Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.53 KB, 9 trang )

Quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
LỜI NÓI ĐẦU
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành
công”- câu nói nổi tiếng của Hồ Chí Minh đã đi vào Cách mạng giải phóng dân tộc
Việt Nam như một khẩu hiệu chiến đấu thúc giục nhân dân ta quyết tâm đấu tranh
giành độc lập nước nhà.
Đại đoàn kết là tư tưởng xuyên suốt và nhất quán trong tư duy lý luận và hoạt
động thực tiễn của Hồ Chí Minh. Tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh đã trở thành
chiến lược Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam suốt từ khi ra đời cho tới nay.
Tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh là một hệ thống luận điểm, nguyên tắc, phương
pháp và cách thức giáo dục, tổ chức, hướng dẫn hành động của các lực lượng cách
mạng, nhằm phát huy đến mức cao nhất sức mạnh dân tộc, sức mạnh quốc tế trong
sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và Chủ nghĩa xã hội. Theo Hồ Chí
Minh, cách mạng muốn thành công phải có lực lượng, lực lượng đó phải đủ mạnh để
chiến thắng kẻ thù và xây dựng thành công xã hội mới. Trong thời đại mới, kẻ thù
của cách mạng mang tính quốc tế, cách mạng mỗi nước là một bộ phận hữu cơ của
cách mạng thế giới, bởi thế tinh thần đại đoàn kết dân tộc càng trở nên cần thiết,
thiêng liêng và mang sức mạnh lớn lao. Việc tìm hiểu quan điểm của Hồ Chí Minh
về đại đoàn kết dân tộc mang một ý nghĩa vô cùng to lớn, không chỉ trong thực tiễn
mà cả trong công cuộc phát triển đất nước sau này.
1
Nghiêm Thị Ngoan 048
Quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
NỘI DUNG
I. NHỮNG CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
1. Những giá trị truyền thống tạo nên sức mạnh dân tộc
Đó là tinh thần yêu nước gắn liền với ý thức cộng đồng, ý thức cố kết dân tộc,
đoàn kết dân tộc đã được hình thành và củng cố trong hàng nghìn năm lịch sử đấu
tranh dựng nước là giữu nước của cả dân tộc, tạo thành một khối bền vững, thấm sâu
vào tư tướng, tình cảm, tâm hồn cuat mỗi con người Việt Nam.


Đối với mỗi người Việt Nam, yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết, đã trở thành một
tình cảm tự nhiên, thành một triết lý nhân sinh, thành phép xử sự và tư duy chính trị.
Tất cả đã ghi đậm dấu ấn trong cấu trúc xã hội truyền thống. Và truyền thống ấy
được phản ánh trong kho tàng văn học dân gian, được những anh hùng dân tộc ở các
thời ký lịch sử khác nhau đúc kết nâng lên thành phép đánh giặc giữ nước. Truyền
thống ấy được tiếp nối trong tư tưởng tập hợp lực lượng dân tộc của các nhà yêu
nước trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và bọn phảm động tay sai.
Hồ Chí Minh đã sớm tiếp thu được những giá trị truyền thống cảu dân tộc, thấy
rõ được sức mạnh dân tộc, những quan điểm nhân sinh và phương pháp đánh giặc
của ông cha kết hợp với những giá trị thời đại để chuyển thành hệ thống quan điểm
cách mạng của mình.
2. Quá trình tổng kết thực tiễn những kinh nghiệm thành công và thất bại
của các phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam, cách mạng thế giới
Đó là sự thất bại của phong trào yêu nước Việt Nam chống thực dân Pháp xâm
lược đầu thế kỷ XX. Thực tiễn đó đã chứng tỏ rằng, vào thời đại mới, chỉ có tinh
thần yêu nước thì không thể đánh bại được các thế lực Đế quốc xâm lược. Vận mệnh
2
Nghiêm Thị Ngoan 048
Quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
của đất nước đòi hỏi phải có một lực lượng lãnh đạo cách mạng mới, đề ra được một
đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử và những
yêu cầu của thời đại mới, đủ sức quy tụ được cả dân tộc vào cuộc đấu tranh chống
đế quốc và thực dân, xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc bền vững thì mới
giành được thắng lợi.
Từ việc tổng kết phong trào cách mạng thế giới, Hồ Chí Minh rút ra kết luận:
Cách mạng Mỹ, cách mạng Pháp là những cuộc cách mạng “chưa đến nơi”, vì sau
khi cách mạng thành công, nhân dân vẫn bị áp bức, bóc lột và nghèo nàn. Cuộc đấu
tranh của các dân tộc thuộc địa tiềm ẩn một sức mạnh to lớn, nhưng chưa có swuj
lãnh đạo đúng đắn, chưa biết đoàn kết và chưa có tổ chức. Chỉ có cách mạng tháng
Mười Nga là cuộc cách mạng triệt để, vì “…cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân

chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần,
thế dân chúng mới được hạnh phúc”. Và nó đã để lại bài học kinh nghiệm về việc
huy động, tập hợp lực lượng quần chúng công nông đông đảo trong việc giành và
giữ chính quyền cách mạng, xây dựng chế độ xã hội mới.
Những phong trào cách mạng ở các nước phương Đông, như Trung Quốc, Ấn Độ
đã đem lại bài học bổ ích về việc tập hợp lực lượng yêu nước tiến bộ để tiến hành
cách mạng. Những kết luận trên đã giúp Người chuẩn bị những nhân tố cần thiết cho
việc lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện sự nghiệp cách mạng của mình.
3. Một số quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin
Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lê nin đó là: cách mạng là sự
nghiệp của quần chúng, nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử, giai cấp vô sản lãnh
đạo cách mạng phải trở thành giai cấp dân tộc, lien minh công nông là cơ sở để xây
dựng lực lượng to lớn của cách mạng, đoàn kết dân tộc phải gắn với đoàn kết quốc
tế,…
3
Nghiêm Thị Ngoan 048
Quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Hồ Chí Minh đã sớm nắm được linh hồn của chủ nghĩa Mác- Lê nin, nhờ đó,
Người đã có cơ sở khoa học để đánh giá chính xác các yếu tố tích cực cũng như
những han chế trong các di sản truyền thống, trong tư tưởng tập hợp lực lượng của
các nhà yêu nước Việt Nam tiền bối và các nhà cách mạng lớn trên thế giới, những
bài học rút ra từ các cuộc cách mạng các nước, từ đó hình thành và hoàn chỉnh tư
tưởng của Người về đại đoàn kết dân tộc.
II. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI
ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược của cách mạng
Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh trở thành vấn đề có ý nghĩa
chiến lược đối với cách mạng Việt Nam. Đó là chiến lược tập hợp mọi lực lượng
nhân dân, nhằm hình thành sức mạnh to lớn của cả dân tộc trong cuộc đấu tranh
chống kẻ thù của dân tộc và giai cấp. Hồ Chí Minh đã đua ra những luận điểm có

tính chất chân lý: Đoàn kế là sức mạnh của chúng ta, đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết
là thắng lợi, đoàn kết là then chốt của thành công…
Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ phát triển của cách mạng có thể và vẫn
cần thiết phải điều chỉnh chính sách, phương pháp tập hợp lực lượng cho phù hợp
với những đối tượng khác nhau trong cộng đồng các dân tộc. Có như vậy, chiến lược
đại đoàn kết mới phát huy hết vai trò tích cực của mình.
2. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu và nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng
Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc phải được quán triệt trong mọi đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, vì Đảng lực lượng lãnh đạo duy nhất đối với cách
mạng Việt Nam. Sức mạnh của Đảng là ở sự đoàn kết nhất trí và sự đoàn kết trong
Đảng là hạt nhân đoàn kết trong tất cả các tổ chức chính trị- xã hội và trong toàn xã
hội.
4
Nghiêm Thị Ngoan 048
Quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Mục tiêu là “ đoàn kết toàn dân, phụng sự tổ quốc” ; nhiệm vụ là tuyên truyền,
huấn luyện làm sao cho nhân hiểu được và làm được, ví dụ: “ Một là đoàn kết. Hai
là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ba là đấu tranh thống nhất nước nhà”. Chỉ có như vậy,
mục tiêu, nhiệm vụ cảu Đảng mới trở thành mục tiêu, nhiệm vụ của cả dân tộc và
đại đoàn kết dân tộc mới trở thành một đòi hỏi khách quan của bản thân quần chúng
trong cuộc đấu tranh tự giair phóng, là sự nghiệp của quần chúng, do quần chúng và
vì quần chúng.
Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn chuyển những đòi hỏi khách
quan, tự phát của quần chúng thành những đòi hỏi tự giác, thành hiện thực, có tổ
chức và thành sức mạnh vô địch trong cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do
cho nhân dân, hạnh phúc cho con người.
3. Đại đoàn kết dân tộc để thực hiện khối đoàn kết toàn dân
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, từ “ dân”, “ nhân dân” vừa là một tập hợp đông
đảo quần chúng, vừa được hiểu là mỗi con người Việt Nam cụ thể, và cả hai đêì là
chủ thể của đại đoàn kết dân tộc. Nói đến đại đoàn kết dân tộc cũng có nghĩa phải

