Và đây cũng là vựa
lúa lớn thứ hai cả nước.
Và đặc điểm khí hậu độc đáo cho phép đồng bằng Bắc bộ phát triển đa dạng cơ cấu
giống cây trồng, vật nuôi; cả các loài có nguồn gốc nhiệt đới và nguồn gốc ôn đới. Thực tế
cho thấy rằng các loại cây trồng ôn đới đã và đang mang lại giá trị kinh tế cao cho khu.
Bên cạnh đó, khu cũng đã và đang phát triển các ngành công nghiệp như chế biến
lương thực, thực phẩm; sản xuất hàng tiêu dùng; công nghiệp vật liệu xây dựng nhằm khai
thác thế mạnh của vùng.
Với ưu thế có đường bờ biển dài hơn 400km, khu được đánh giá là có một tiềm năng
lớn cho việc phát triển kinh tế biển trên nhiều lĩnh vực như: xây dựng các hệ thống cảng
biển, phát triển các ngư trường lớn, phát triển du lịch biển…. Trong đó, đặc biệt cần phát huy
hơn nữa vai trò của cảng Hải Phòng – một trong những hải cảng quan trọng hàng đầu của
nước ta. Đối với ngành đánh bắt & nuôi trồng thủy, hải sản cũng khá phát triển nhưng chưa
khai thác hết tiềm năng.
Không chỉ vậy, đây còn là khu vực có tiềm năng về dầu khí (bể sông Hồng) và đang
được khai thác có hiệu quả. Khí thiên nhiên được thăm dò và khai thác ở Tiền Hải – Thái
Bình. Khoáng sản làm vật liệu xây dựng khá phong phú như đá vôi hàng tỉ tấn,…
Không những có nhiều tiềm năng phát triển các ngành sản xuất vật chất, khu còn có
tiềm năng lớn cho phát triển du lịch nhờ vào cảnh quan đặc trưng như địa hình karst, …
Và do có lịch sử khai thác lâu đời nên vùng cũng phát triển một số làng nghề thủ
công truyền thống có giá trị xuất khẩu lớn, được thị trường thế giới ưa chuộng.
7.2 Khó khăn:
Một là khả năng mở rộng diện tích của đồng bằng Bắc bộ còn rất hạn chế, có gắn liền
với quá trình chinh phục biển.
Hai là vấn đề thừa nước vào mùa lũ, thiếu nước vào mùa cạn. Do đó cần phải thực

hiện tốt các vấn đề thủy lợi để có thể chống úng, tiêu thoát nước vào mùa lũ cũng như cung
cấp nước kịp thời chống hạn hán trong mùa cạn cho vùng.
Ba là vấn đề cải tạo đất đai- nguồn tài nguyên quan trọng bậc nhất của khu. Mặc dù
chủ yếu là đất phù sa nhưng không phải nơi nào cũng thuận lợi cho sản xuất và đời sống.
Vào mùa cạn, tại đây còn có hiện tượng xâm nhập mặn do hoạt động của thủy triều khá
mạnh. Thêm vào đó diện tích đất sản xuất ngày càng bị thu hẹp do sức ép dân số. Vì vậy mà
vấn đề đất đai đang là bài toán được đặt ra vô cùng cấp bách đối với khu
Thêm vào đó là hiện tượng lắng đọng phù sa phổ biến ở các lòng sông cần tiến hành
nạo vét lòng sông thường xuyên để khơi thông dòng chảy.
Bốn là các hiện tượng thời tiết cực đoan thường xuyên xảy ra như bão nhiệt đới,
sương muối, sương giá cũng như rét đậm rét hại có thể ảnh hưởng tới đời sống sản xuất.
Như vậy, với những vấn đề trên cần có một hướng phát triển hợp lý, một hoạch định
cụ thể và một tầm nhìn rộng cho cả khu vực để làm sao vừa có thể khai thác hết lợi thế cũng
như tiềm năng để phát triển kinh tế; đồng thời lại có thể giữ gìn hệ sinh thái theo hướng phát
triển bền vững.

×