Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tại sao bí ngô là biểu tượng của Halloween

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.32 KB, 2 trang )

Tại sao bí ngô là biểu tượng của Halloween?
Halloween là lễ hội được nhiều người trang hoàng và ăn mừng lớn nhất
nhì trong các lễ hội ở Mỹ và nhiều nước trên thế giới. Có một vật mà
bạn sẽ không bao giờ thấy vắng bóng trong đêm Halloween đó chính là
quả bí ngô. Vậy tại sao quả bí ngô được khoét (pumpkin-carving) thành
những hình thù ma quái lại được coi là biểu tượng đặc trưng nhất của lễ hội này?
Tham khảo thêm bài viết trước: Halloween party
Theo truyền thuyết của người Ailen thế kỷ 18, xưa kia có một anh chàng nông dân nổi tiếng nghiện rượu có
tư chất thông minh biệt hiệu là Jack Hà Tiện (Stingy Jack). Một hôm anh chàng Jack này mời quỉ vương
Satan (Satan devil) (ông trùm của các loại quỉ dữ) đi
uống rượu. Nhưng Jack Hà Tiện lại không muốn trả
tiền nên chàng ta bèn dụ dỗ con quỉ hãy hóa phép tự
biến thành thành đồng tiền để Jack Hà Tiện mua rượu
cùng nhậu cho
vui. Quỉ dữ nghe thấy bùi tai liền biến thành đồng tiền thì Jack nhặt ngay lấy bỏ vào túi áo trong đó có sẵn
một thánh giá bằng bạc (a silver cross) khiến quỉ không thể trở lại nguyên hình quỉ được nữa. Sau đó Jack
cũng giải phóng cho quỉ nhưng với điều kiện là quỉ không được quấy nhiễu Jack trong suốt 1 năm, và nếu
Jack chết, quỉ cũng không được thu linh hồn (soul) của Jack. Một năm sau vì sợ quỉ sẽ quấy nhiễu mình,
Jack lại
đánh lừa quỉ để quỉ leo lên cây táo hái quả. Trong
lúc quỉ còn đang loay hoay trên cây thì Jack khắc
ngay một thánh giá vào thân cây, thế là quỉ sợ
không dám leo xuống và Jack đã thỏa thuận với
quỉ là không được trêu chọc anh thêm 10 năm nữa
thì Jack mới thả nó xuống.
Chẳng bao lâu sau đó Jack Hà Tiện chết. Hồn ma
(wraith) của Jack đến gõ cửa thiên đường (gates
of heaven) nhưng thượng đế không nhận vì
những vụ lừa đảo (tricks) của anh với quỉ dữ
khiến
Những quả bí ngô được “biến tấu” sao cho thật “ma quái” luôn


là biểu tượng đặc trưng nhất cho ngày lễ Halloween
thượng đế nghĩ rằng không thể cho một một kẻ quá tinh quái như vậy lên cõi trời (heaven). Xuống địa ngục
thì sợ gặp quỉ Satan khi trước còn tức tối nên Jack muốn vào địa ngục cũng không xong. Nhưng khi xuống
đến địa ngục (reached hell) gặp quỉ Satan, vì giữ lời hứa không bắt hồn Jack nên quỉ đuổi Jack đi nhưng tỏ
ý thương hại nên cho Jack một cục than hồng để mà dò đường trong đêm tối (find his way in the darkness).
Jack Hà Tiện bỏ cục than cháy đỏ vào trong một củ khoai tây thối làm đèn và cứ luẩn quẩn khắp cõi dương
gian (wandering in the unending darkness between heaven and hell) và phong tục đặt những ngọn nến vào
quả bí đỏ hay củ khoai tây trong ngày lễ Halloween…xuất phát từ đó. Người Ailen gọi Jack là Jack of the
Lantern, tức là Jack lồng đèn, và sau gọi thành Jack-O’Lantern (lit Jack-O’Lantern).
Vì Jack tinh ranh và láu cá nên người dân ở các ngôi làng Ailen tin rằng linh hồn của Jack sẽ có thể tìm
cách trở về nên mỗi khi mùa Halloween đến, họ khắc (carve) lên củ cải hoặc củ khoai tây… thành hình mặt
người láu cá và đem bày ở bệ cửa sổ hay cửa ra vào để xua đuổi những hồn ma vất vưởng như Jack Hà
Tiện không xâm nhập vào nhà của họ (ward off the evil spirits and keep the Stingy Jack away) vào đêm 31
tháng 10 – Đêm các Thánh (All Saints' Night).
Truyền thống này đã được đổi khi những di dân từ Ailen và Anh quốc tới Hoa Kỳ, họ thấy rằng quả bí đỏ,
tức bí ngô hay bí rợ, một loại quả đặc sản được trồng rất nhiều ở Bắc Mỹ (đây cũng là loại quả tượng trưng
cho hoa màu sum suê ở nước Mỹ). Loại quả màu da cam này là nguyên liệu thích hợp nhất để họ khoét
ruột tỉa hình mặt anh chàng Jack-O’Lantern láu cá, hơn nữa khi thắp đèn trong quả bí ngô họ thấy sáng hơn
là thắp đèn bên trong củ cải, khoai tây hay bí đao nên quả bí ngô trở thành biểu tượng cho ngày lễ
Halloween (a symbol for Halloween) là bắt nguồn như thế

×