tập hợp được mọi người dân vào một khối trong cuộc đấu tranh chung của dân tộc.
Người đã dùng khái niệm đại đoàn kết dân tộc để định hướng cho việc xây dựng
khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết các giai cấp, các tầng lớp, các tôn giáo…trong cộng
đồng dân tộc trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam.
Đoàn kết dân tộc là cơ sở để thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân, với ý nghĩa là
cần phải huy động và tập hợp được mọi người dân Việt Nam, đang sống ở trong
nước hay đang định cư ở nước ngoài, vào khối đại đoàn kết nhằm thực hiện thành
công sự nghiệp cách mạng cách mạng chung của dân tộc. Muốn làm được điều đó
phải kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết của dân tộc, phải có tấm
lòng khoan dung, độ lượng với con người và cần xóa bỏ mọi định kiến, cách biệt
5
Nghiêm Thị Ngoan 048
Quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Người tin rằng: ai cũng có ít hay nhiều tấm lòng yêu nước tiềm ẩn bên trong. Vì
vậy, mẫu số chung để quy tụ mọi người vào khối đại đoàn kết dân tộc chính là nền
độc lập và thống nhất của Tổ quốc, là cuộc sống tự do và hạnh phúc của nhân dân
cần phải xây dựng từ hôm nay cho mãi mãi mai sau.
Muốn xây dựng khối đại đoàn kết rộng lớn, thì phải xác định rõ đâu là nền tảng
của khối đại đoàn kết dân tộc và những lực lượng nào tạo nên nền tảng đó. Theo
Người thì: lấy liên minh công- nông- lao động trí óc làm nền tảng cho khối đại đoàn
kết toàn dân. Nền tảng càng được củng cố vững chắc thì khối đại đoàn kết dân tộc
càng có thể mở rộng, không e ngaị bất cứ thế lực nào làm suy yếu khối đại đoàn kết
dân tộc.
4. Đại đoàn kết dân tộc trở thành sức mạnh vật chất, có tổ chức dưới sự lãnh
đạo của Đảng
Theo Hồ Chí Minh, dân tộc hay quần chúng nhân dân khi chưa được tổ chức và
giác ngộ về lợi ích, mục tiêu và lý tưởng thì chỉ là số đông chưa có sức mạnh, nhưng
khi được tổ chức, giác ngộ và hoạt động theo một đường lối chinh trị đúng đắn sẽ
trở thành sức mạnh vô địch. Quy tụ quần chúng nhân dân vào một tổ chức yêu nước
phù hợp với từng bước phát triển của phong trào cách mạng là sự quan tâm ngay từ

đầu của Hồ Chí Minh và là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng ta.
Tổ chức thể hiện sức mạnh vật chất của khối đại đoàn kết dân tộc chính là Mặt
trân dân tộc thống nhất- tập hợp đông đảo các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo,
đảng phái, các tổ chức và cá nhân yêu nước ở trong và ngoài nước, phấn đấu vì mục
tiêu độc lập dân tộc, thống nhất của Tổ quốc và tự do, hạnh phúc của nhân dân, như:
Hội phản đế đồng minh (1930), Mặt trận dân chủ ( 1936),Mặt trận Việt Minh
( 1941)…
Mặt trân dân tộc thống nhất được xây dựng và hoạt động theo những nguyên tắc
sau:
6
Nghiêm Thị Ngoan 048
Quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Thứ nhất:phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công nông ( về sau Người
nêu thêm là liên minh công- nông- lao động trí óc), dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản. Từ đó mặt trận được mở rộng và thực sự quy tụ cả dân tộc, tập hợp toàn dân,
kết thành một khối vững chắc.
Thứ hai: hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, lấy việc thống nhất lợi
ích tối cao của dân tộc với lợi ích của các tầng lớp nhân dân làm cơ sở để củng cố và
không ngừng mở rộng. Lợi ích tối cao của dân tộc là Tổ quốc độc lập và thống nhất,
xã hội giàu mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. Vậy, phải làm cho mọi người
đặt lợi ích tối cao của dân tộc lên trên hết.
Thứ ba: đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thật sự, chân thành, than ái, giúp đỡ
nhau cùng tiến bộ. Đó là sự đoàn kết chặt chẽ với các tầng lớp nhân dân, các đảng
phái, các đoàn thể, các nhân sỹ, các tôn giáo…trong Mặt trận, thực hiện hợp tác lâu
dài, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
5. Đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế
Chủ nghĩa yêu nước chân chính phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế trong sáng
của giai cấp công nhân. Khi tìm thấy con đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã sớm xác
định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới:
Những năm chuẩn bị cho thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Người đã nêu rõ

phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên
lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Trong kháng chiến chống chủ
nghĩa đế quốc thực dân, tư tưởng Hồ Chí Minh đã định hướng cho việc hình thành
ba tầng Mặt trận: Mặt trận đại đoàn kết dân tộc, Mặt trận đoàn kết Việt- Miên- Lào;
Mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam chống đế quốc xâm lược
Như vậy là, từ đại đoàn kết dân tộc phải đi đến đại đoàn kết quốc tế; đại đoàn kết
dân tộc phải là cơ sở cho việc thực hiện đoàn kết quốc tế.
7
Nghiêm Thị Ngoan 048
Quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
KẾT LUẬN
Thắng lợi của chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng
sản do chính Người sáng lập trong hơn 75 năm đã qua cho phép chúng ta có thể
khẳng định rằng: Trong một quốc gia dân tộc, bao giờ cũng có các giai cấp, tầng lớp
xã hội, các tộc người, các tôn giáo khác nhau, song bao giờ cũng có lợi ích chung và
cao cả của cả dân tộc. Dân tộc Việt Nam dù có nhiều giai cấp xã hội, tộc người và
tôn giáo khác nhau, song người Việt Nam đều là con Hồng, cháu Lạc có lịch sử hình
thành dân tộc lâu đời, có một cội nguồn văn hóa chung, có chủ nghĩa dân tộc truyền
thống vững bền, có lợi ích cao cả là độc lập, tự do. Trong tất cả mọi người Việt Nam
sống ở trong nước hay ở nước ngoài đều luôn luôn tiềm ẩn tinh thần, ý thức dân tộc
trong tâm thức của họ. Vì vậy, khơi nguồn và phát triển đến đỉnh cao sức mạnh dân
tộc và trí tuệ của con người Việt Nam, thực thi chiến lược đại đoàn kết dân tộc của
Hồ Chí Minh một cách sáng tạo, quy tụ lực lượng dân tộc bằng nội dung và hình
thức tổ chức thích hợp với mọi đối tượng tập thể và cá nhân trên cơ sở lấy liên minh
công nông và trí thức làm nòng cốt do Đảng Cộng sản lãnh đạo, phấn đấu vì độc lập
của Tổ quốc, tự do, hạnh phúc của của toàn dân là một bài học kinh nghiệm lịch sử
có giá trị bền vững lâu dài, đặc biệt có ý nghĩa chính trị quan trọng trong sự nghiệp
thực thi đường lối đổi mới, thực hiện cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Nguyễn Mạnh Tường ( chủ biên), Tư tưởng Hồ Chí Minh- một số nhận
thức cơ bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội- 2009
8
Nghiêm Thị Ngoan 048
Quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
2. TS. Trần Thị Huyền- Phạm Quốc Thành( đồng chủ biên), Tìm hiểu tư tưởng
Hồ Chí Minh( hỏi – đáp), Nxb Giáo dục
3. Những bài giảng về môn học Tu tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội- 2000
4. TS. Nguyễn Mạnh Tường, Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội- 2001
5. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính Trị Quốc gia, Hà Nội- 2003
9
Nghiêm Thị Ngoan 048

×